THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Bậc tử đạo thời kỳ Xô-viết sắp được tôn phong lên hàng chân phước

Chủ nhật - 18/06/2017 10:52
Một giám mục trong thời kỳ Xô-viết, đã không ngừng thách thức luật lệ của cộng sản và bị bắt giam nhiều lần suốt nhiều năm. Ngài sẽ được tôn phong lên hàng chân phước vào cuối tháng này, tại Vilnius, thủ đô Lithuania.
Bậc tử đạo thời kỳ Xô-viết sắp được tôn phong lên hàng chân phước
Tổng Giám mục Teofilius Matulionis vừa được Đức Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố là bậc tử đạo vào ngày 16-12 năm ngoái, dọn dường để tôn phong ngài lên bậc chân phước.

Tổng Giám mục Matulionis được nhiều người biết đến vì tinh thần anh hùng và đức tin quả cảm giữa bối cảnh vô thần của chế độ Xô-viết.

Sinh tại Kudoriškis vào năm 1873, Tổng Giám mục Matulionis là con thứ hai trong một gia đình nông dân, và đã có thiên hướng tu trì từ khi còn nhỏ.

Năm 1900, ngài được truyền chức linh mục ở Belarus, và lòng nhiệt thành của ngài ngay lập tức gây e ngại cho giới chức của Đế chế Nga vốn kết thân với Giáo hội Chính thống Nga.

Năm 1909, ngài bị tòa tuyên án vì đã rửa tội cho một đứa bé có bố mẹ thuộc hai tôn giáo khác nhau là Công giáo và Chính thống, buộc ngài bị quản thúc trong một tu viện Dòng Đa Minh.

Năm 1917, ngài chứng kiến sự bách hại tàn bạo trong cuộc Cách mạng Bolshevik. Và năm 1923, ngài bị tuyên án tù ba năm ở Matxcơva, vì đã từ chối ký vào văn bản giao nộp tài sản và các công trình của Giáo hội cho nhà nước.

Được thả ra sớm một năm và được cho về Lithuania, nhưng linh mục Matulionis lại trở về giáo xứ của mình tại St. Petersburg. Và vào năm 1929, ngài được thụ phong giám mục ở đây.

Cũng trong năm đó, ngài lại bị bắt giam, lúc đầu là quản thúc, rồi sau đó là bị lao động khổ sai và bỏ đói, khiến sức khỏe ngài bị suy giảm nặng nề. Cuối cùng ngài được thả ra khi Lithuania và Liên bang Xô-viết trao đổi tù binh vào năm 1933.

Khi được thả ra, Giám mục Matulionis đã đến thăm Đức Giáo hoàng Pius XI. Khi ngài quỳ gối trước Đức Pius, Đức Thánh Cha đã đỡ ngài dậy rồi quỳ gối trước ngài, nói rằng: “Cha là bậc tử đạo! Cha là người chúc lành cho tôi trước mới phải!”

Trong buổi tiếp kiến một nhóm hành hương từ Lithuania, Đức Pius XI lại một lần nữa khen ngợi Giám mục Matulionis  “Vinh quang cho đất nước Lithuania khi đã cho chúng ta một anh hùng như ngài!”

Năm 1943, ngài được chỉ định làm Giám mục ở Kaišiadorys. Khi còn tự do, ngài đã đi đến Hoa Kỳ, Roma, Thánh địa và Bán đảo Sinai.

Sau đó, ngài trở về Kanuas, Lithuania, và bất chấp những đe dọa của Xô-viết và Đức Quốc xã, ngài lại mạnh mẽ lên tiếng chống lại chế độ, chống lại việc phá hủy các nhà thờ và đàn áp tôn giáo. Vì thế, năm 1946, ngài lại bị bắt lần nữa.

Mười năm sau, ngài bí mật tấn phong cho một tân giám mục, và vì thế bị đày đến Seduva, cảnh sát thường xuyên lục soát phòng ngài.

Năm 1962, ngài được Roma cho biết sẽ tấn phong ngài làm Tổng Giám mục, và ngài được mời tham dự Công đồng Vatican II, nhưng cuối cùng ngài lại không đi được. Trong một buổi “khám xét” của cảnh sát, ngài bị tiêm một liều “thuốc an thần” nhưng thật ra là thuốc độc, và ba ngày sau ngài qua đời, vào ngày 20-8-1962.

Ngài được mọi người tưởng nhớ vì lòng can đảm và đức tin mạnh mẽ bất chấp hoàn cảnh khó khăn cùng cực. Có lần ở trong tù, ngài đã viết. “Cứ nghĩ về lòng thương xót và nhân lành của Chúa chúng ta. Ngài tìm thấy đàn chiên trong rừng, trong đồng cỏ lúc nửa đêm… Tôi tạ ơn Chúa hết lòng tôi! Đấng Quan Phòng bảo đảm rằng các linh mục chúng tôi được gởi đến nơi nào có các tín hữu. Các mục tử thì theo sát đàn chiên mình.”

Năm 1957, có tin phong phanh là ngài sẽ bị chính quyền bắt giam lần nữa, và ngài nói rằng: “Nếu tôi đang đi giữa đường, mà có ai đó nhảy ra từ bụi rậm rồi “Hù” tôi, thì có lẽ tôi sẽ sợ… Nhưng chuyện họ có thể bắt giam tôi, thì tôi chẳng thấy có gì đáng sợ cả.”

Tổng Giám mục Teofilius Matulionis sẽ được tôn phong lên bậc chân phước tại Quảng trường Nhà thờ chính tòa ở Vilnius, vào ngày 25-6 này, với chủ trì là Hồng y Angelo Amato, Trưởng Thánh bộ Phong Thánh.
 
Nguồn: phanxico.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập131
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm126
  • Hôm nay34,412
  • Tháng hiện tại311,688
  • Tổng lượt truy cập13,596,062
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây