THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thứ Tư Tuần X Thường Niên C

Thứ tư - 12/06/2019 22:10
Tin Mừng Mt 5: 17-19: Đoạn Tin Mừng này thuật lại việc Chúa Giêsu xác định mối tương quan giữa Chúa với luật Môsê. Chúa Giêsu đến thế gian không phải để phá hủy lề luật...
Thứ Tư Tuần X Thường Niên C
SUY NIỆM HẰNG NGÀY

THỨ TƯ TUẦN X THƯỜNG NIÊN C


NGÀY 12/06/2019


 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mátthêu (Mt 5: 17-19)
 

"Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn.18 Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành.19 Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.

Suy niệm

Một số người Việt Nam lương dân nghĩ rằng người theo Công giáo là bất hiếu, phải từ bỏ việc cúng giỗ tổ tiên, cha mẹ. Vì thế, nhiều người không dám theo đạo Công giáo. Thực ra, việc cúng giỗ chạp là tâm tình hiếu thảo của người còn sống đối với người đã qua đời, tấm lòng của con cháu đối với ông bà. Người Do Thái thời Chúa Giêsu cũng có nỗi lo lắng tương tự. Họ muốn trở thành môn đệ của Chúa Giêsu, nhưng lại sợ làm thế là hủy bỏ lề luật của cha ông.

Tuy nhiên, thánh sử Matthêu viết Tin Mừng cho người Do Thái. Trong đoạn Tin Mừng này, ngài đề cập đến việc Chúa Giêsu dạy về việc tuân giữ lề luật. Chúa Giêsu là Thiên Chúa, là Đấng ban luật, Người còn như một Môsê mới, dạy bảo dân chúng tuân giữ lề luật. Và Chúa Giêsu cũng cho biết: “Thầy không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn”. Người kiện toàn để nhắc nhở dân chúng tránh giữ luật cách hình thức bề ngoài mà không có tâm tình bên trong.

Lề luật chỉ dẫn để người ta sống tốt. Tuy nhiên không thể chỉ căn cứ trên luật mà xét đoán người này lỗi luật, người kia phạm luật. Chúa “kiện toàn luật” nghĩa là Người mặc cho lề luật một góc nhìn nhân hậu, bác ái từ người xét đoán. Vì luật lệ giúp ích và thăng tiến con người chứ không phải là tiêu chuẩn để kết án một tâm hồn lầm lỗi.

Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con biết sống giới răn Chúa dạy, tránh xa tội lỗi; cũng như khi đối diện với tội lỗi và tội nhân, xin cho chúng con đừng bao giờ xét đoán nhưng luôn khoan hậu nhân từ, vì biết rằng chỉ có tình thương là tồn tại mãi. Amen

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập23
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay2,501
  • Tháng hiện tại122,136
  • Tổng lượt truy cập13,137,389
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây