THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thứ Hai tuần II thường niên B

Chủ nhật - 14/01/2018 17:17
Tin mừng Mc 2: 18-22: Trang Tin Mừng hôm nay so sánh cách sống và thực hành đức tin của những môn đệ theo bước Chúa Giêsu và Gioan. Câu hỏi rất cần thiết: "Tại sao môn đệ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, còn môn đệ Đức Kitô lại không ăn chay?"...
Thứ Hai tuần II thường niên B
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marcô (Mc 2: 18-22)

18 Bấy giờ các môn đệ ông Gio-an và các người Pha-ri-sêu đang ăn chay; có người đến hỏi Đức Giê-su: "Tại sao các môn đệ ông Gio-an và các môn đệ người Pha-ri-sêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?"19 Đức Giê-su trả lời: "Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ? Bao lâu chàng rể còn ở với họ, họ không thể ăn chay được.20 Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay trong ngày đó.21 Chẳng ai lấy vải mới mà vá áo cũ, vì như vậy, miếng vá mới đã vá vào sẽ kéo vải cũ, khiến chỗ rách lại càng rách thêm.22 Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu sẽ làm nứt bầu, thế là rượu cũng mất mà bầu cũng hư. Nhưng rượu mới, bầu cũng phải mới!"

Suy niệm

Trang Tin Mừng hôm nay so sánh cách sống và thực hành đức tin của những môn đệ theo bước Chúa Giêsu và Gioan. Câu hỏi rất cần thiết: "Tại sao môn đệ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, còn môn đệ Đức Kitô lại không ăn chay?", Chúa Giêsu đã mở ra một cái nhìn sâu sắc hơn trước cách thực hành lề luật, đồng thời chỉ ra cách thực thi lề luật tốt nhất không hệ tại ở việc sao nguyên mặt chữ của luật mà hệ tại nơi tinh thần của luật. Luật là hiện thân cho nhà lập luật, thì ở thời điểm Chúa Giêsu đang ở với các môn đệ chắc luôn là điều quan trọng nhất chứ?

Cách diễn tả của Marcô có phần dễ hiểu cho mỗi chúng ta. Hình ảnh rượu, bầu da mới và cũ, tạo nên dấu chỉ của lề luật. Chúa Giêsu là luật mới, còn Gioan là hiện thân cho sự giao thoa giữa luật cũ và mới, thế nên, sự hiện diện của Gioan chỉ nên được hiểu như là trung gian cần thiết, để lề luật mới đến với muôn dân. Hơn nữa, nếu người ta chỉ nhờ việc giữ luật ăn chay hằng ngày mà nên công chính thì có lẽ ơn cứu độ của Chúa Giêsu sẽ chẳng có giá trị gì!

Nhưng nếu hiểu rằng, việc ăn chay chính là cơ hội khổ chế tinh thần, bác ái với tha nhân và đắc nhân tâm với tha nhân thì có thể nói, thức ăn tự bản chất không khiến người ta trở nên thánh thiện về tâm hồn, nhưng chỉ có lợi cho thể lý. Chúa Giêsu mời gọi họ nhìn vào bản chất thật của luật hơn là luật thuần tuý. Cũng vì lý do này, chúng ta được mời gọi thực thi công bình, bác ái mọi nơi, mọi lúc chứ không phải chỉ khi ăn chay mới thực thi những giới luật này. Việc thực thi công bình bác ái, hiện thực hoá hằng ngày trong đời sống người Kitô hữu mới là điều Chúa Giêsu hướng tới.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập86
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm85
  • Hôm nay6,640
  • Tháng hiện tại195,176
  • Tổng lượt truy cập15,482,066
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây