THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Vì sao có tục lệ móc bít tất ở lò sưởi?

Thứ năm - 21/12/2017 05:33
Truyền thống móc bít tất vào lò sưởi có từ huyền thoại Thánh Ni-cô-la…
Vì sao có tục lệ móc bít tất ở lò sưởi?

Bài thơ danh tiếng của nhà thơ Clement Clarke Moore viết từ năm 1822, có tên Đó là đem trước ngày lễ Giáng Sinh (Twas The Night Before Christmas), bài thơ mô tả truyền thống móc bít tất vào lò sưởi:

Các đôi bít tất được cẩn thận móc ở lò sưởi,

Với hy vọng Thánh Ni-cô-la sẽ đến đây.

 

gxsh


Thánh Ni-cô-la đến cứu giúp các cô gái nghèo

Tương truyền một trong các câu chuyện danh tiếng nhất về Thánh Ni-cô-la kể, ngài rất lo lắng cho số phận của ba cô gái nghèo không có của hồi môn để lấy chồng. Ông bố các cô sợ các cô sẽ không có chồng và vì thế phải làm điếm. Khi Thánh Ni-cô-la nghe tin đau buồn này, ngài quyết định làm thế nào để giúp các cô có được của hồi môn.

Vì ngài muốn ẩn danh nên ngài vứt các đồng tiền vàng vào một trong các cửa sổ của gia đình. Cái túi xắc đầy tiền rơi đúng vào đôi bít tất đang treo ở lò sưởi để sấy khô. Ngài làm như thế thêm hai lần nữa để cứu cả ba cô khỏi tình trạng đau khổ này.

Một truyền thống được biến đổi và kéo dài

Câu chuyện này được kể từ thế hệ này qua thế hệ khác, và khi các nước nói tiếng Đức theo kitô giáo, họ áp dụng phong tục này, một phong tục lương dân đã có từ trước. Theo các sử gia, “trẻ con bỏ ca-rốt, rơm và đường trong các đôi ủng của chúng để nuôi Sleipnir, con ngựa có cánh Odin. Để tỏ lòng biết ơn, con ngựa Odin thay các quà tặng này bằng kẹo và bánh ca-ra-men”.

Hai truyền thống hòa trộn vào nhau và trở thành phong tục nơi trẻ con vào ngày hôm trước ngày lễ Thánh Ni-cô-la, ngày 6 tháng 12.

Dần dần lễ Noel được phát triển và hình ảnh Ông già Noel nổi bật, các bít tất của ngày 6 tháng 12 được dời đến chiều Noel.

Và như thế, Ông già Noel nối tiếp công việc của Thánh Ni-cô-la..

Nguồn: phanxico.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay4,834
  • Tháng hiện tại80,504
  • Tổng lượt truy cập15,878,626
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây