THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

“Lỡ Nhịp”

Thứ tư - 18/07/2018 04:40
“Lỡ nhịp” hay những hành xử không như ý muốn mà mỗi người vô tình gây ra bằng hành động hay lời nói, trong nhiều trường hợp khác nhau, có lẽ là điều không ai mong muốn trong cuộc sống. Nhưng nghịch lý thay, nó vẫn xảy ra như một điều tất yếu trong những hoàn cảnh mà chúng ta không kiểm soát tốt hay vô ý.
“Lỡ Nhịp”

Những lần “lỡ nhịp” trong cuộc sống

– Trong tương quan với tha nhân: Lỡ một lời nói có thể làm tổn thương họ,

– Trong nghệ thuật: Ca đoàn vô tình hát lỡ nhịp làm mất đi giai điệu du dương của bài hát,

– Về thể thao: Tiền đạo lỡ nhịp chạy đà nên đánh mất một cơ hội tốt để ghi bàn,

– Khi tham gia giao thông: Một khoảnh khắc lỡ nhịp nhỏ có thể gây nên tai nạn kinh hoàng cho mình và người khác; Đến trễ một phút và phải đợi hàng giờ để đón chuyến xe tiếp theo…

– Đối với kinh doanh: Sự chậm trễ hay do dự có thể vuột mất một bản hợp đồng giá trị,

– Về sức khỏe: Bệnh tật làm lỡ bao công việc và đảo lộn nhịp sống thường ngày,

– …. và rất nhiều những lỡ nhịp khác vẫn luôn xảy ra trong cuộc sống. Bạn đã từng có lần “lỡ nhịp” chưa?!?

Hai mặt sáng tối của “lỡ nhịp”

Trong cuộc sống thường ngày, có lẽ ai cũng đã từng có kinh nghiệm “lỡ nhịp” của riêng mình. Và có lẽ, cứ sự thường, “lỡ nhịp” mang đến cho bản thân sự khó chịu và mệt mỏi, nhất là khi nó làm đảo lộn nhịp sống thường ngày hay trong các mối tương quan với người khác. Tuy nhiên, có một sự nghịch lý nào đó, khi lỡ nhịp lại gắn liền với cuộc sống của mỗi người như một “người bạn thân”. Người bạn ấy đôi khi có những cuộc “viếng thăm” bất chợt không báo trước, gây nên sự bối rối và vụng về ở nơi người đón tiếp. Nhìn ở góc độ này, lỡ nhịp mang đến hệ quả tiêu cực nhiều hơn. Phải chăng lỡ nhịp chỉ mang đến một bóng đêm mịt mù?

Lỡ nhịp khi nhìn ở chiều kích tích cực có những giá trị tốt của nó: Giúp tôi khiêm tốn và biết mình hơn, là một “khí cụ” tốt giúp tôi dừng lại để biết và hiểu bản thân hơn ở nhiều khía cạnh – ý tứ trong lời nói, chú ý trong cung cách hành xử hay khi làm một việc gì đó.v.v… Bởi có lẽ điều quan trọng không phải là tôi đã làm gì sai? Nhưng tôi đã rút ra được bài học gì cho bản thân và nhận ra điều cần phải khắc phục thì quan trọng hơn là tập trung vào điểm sai lỗi. Ở đây, lỡ nhịp lại là một “người bạn thân” rất hữu ích để giúp chúng ta hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày.

Chút tâm tình nhỏ!!!

Lỡ nhịp đôi lúc thật bình thường đến nỗi thật khó nhận ra, cho đến khi nó chợt đến. Điều quan trọng là qua mỗi lần lỡ nhịp, mỗi người có thể làm chủ bản thân tốt hơn, để tránh đi những chuyến “viếng thăm” bất ngờ và tìm thấy niềm vui nơi cung cách hành xử của mình!

Hãy chia sẻ kinh nghiệm “lỡ nhịp” của bạn để giúp cuộc sống ngày một hoàn hảo hơn!

Paul Khuê,S.J.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập57
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm55
  • Hôm nay7,987
  • Tháng hiện tại211,451
  • Tổng lượt truy cập15,498,341
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây