Tin mừng Mt 23: 1-12
Kính thưa Cộng Đoàn
Những người lớn tuổi một tí xíu, chắc có lẽ không quên được hình ảnh của tác giả Lưu Quang Vũ. Kém may mắn, ông đã ra đi khi tuổi chưa có già lắm! ông để lại nhiều cái vở kịch nó mang cái ảnh hưởng nhân sinh quan trong cuộc sống. “Tôi và chúng ta” là một trong những vở kịch hay.
Và con nhớ đến một cái vở của ông gọi là “Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt”.Ông đã để cho cái nhân vật Trương Ba bày tỏ quan niệm sống của mình là: không thể hành động một đường, mà bên trong suy nghĩ một nẻo được .
Bên trong chính là thế giới nội tâm của con người gồm có: những nhận thức, tư tưởng khát vọng. Đây là cái phần mà làm nên ý thức chất người trong con người .
Nếu cái thế giới bên trong mà được toàn vẹn hoàn thiện, con người sẽ có những phẩm chất tốt đẹp, quý giá; sống một đời sống phong phú sâu sắc. Đây là phần người ta không nhìn thấy được chủ thể, chỉ có thể cảm nhận được khi tìm hiểu, gắn bó và tiếp xúc .
Bên ngoài là những cái mà ta có thể nhận biết được bằng thị giác, gồm: Hình thức, hành vi, lời nói, việc làm.
Và ta thấy quan hệ giữa bên ngoài và bên trong thường thấy là cái quan hệ thống nhất. Bên ngoài biểu hiện cái gì, thì bên trong nó là như thế! và ở bên trong nó có là gì, thì bên ngoài nó thể hiện ra.
Nhưng mà rồi, nếu như có một sự bất nhất bên ngoài một đường, bên trong một nẻo thì khi đó, không có sự hài hòa thống nhất giữa bên ngoài và bên trong: Tức là lời nói, và trong tâm hồn.
Chính vì cái việc không thống nhất đó, đã làm xáo trộn cho con người, đã đẩy đưa con người trở nên sống giả tạo và mất thăng bằng. Và dù ở bất cứ trường hợp nào, thì nó cũng là tấm bi kịch của cuộc đời.
Ý nghĩa của câu nói của Trương Ba rằng là thể hiện một quan niệm sống đúng đắn, cần phấn đấu để đạt sự hài hòa, cân bằng giữa nhận thức, hành vi cái bên trong và cái bên ngoài . Mỗi người hãy sống là mình, hãy làm chủ bản thân, cả thể xác lẫn tinh thần. Đó là cách mà con người được thanh thản.
Có thể vì lý do này, lý do khác, con người đã bị đẩy vào một tình huống éo le, hồn Trương Ba phải sống nhờ vào xác anh hàng thịt. Vấn đề là ở chỗ: hồn Trương Ba vẫn có nhu cầu về tinh thần. Xong vẫn không điều khiển được xác anh hàng thịt. Tuy chỉ là xác thịt âm u, đui mù, song vẫn có tiếng nói riêng, vẫn đòi hỏi được thỏa mãn về nhu cầu và vật chất . Cả hai nhu cầu về vật chất và tinh thần đều tự nhiên, chính đáng.
Song, trong trường hợp này lại trở nên mâu thuẫn. Và chính vì thế, có sự xung đột giữa nhu cầu về thể xác, để rồi cái phàm tục nó lên tiếng nhạo bán nhu cầu của linh hồn.
Và đây là một điều phi lý .Và chúng ta thấy, ngày hôm nay khi chúng ta thấy Chúa Giêsu, cho chúng ta thấy hình ảnh của những người luật sĩ và biện phái. Chúa Giêsu nặng lời, nói với họ, họ là những người: nói không làm, buộc những bó nặng và chất lên vai người ta. Nhưng mà trong thực tế, họ không muốn giơ ngón tay lên thử . Và tất cả mọi việc họ làm, họ đều muốn cho người ta thấy, cho người khác thấy để ca tụng, và cái việc rõ ràng nhất để người ta thấy là nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo và họ muốn được ngồi ở đám tiệc là họ ngồi trên ghế đầu và đó là điều bi đát trong cuộc đời.
Chúa Giêsu muốn nói với mỗi người chúng ta, và Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta điều gì đó, đừng noi theo hành vi của họ, đừng noi theo cách sống của họ, bởi vì cái lời nói của họ và cái cách sống của người biệt phái và luật sĩ nó trái ngược nhau.
“ Ngôn hành thì bất nhất, hữu danh vô thực ”, đạo đức giả hình. Và rồi tưởng chừng rằng, đó là điều cách đây 2.000 năm xảy ra ở biệt phái và luật sĩ, nhưng mà ngày hôm nay, cái vấn nạn đó vẫn là cái vấn nạn đáng lo ngại cho xã hội, cho ngay trong Giáo Hội nữa!
Có thể những cái biểu hiện vấn nạn đó là: người ta dùng những hình ảnh hay ho, những lời đẹp đẽ để che đậy những gì không tốt.
Và cuộc sống ngày hôm nay, mọi người phải đương đầu với một thách đố rất lớn, đó là đồ giả.
Chúng ta thấy kinh nghiệm của các bà đi chợ thì thấy: đồ giả nó được một bọc trong những cái vỏ bọc rất đẹp và che đậy: Bằng giả, thuốc giả, thức ăn giả, thậm chí người giả.
Đời sống nội tâm cũng vậy, có nhiều khi tâm hồn trống rỗng không có chiều sâu, kinh nghiệm thì không có. Người ta tìm cách để khỏa lấp những cái thiếu đó bằng lối sống giả hình, bằng những lời nói khoác lác phô trương.
Thường thì, thiếu tự tin và không đủ khẳng định được chất bên trong, nên người ta tạo một cái lớp vỏ bọc bên ngoài đạo mạo, cốt để cho người ta thấy: May dài tua áo, nới rộng thẻ kinh, thích ngồi nhất, và được ưa bái chào.
Sống giả hình như thế, nó chỉ được một thời gian thôi. Và khi người khác phát hiện ra, thì người đó sẽ đánh mất chính mình. Và vong thân vì không thể hiện mình là con người nữa, vì chỉ sống che đậy. Và như thế đánh mất niềm tin sự quý trọng của người khác dành cho mình.
Sống giả hình, không chỉ làm ảnh hưởng tới cá nhân, mà còn đảo lộn cái giá trị đạo đức, khiến cho cái thật, giả khó phân biệt và làm cho suy đồi văn hóa đạo đức.
Và nếu như những người lãnh đạo tốt, là những người biết dùng quyền lực của mình, dùng sự ảnh hưởng của mình, để phục vụ và mang lợi ích cho con người khác, trong đó: cho bản thân mình, cho những người liên hệ. Đồng thời, nếu họ biết dùng quyền lợi và hạnh phúc tha nhân đặt lên trên cá nhân, thì họ khiêm tốn không mầu mè, xóa hình đi, nhưng chính vì thế, họ được nhiều người yêu thương, thật lòng quý trọng.
Ngược lại những người lãnh đạo xấu thì họ lợi dụng cái chức quyền và ảnh hưởng của mình để phục vụ trục lợi cho mình, gia đình mình và phe nhóm hơn là cho người khác. Họ giả hình ưa thích mầu mè, tự phụ, tự cao tự đại và đội trên đạp dưới!
Trang Tin Mừng ngày hôm nay, nhắc nhở chúng ta đặc biệt là những người Tư tế .
Tư tế là ai? Là những chuyên gia về Thiên Chúa, hay là những người có kinh nghiệm sống, kinh nghiệm của Thiên Chúa, nếu không, chỉ là thùng rỗng kêu to. Họ chỉ là những người được trao quyền bính và liệu rằng, mình có được trao ban để phục vụ, hay để người khác phục vụ mình.
Lời cảnh báo đó, gửi đến cho một thế giới vắng bóng Thiên Chúa. Bởi vì khi đó, họ nhận, họ làm chủ, và họ đưa ra những tiêu chuẩn luân lý đạo đức mà chỉ sống cho riêng mình, bất chấp khổ đau và bất hạnh của người khác và Lời CHÚA ngày hôm nay cũng chất vấn cho một thế giới mà nơi đó người ta: mạnh được yếu thua, nói cho hay, làm cho dở. Ưa thích hào nhoáng bên ngoài giả hình và giả tạo.
Chúng ta thấy, hỏi thăm đi: 10 người thì hết 9,5 người đều không thích mình sống giả tạo, thế nhưng mà, mình đối diện với người khác mình lại thích dùng những từ hoa mỹ nhưng mà càng hoa mỹ, thì càng trống rỗng tất cả những gì đó mà chính bản thân chúng ta, chúng ta cảm nghiệm được người khác khi chúng ta tiếp xúc.
Một người nhà quê chân chất, có vẻ, hình như đáng tin cậy hơn một người ở thành thị với những lời nói ngọt ngào. Một cái cô gái, nhìn cái khuôn mặt có vẻ mộc mạc, hơn một cô gái mà đầy phấn son, bởi vì sau khi phấn son rửa đi rồi, nhìn cái mặt nó còn trơ trọi hơn, một cái người bình dân không đánh phấn .
Ấy mà ngày hôm nay, người ta vẫn cứ thích đi tìm cái bề ngoài, mà người ta đánh giá cái bề ngoài .
Có một lần kia, con đến một cái giáo xứ nọ để mà chuẩn bị giúp cho một cái chương trình mừng lễ kính Đức Mẹ. Thì dĩ nhiên, buổi trưa thì, chẳng lẽ ăn cơm sau hay là ăn cơm ngoài đường, thì ngồi ăn cơm với cha xứ với 2 cha nữa. Đến chiều, khi mà họp bàn công việc xong thì, một người, một cái cô, đi hỏi thầy Sáu như thế này: Thầy, thằng đó là thằng nào mà nó ngồi cơm với cha sở vậy?
Khi thầy Sáu nói lại với con, con cảm thấy nó buồn cười. Ít ra mình lớn tuổi hơn cô ta, cô ta không biết có cái từ nào hay hơn không? Để mà dùng cái từ thằng nào ngồi ăn cơm với cha xứ
Thế đấy có thể hi vọng, đây là một trong cái hiện tượng hay là những cái suy nghĩ nó lẻ loi thôi. Để rồi qua đó, chúng ta thấy buồn cười, khi cô ta phát hiện con là cha thì cô ta ngại cô ta nói: cha cứ chọc con hoài.
Tại sao mình lại đánh giá người khác như thế? Tại sao mình lại coi thường người khác như thế?
Trong khi đó, khi đến giúp cái giáo xứ đó, có hai người là thanh niên mà con nhìn dáng, dáng cũng là cha. Mình chào cha cho chắc ăn . Mà đúng thật, một cha rất trẻ và một thầy cũng rất trẻ. Nếu như mình chỉ “chào anh, chào em” thì cái cung cách của mình bị sai! nhưng mà «Chào cha», dường như là đúng!
Và khổ một cái là ngày hôm nay, người ta thường đi đánh giá cái vẻ bề ngoài. Người ta chỉ thích cái bề ngoài là quần là, áo lụa, rồi chải chuốt, còn những người sần sùi thì có vẻ là họ không thích .
Nếu ai nào đó có tiếp xúc với Đức Giám mục Giáo phận Cần Thơ thì hết hồn. Ngài đi về Sài Gòn, vì công việc ngài vẫn đi chiếc xe đò, ngài mang cái giỏ đệm, ngài không có se sua, ngài không có phụ tá, ngài không có thư ký đi theo và nói đến đây con nhớ đến Đức Cha, Đức cố Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống. Một lần kia, ngài đi về cái xứ nọ để ngài ban bí tích Thêm Sức thì mọi người chuẩn bị kèn trống, xếp hàng chào danh dự để đón họ, cuối cùng ngài đã đi vào tới phòng áo. Khi đó, ngài đi chiếc xe DD đỏ, ngài đã vô tới phòng áo rồi! mọi người hớ ra, rằng là Đức Cha đã đến. Rõ ràng rằng: người ta chỉ thích sống cái bề ngoài và người ta chỉ trau chuốt cái bên ngoài thôi! Người ta ít bao giờ chú ý đến cái đời sống nội tâm.
Ngày hôm nay, Chúa mời gọi chúng ta nhìn lại . Có thể, chúng ta là những tư tế. Có thể, chúng ta là những biệt phái. Chúng ta có thể là những luật sĩ! Chỉ chăm chăm, chú chú bên ngoài, nới dài tua áo, may rộng thẻ kinh, cốt cho người khác nhìn.
Nhưng mà, Thiên Chúa là Đấng thấu suốt lòng trí của chúng ta. Xin cho chúng ta: Có làm sao, sống như vậy, bên ngoài như thế nào, thì bên trong cũng như vậy!
Đừng sống giả hình! Bởi vì Chúa nói: Có nói có, không nói không. Nạc ra nạc, mỡ ra mỡ, chứ dở dở ương ương, Ta mửa ra ngoài. Amen.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn