THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Suy Niệm Thứ Tư Tuần Bát Nhật Phục Sinh A

Thứ ba - 14/04/2020 19:53
Tin mừng Lc 24:13-35: Tin Mừng hôm nay, thánh Luca thuật lại việc Đức Kitô Phục Sinh cùng đồng hành và trò chuyện với hai môn đệ trên đường Emmau.
Suy Niệm Thứ Tư Tuần Bát Nhật Phục Sinh A

SUY NIỆM HẰNG NGÀY

NGÀY 15/04/2020

THỨ TƯ TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH A


 

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca (Lc 24: 13-35)
 

Cùng ngày thứ nhất trong tuần, có hai môn đệ đi đến một làng tên là Emmau, cách Giêrusalem sáu mươi dặm. Dọc đường, các ông nói với nhau về những việc vừa xảy ra. Đang khi họ nói chuyện và trao đổi ý kiến với nhau, thì chính Chúa Giêsu tiến lại cùng đi với họ, nhưng mắt họ bị che phủ nên không nhận ra Người. Người hỏi: “Các ông có chuyện gì, vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy ?” Một người tên là Clêopas trả lời: “Có lẽ ông là khách hành hương duy nhất ở Giêrusalem mà không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong thành mấy ngày nay. Chúa Giêsu hỏi: “Việc gì thế ?” Các ông thưa: “Sự việc liên can đến ông Giêsu, quê thành Nagiarét, Người là một vị tiên tri có quyền lực trong hành động và ngôn ngữ, trước mặt toàn thể dân chúng. Thế mà các trưởng tế và thủ lãnh của chúng ta đẽ bắt nộp Người để xử tử và đóng đdinh Người vào thập giá. Về phần chúng tôi, chúng tôi vẫn hy vọng Người sẽ cứu Israel. Các việc ấy xảy ra nay đã đến ngày thứ ba rỗi. Nhưng mấy người phụ nữ trong hóm chúng tôi, thật sự đã làm ho chúng tội lo sợ. Họ đền mồ từ tảng sáng và không thấy xác Người. Họ trở về nói đã thấy Thiên Thần hiện ra bảo rằng: “Người đang sống”. Vài người trong chúng tôi cũng ra thăm mồ và thấy mọi sự đều đúng như lời ác người phụ nữ đã nói, còn Người thì họ không gặp”. Bấy giờ, Người bảo họ: “Ôi kẻ khờ dại chậm tin các điều tiên tri đã nói. Chớ thì Dấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao ?” Rồi Người bắt đầu từ Môisê đến tất cả các tiên tri, và giải thích cho hai ông tất cả những lời Kinh Thánh nói về Người. Khi gần đến làng hai ông định tới, Người giả vờ muốn đi xa hơn nữa. Nhưng hai môn đệ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn”. Người liền vào với các ông. Đang khi cùng các ông ngồi bàn ăn, Người cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ liền sáng ra và họ nhận ra Người. Đoạn Người biến mất.Họ nói với nhau: “Phải chăng tâm lòng chúng ta đã chẳng sốt sắng lên trong ta, khi Người đi đường đàm đạo và giải thích Kinh thánh cho chúng ta đó sao ?” Ngay lúc ấy, họ chỗi dậy trở về Giêrusalem và gặp mười một tông đồ và các bạn đang tụ họp. Hai ông bảo họ: “Thật Chúa đã sống lại và hiện ra với Simon”. Hai ông cũng thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.

 

SUY NIỆM

Tin Mừng hôm nay, thánh Luca thuật lại việc Đức Kitô Phục Sinh cùng đồng hành và trò chuyện với hai môn đệ trên đường Emmau. Ban đầu, họ không nhận ra Đức Kitô Phục Sinh. Sau đó, Đức Kitô Phục Sinh từng bước mở lòng trí cho họ để họ nhận ra Người. Vậy điều gì đã làm cho hai môn đệ lúc đầu không nhận ra được Đức Kitô Phục Sinh - người Thầy đã từng dạy dỗ và yêu thương họ? 

Cái chết của Đức Giêsu đã làm cho các môn đệ hết sức thất vọng và buồn chán. Họ thất vọng, buồn chán là vì niềm hy vọng của họ quá trần tục, họ hiểu sai về sứ mạng cứu độ của Đức Giêsu. Theo cái nhìn nhân loại về sứ mạng cứu độ của Đức Giêsu, họ nghĩ rằng Đức Giêsu đến để giải phóng dân Israel, một cuộc giải phóng mang đậm tính chính tri: “Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ítraen” (Lc 24, 21). Như vậy, việc hai người môn đệ không nhận ra người khách bộ hành là Đức Kitô Phục Sinh cũng là điều dễ hiểu. Làm sao họ có thể nhận ra Đấng Phục Sinh khi tâm trí họ bị bao phủ bởi sự thất vọng do những suy tính trần tục về sứ mạng của Người! Làm sao họ có thể nhận ra Đấng Phục Sinh khi họ khuôn định Đức Kitô trong một cái nhìn nhân loại!

Đây cũng là điều mà mỗi người chúng ta ít nhiều đều có kinh nghiệm. Thật vậy, trong cuộc sống, chắc hẵn chúng ta cũng có kinh nghiệm về việc để cho những ý nghĩ chủ quan, suy tính trần tục hay những đau khổ thất vọng che chắn làm mình không nhận ra ý Chúa. 

Trong cuộc đàm thoại với người khách bộ hành trên đường Emmau, hai môn đệ biết lắng nghe, biết đón nhận sự nhắc nhớ từ người bộ hành, để rồi chính sự nhắc nhớ đó dẫn các ông đến việc thay đổi cái nhìn của mình và hiểu ra cái chết của Đức Kitô có ý nghĩa xét về quan điểm của Thiên Chúa. Quan điểm này được diễn tả trong Kinh Thánh. Chính khi loại bỏ quan điểm của mình để đi vào quan điểm của Thiên Chúa cũng là lúc họ nhận ra Đức Kitô Phục Sinh.

Đức Kitô Phục Sinh luôn hiện diện và đồng hành với mỗi chúng ta, nhất là qua bàn tiệc Lời Chúa, bàn tiệc Thánh Thể, Người hiện diện với chúng ta một cách thật sự, cụ thể và gần gũi. Chúng ta xin Chúa cho mỗi người chúng ta luôn biết khiêm tốn lắng nghe Lời Chúa và thành tâm đón nhận Mình Thánh Người, để rồi chúng ta không chỉ nhận ra được sự hiện diện của Đức Kitô Phục Sinh mà còn biết can đảm dấn thân làm chứng về Đức Kitô Phục Sinh bằng chính đời sống của mình.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập96
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm92
  • Hôm nay5,477
  • Tháng hiện tại207,846
  • Tổng lượt truy cập15,494,736
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây