THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Suy Niệm Thứ Bảy Tuần XXXIII Thường Niên Năm B

Thứ sáu - 19/11/2021 19:23
Trong Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã dùng chính Cựu ước để chứng minh niềm tin vào sự sống lại. Người lý luận: nếu Thiên Chúa được xưng tụng là Thiên Chúa của kẻ sống, và nếu Ngài được gọi là Chúa của Abraham, của Isaac và của Giacop, thì như vậy các tổ phụ này phải là những người đang sống. Nhưng lý chứng tối hậu về sự sống lại mà Chúa Giêsu có thể đưa ra là sự phục sinh của Người.
Suy Niệm Thứ Bảy Tuần XXXIII Thường Niên Năm B

THỨ BẢY TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B

NGÀY 20/11/2021

 

Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca (20,27-40)

27 Khi ấy, có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc đến gặp Đức Giê-su. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại.28 Mấy người ấy hỏi Đức Giê-su: "Thưa Thầy, ông Mô-sê có viết cho chúng ta điều luật này: Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải lấy nàng, để sinh con nối dòng cho anh hay em mình.29 Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết.30 Người thứ hai,31 rồi người thứ ba đã lấy người vợ goá ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào.32 Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết.33 Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ?”34 Đức Giê-su đáp: "Con cái đời này cưới vợ lấy chồng,35 chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng.36 Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại.37 Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Mô-sê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác, và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp.38 Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống”.39 Bấy giờ có mấy người thuộc nhóm kinh sư lên tiếng nói: "Thưa Thầy, Thầy nói hay lắm”.40 Thế là, họ không dám chất vấn Người điều gì nữa.

SUY NIỆM

Khủng bố sát hại những người vô tội để áp đặt niềm tin tôn giáo của mình, một chủ trương như thế tự nó không thể dung hòa với bất cứ một tôn giáo đích thực nào, bởi vì tôn giáo nào cũng chỉ dạy con người ăn ngay ở lành. Xét cho cùng, một chủ trương như thế chỉ có thể là một hành động lợi dụng tôn giáo mà thôi.

Thời Chúa Giêsu, nhiều người cũng có một chủ trương tương tự. Điển hình là những người thuộc nhóm Sađốc được nhắc đến trong Tin mừng hôm nay. Những người trong nhóm này không tin có sự sống lại. Theo họ, niềm tin ở sự sống lại không được minh nhiên nói tới trong luật Môsê, mà chỉ là một diễn dịch sai lầm mà thôi.

Thật ra, đằng sau thái độ chối bỏ sự sống lại đó, còn có một lý do sâu xa hơn. Vào thời Chúa Giêsu, nhóm Sađốc qui tụ những thành phần giàu có, quí tộc và giai cấp tư tế. Của cải trần thế khiến họ tự mãn và như vậy không màng tới chuyện đời hay sự sống lại. Có trong tay mọi sự, thì cần gì một cuộc sống khác nữa. Hơn nữa, những người thuộc nhóm Sađốc lại càng có lý do tự mãn: sự giàu sang phú quí được nhiều người Do Thái coi như một chúc lành của Thiên Chúa, do đó, giàu có đồng nghĩa với lành thánh. Dĩ nhiên, một quan niệm như thế vừa biện minh cho sự giàu có, vừa làm cho con người tự mãn đến độ chối bỏ cuộc sống mai hậu.

Trong Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã dùng chính Cựu ước để chứng minh niềm tin vào sự sống lại. Người lý luận: nếu Thiên Chúa được xưng tụng là Thiên Chúa của kẻ sống, và nếu Ngài được gọi là Chúa của Abraham, của Isaac và của Giacop, thì như vậy các tổ phụ này phải là những người đang sống. Nhưng lý chứng tối hậu về sự sống lại mà Chúa Giêsu có thể đưa ra là sự phục sinh của Người. Theo thánh Phaolô: “Nếu kẻ chết không sống lại, thì Chúa Kitô đã không sống lại. Mà nếu Chúa Kitô đã không sống lại, thì lời rao giảng của Người và đức tin của chúng ta cũng trống rỗng”.

Quả thật, nếu Chúa Kitô không sống lại, thì lòng tin của chúng ta thật hão huyền, và những người đã an nghỉ trong Chúa Kitô cũng bị tiêu vong. Niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh không những nâng đỡ chúng ta trong gian nan thử thách, mà còn mang lại ý nghĩa cho cuộc sống tại thế này.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đến mời gọi chúng con theo Chúa để được vào cõi sống đời đời. Xin Chúa củng cố chúng con trong niềm tin phục sinh, để chúng con luôn tiến bước trong hân hoan và hy vọng.Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay16,920
  • Tháng hiện tại236,788
  • Tổng lượt truy cập16,034,910
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây