THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Suy Niệm Thứ Bảy Tuần III Mùa Chay B

Thứ sáu - 09/03/2018 16:57
Tin mừng Lc 18,9-14: Đức Giê-su còn kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác: "Có hai người lên đền thờ cầu nguyện...
Suy Niệm Thứ Bảy Tuần III Mùa Chay B
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca ( Lc 18,9-14)
 
9 Đức Giê-su còn kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác:10 "Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pha-ri-sêu, còn người kia làm nghề thu thuế.11 Người Pha-ri-sêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia.12 Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con.13 Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.14 Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”.

SUY NIỆM

       Câu chuyện kể: Một vị thánh nọ rất đạo đức, ngài thường xuyên cầu nguyện và cầu nguyện rất lâu giờ. Một hôm, vì mệt, vị thánh ngủ quên. Thấy trời đã sáng, ma quỷ đến gọi ngài dậy đọc kinh sáng. Ma quỷ, kẻ chống đối Thiên Chúa mà nhắc nhở người ta đọc kinh? Chuyện tưởng khó tin, nhưng lại là sự thật đối với vị thánh: “Ngươi là kẻ luôn chống đối Thiên Chúa, phá hoại những kẻ thuộc về Thiên Chúa mà lại nhắc nhở ta đọc kinh à?”, ngài thắc mắc. Ma quỷ đáp lại: “Ta gọi ông đọc kinh không phải vì ông, càng không bao giờ vì sáng danh Chúa, mà chỉ vì… danh ta(!)”. Đọc kinh vì danh ma quỷ ư? Vị thánh càng ngạc nhiên, ngài tròn xoe đôi mắt, ngỡ như ma quỷ nói nhầm. Thấy ngài không hiểu, ma quỷ nói tiếp: “Sở dĩ ta gọi ông dậy, vì khi ông cầu nguyện, ông sẽ yên tâm mình đã cầu nguyện rồi. Còn nếu ông bỏ cầu nguyện, suốt ngày ông sẽ hối hận, sẽ dằn vặt. Chính vì thế, ông càng tưởng nhớ đến Chúa nhiều hơn, càng không yên lương tâm, càng thấy mình có lỗi và xin lỗi Chúa nhiều hơn. Như thế là bất lợi cho ta”.

       Tương tự như câu chuyện trên, có lẽ kiểu cầu nguyện của người Pharisêu sẽ khiến ma quỷ vui mừng hơn. Ông cầu nguyện mà chẳng thấy Chúa đâu, chỉ thấy có mình mà thôi. Ông biến giờ cầu nguyện thành giờ khoe khoan công đức của ông: “Tôi không như các người khác: trộm cướp, bất công, ngoại tình, hay là như tên thu thuế kia; tôi ăn chay mỗi tuần hai lần và dâng một phần mười tất cả thu nhập của tôi”. 

        Ngược lại, lời cầu nguyện hết sức đơn thành, tuy ngắn nhưng là tất cả nỗi lòng của của người thu thuế, hạn người bị coi là tội lỗi, xấu xa. Chắc chắn lời cầu nguyện đầy tha thiết của người thu thuế làm cho ma quỷ… “đau lòng” lắm. Bởi lời cầu nguyện của ông đẹp lòng Chúa. Lời cầu nguyện đó đưa ông đến gần Chúa hơn. Ông khiêm nhường thưa với Chúa: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”.

       Cầu nguyện là việc làm thường ngày của người Kitô hữu. Nhưng chúng ta đến với Chúa bằng tất cả sự ngay lành, lòng khiêm nhường, thái độ nhìn nhận mình là thân phận yếu đuối, tội lỗi, thấp hèn, thiếu thốn, v.v. hay chỉ đến với Chúa bằng lòng kiêu ngạo, thói cậy mình, khoe khoan, v.v.? Chúng ta là ai, Pharisêu hay người thu thuế trong hai người lên đền thờ cầu nguyện?

        Hãy nhớ rằng: “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1, 51-52). Vì thế, hãy khiêm nhường trước mặt Chúa. Hãy đến với Chúa bằng tất cả tấm lòng thành, bằng tất cả niềm tín thác. Hãy cầu nguyện và để Chúa thực hiện ý Chúa trên đời ta chứ không phải đòi Chúa nghe theo ý ta.

       Lạy Chúa, xin cho chúng con biết sống khiêm nhường, biết nghĩ đến người khác hơn nghĩ đến bản thân con. Xin cho con biết hạ mình trước mặt Chúa và sống khiêm nhường với mọi người, để chúng con xứng đáng nhận lãnh tình yêu của Chúa. Amen.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập114
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm110
  • Hôm nay34,074
  • Tháng hiện tại304,693
  • Tổng lượt truy cập13,589,067
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây