Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn thực hiện ngay lập tức:
Đặt tờ báo xuống hay tạm gác công việc nhà sang một bên trong chốc lát. Hãy dừng lại, nhìn và lắng nghe.
Điều này tỏ cho thấy bạn đang lắng nghe và không tự vệ hay cự tuyệt chúng.
Nếu bạn muốn con cái nói với mình, bạn cần phải lắng nghe, lắng nghe và lắng nghe! Chúng ta luôn muốn đưa ra ý kiến mà chúng ta cho là quan trọng, để hướng dẫn chúng, sửa sai chúng hay đưa ra lời khuyên. Nhưng nói quá sớm có thể dập tắt cuộc trò chuyện hơn là kéo dài nó.
Hỏi để hiểu nhiều hơn, không phải để lèo lái suy nghĩ của chúng cách tinh tế. Chúng sẽ phát hiện ra rằng, có ai đang “gài” chúng!
Khi đến lúc phải hồi đáp, hãy cởi mở và nói về những kinh nghiệm mà bạn đã trải qua với vấn đề xảy ra. Sau đó, chia sẻ những giá trị vốn hướng dẫn những hành động của bạn. Bọn trẻ thích học biết kinh nghiệm và niềm tin của cha mẹ chúng hơn – miễn là không phải là một bài giảng nhưng là cuộc trao đổi.
Đây là bí quyết cuối cùng nhưng là điều quan trọng nhất. Nhớ dâng một lời cầu nguyện ngắn trước hết khi bắt đầu giải quyết vấn đề với con cái của bạn. Cầu nguyện để có khả năng lắng nghe với một con tim rộng mở và trở nên một khí cụ của ân sủng.
Chuyển ngữ: Joseph Trần Ngọc Huynh, S.J.
Nguồn: https://www.loyolapress.com/our-catholic-faith/family/family-faith-and-fun/inspiration-in-daily-family-life/6-ways-to-be-a-better-listener-at-home
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn