THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Tỉnh thức và chờ đợi để khỏi xa lìa mọi nẻo đường của Thiên Chúa

Thứ ba - 05/12/2017 23:29
Mùa vọng là mùa đã ban cho chúng ta để đón Chúa đến gặp gỡ chúng ta, cũng như để kiểm định ước muốn của chúng ta đối với Chúa, để hướng về phía trước và để chúng ta chuẩn bị cho ngày trở lại của Chúa Kitô
Tỉnh thức và chờ đợi để khỏi xa lìa mọi nẻo đường của Thiên Chúa

Hôm nay chúng ta bắt đầu hành trình Mùa vọng, đích điểm của nó sẽ là lễ Giáng sinh. Mùa vọng là mùa đã ban cho chúng ta để đón Chúa đến gặp gỡ chúng ta, cũng như để kiểm định ước muốn của chúng ta đối với Chúa, để hướng về phía trước và để chúng ta chuẩn bị cho ngày trở lại của Chúa Kitô. Người sẽ trở lại với chúng ta vào ngày lễ Giáng sinh, khi chúng ta tưởng niệm sự xuất hiện của Ngài trong sự khiêm tốn của thân phận con người; nhưng Ngài cũng đến trong chúng ta mỗi lần chúng ta sẵn sàng đón nhận Ngài, và Ngài sẽ trở lại vào thời sau hết để “phán xét kẻ sống và kẻ chết”. Vì thế chúng ta luôn phải tỉnh thức và chờ đợi Chúa với hy vọng được gặp Ngài. Phụng vụ hôm nay dẫn chúng ta vào trong chính chủ đề đầy xúc tích tỉnh thức và chờ đợi.

Trong Tin mừng Mc 13,33-37 Chúa Giêsu khuyên chúng ta hãy luôn chú ý và tỉnh thức để luôn sẵn sàng chờ đón Ngài khi Ngài trở lại. Chúa nói : “Anh em hãy coi chừng, hãy tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời khắc ấy đến… Anh em hãy tỉnh thức kẻo ông chủ đến bất chợt, bắt gặp anh em đang ngủ (33-36)

Người biết chú ý là người dẫu trong sự ồn ào, náo nhiệt của thế giới vẫn không để mình bị xao lãng bởi những phân tâm hay hời hợt, nhưng hoàn toàn sống ý thức, bằng cách đặt sự quan tâm dành cho người khác lên hàng đầu. Thái độ này giúp chúng ta nhận thức được những giọt nước mắt và những nhu cầu của tha nhân và chúng ta có thể đón nhận cả những khả năng, các phẩm chất đạo đức và tinh thần của họ. Người biết chú ý cũng mở lòng mình ra cho thế giới, tìm cách chống lại sự thờ ơ và ác độc đang hiện diện nơi đó, và hoan hỉ đón nhận những kho tàng tốt đẹp đang tồn tại và cần được bảo vệ. Đó là người có cái nhìn cảm thông, vừa để nhận ra những khổ đau và nghèo đói của các cá nhân và xã hội, vừa để nhận ra sự phong phú ẩn tàng trong những việc nhỏ bé nhất mỗi ngày, tại chính nơi Thiên Chúa đặt để chúng ta.

Người tỉnh thức là người đón nhận lời mời tỉnh thức, tức là không để cho mình bị ru ngủ bởi sự chán nản, thiếu hy vọng, tuyệt vọng; đồng thời đẩy lui những quyến rũ của những điều phù vân đang trào lan trên thế giới, mà đôi khi, có nhiều người phải hy sinh thời gian, sự thanh thản cá nhân và gia đình vì những thứ ấy. Đây là kinh nghiệm đau thương của dân tộc Israel, được ngôn sứ Isaia kể lại : Thiên Chúa dường như đã để cho dân của Ngài lang thang xa lìa các nẻo đường của Ngài (x 63,17), nhưng đó là hậu quả của sự bất trung của chính dân tộc này (x 64,4b). Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng thường ở trong tình trạng bất trung này đối với lời mời gọi của Thiên Chúa : Ngài chỉ cho chúng ta con đường tốt đẹp, con đường của đức tin, con đường của tình yêu nhưng chúng ta lại đi tìm hạnh phúc của mình ở nơi khác.

Sống chú ý và tỉnh thức là những điều kiện phải có để không tiếp tục “lang thang xa rời những nẻo đường của Thiên Chúa”, lạc hướng trong những tội lỗi của mình và trong sự bất trung của mình. Sống chú ý và tỉnh thức là điều kiện để Chúa đổ tràn trào sự hiện hữu của chúng ta, để trả lại cho nó ý nghĩa và giá trị nhờ sự hiện diện đầy lòng nhân ái và hiền dịu của Chúa. Thánh Maria, mẫu gương trong sự mong đợi Thiên Chúa và là biểu tượng của tỉnh thức, hướng dẫn chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu con của Mẹ, làm cho tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa trở nên sinh động hơn.

Sau bài huấn từ, Đức Thánh Cha cám ơn tất cả mọi người đã đồng hành và cầu nguyện cho ngài trong chuyến viếng thăm mục vụ tại hai nước Châu á là Myanmar và Bangladesh. Ngài cũng không quên cám ơn người dân của hai đất nước này đã đón tiếp ngài cách nồng nhiệt và đã để lại những kỷ niệm tốt đẹp trong trái tim của người mục tử.

Tác giả bài viết: G. Võ Tá Hoàng chuyển ngữ

Nguồn tin: R. Vatican:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập43
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm41
  • Hôm nay4,754
  • Tháng hiện tại193,290
  • Tổng lượt truy cập15,480,180
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây