THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Hành trang nào cho chuyến đi cuối?

Chủ nhật - 17/11/2013 06:24

Hành trang nào cho chuyến đi cuối?

Sáng nay có chút thời gian thư thả, ngồi tư lự một mình và tự hỏi: “Tôi đã chuẩn bị hành trang gì cho chuyến đi cuối cùng của mình?

 

Thiên Ân
WTGPSG
 
Sáng nay có chút thời gian thư thả, ngồi tư lự một mình và tự hỏi: “Tôi đã chuẩn bị hành trang gì cho chuyến đi cuối cùng của mình?” Tôi thảng thốt phát hiện ra: Hành trang tôi mang theo cho chuyến đi cuối là: không có gì cả!.
Gần đây, tôi chứng kiến nhiều cuộc ra đi, trong gia đình bạn bè, hoặc thân nhân những người tôi quen biết. Nghĩa tử nghĩa tận, tôi vẫn thường có thói quen thích đi đám tang hơn đám cưới vì chữ nghĩa đó và tin rằng ở đám tang sự hiện diện của một cá nhân là cần thiết. Điều đó tôi đã trải nghiệm và cảm thấy ấm lòng, khi những đứa em trong nhóm Sống Lời Chúa từ phương xa, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, bên Mỹ,… đến bên cạnh tôi trong ngày tang lễ của mẹ tôi năm nay.
Trong Tin mừng Chúa dạy rất rõ, đường đến sự hoàn thiện chỉ có một thôi là: “Mến Chúa yêu người”. Khi đến trình diện trước mặt Chúa, Ngài không hỏi mình đã làm được gì, nhưng sẽ hỏi tôi: “Con đã yêu thương anh em đủ chưa?”.
Chúa ơi! Làm sao để biết mình đã yêu thương anh chị em đủ chưa, thưa Chúa?
Lúc nhỏ, chưa hiểu biết đạo nhiều, tôi đã bức bối khi lần đầu nghe câu luật Chúa dạy: “Mến Chúa yêu người” ấy! Tại sao lại nói chỉ MẾN Chúa, mà lại yêu người, như thể đưa con người lên quá cao, hơn cả Chúa!!! Ý nghĩ đó làm tôi khó chịu. Bây giờ, được đào sâu giáo lý của Hội Thánh, tôi mới thấu hiểu. Thật ra khi tôi yêu người tức là tôi đang yêu Chúa. Hành vi này tuy nhắm đến hai đối tượng nhưng chỉ là một trong Chúa, vì Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Ngài và nơi bất cứ thụ tạo nào, cũng có sự sống do Thiên Chúa tặng ban. Vì vậy, không thể nói mình yêu Chúa mà không yêu mến anh chị em. Trong thực tế, vì con người đối tượng hữu hình, nên ta có thể thẩm định lòng yêu người cụ thể hơn qua thái độ và hành động.
Tình yêu đòi hỏi đáp trả bằng tình yêu. Về điều này, thánh sử Gioan đã ghi lại điều Chúa mạc khải: “Thiên Chúa là Tình yêu”. Nếu chính Thiên Chúa không mách bảo, thì với trí óc hữu hạn của loài người, dù là người thánh thiện cách mấy đi nữa, con người cũng không bao giờ đạt tới một quan niệm về Thiên Chúa, thật súc tích, chính xác và sống động như vậy.
 *  *  *
Ôi! Lạy Thiên Chúa tình yêu,
Con đau lòng mà thú tội với Chúa rằng, con đã không yêu anh em con cho đủ…
Con viết chữ Yêu anh em chưa được Chúa ơi!
Con sẽ ra sao nếu Chúa gọi con ngay lúc này, khi con chỉ có hai bàn tay trắng!!!
Những yếu đuối và đam mê của phận người đã đè bẹp, khống chế thân con ngày đêm. Có những lúc con cũng tập yêu thương anh em, nhưng phần lớn chỉ là ganh tỵ, so đo, tính toán …, nên con chưa sống hiệp thông với mọi người được.
Đối với con, thực hành châm ngôn “chị ngã em nâng” hay sống như “là anh em một Cha trên trời” còn xa xôi quá, Chúa ơi!
Và gần đây, do ảnh hưởng của bệnh tật, đời sống con còn tệ hại và khốn đốn hơn trước… Sức khỏe đang cạn kiệt, ngày về với Chúa như gần kề…. Thế mà, hành trang con mang …chẳng có gì!
Chúa ơi! Xin thương xót con!
Con chỉ cậy trông vào Lòng Chúa Thương xót thôi!

Thánh Teresa Hài đồng Giêsu có những công việc nhỏ…
Thánh Phanxicô Assisi có đời cầu nguyện, sự yêu mến khó nghèo thẩm sâu…
Thánh Phanxicô Xavie có một đời truyền giáo…
Thánh Teresa Avila có lòng yêu mến nồng nàn….
Còn con thì…
chỉ có một đời tội lỗi, thiếu sót bổn phận, nặng đam mê phù phiếm,… loay hoay trong phận người hoài mà chẳng tìm thấy đường về Nhà Cha…
Trên đường vác thập giá, Chúa ngã 3 lần. Các thánh chỉ vài lần ngã trên Đường thánh giá, là quay đầu, quyết liệt trở về cùng Chúa.
Còn con thì…
Dẫu đã vấp ngã nhiều lần… nhưng vẫn chưa thực tâm sám hối ăn năn, nhất quyết trở về bên Chúa, dù biết Chúa là nguồn hạnh phúc bình an…
Chúa ơi! Xin thương xót con. Nếu không, con chết đời đời mất!
Từ nay, con nguyện không chần chừ nữa, quyết tâm trở về với Chúa. Con tin vào tình yêu của Chúa như người con trong dụ ngôn “Lòng Cha nhân hậu”. Con tin mình sẽ được Cha thứ tha và dìm mình vào lòng Chúa nhân từ, dù tình con đối với Chúa thật mỏng manh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập72
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm71
  • Hôm nay5,528
  • Tháng hiện tại207,897
  • Tổng lượt truy cập15,494,787
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây