THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

KHI CẢ XÃ HỘI ĐỀU “BUÔN LỤA”

Thứ bảy - 28/10/2017 10:16
Mấy ngày nay, không ít lời “khen ngợi” dành cho anh chàng đi buôn lụa tài ba. Thật ra khen anh cũng nên nhìn lại chính bản thân mình. Bởi lẽ, chính bản thân mình đang sống trong cái vòng xoay xã hội như thế.
KHI CẢ XÃ HỘI ĐỀU “BUÔN LỤA”

          Vấn nạn đầu tiên để anh chàng buôn lụa thành công đó chính là từ con người, do con người và bởi con người. Hàng Việt Nam làm ra, hẳn nhiên chất lượng khó thể nào và có thể nói là không thể nào bằng được các nước khác và rồi phản ứng tự nhiên của người tiêu dùng là ... chê sản phẩm do chính bàn tay người Việt mình làm ra. Chính vì khả năng cộng thêm cơ chế quản lý, sản xuất, kinh doanh ... làm cho sản phẩm giá rất cao mà chất lượng kém. Người ta không đi giải quyết cái gốc mà lại đi giải quyết cái ngọn đó là đi tìm mua cho mình sản phẩm đẹp và giá rẻ hơn hàng Việt Nam. Và từ đó, để đáp ứng nhu cầu thực tế của người tiêu dùng và để tăng lợi nhuận, buộc lòng anh chàng kinh doanh này chẳng đặng đừng phải bước vào con đường ... gian lận. Cứ hàng Trung Của nhưng anh cứ bảo hàng Việt Nam chất lượng cao. Tin vào lời anh chàng khéo miệng mắn mồm này mà khối người chết và cứ thế làm giàu cho anh suốt 3 thập niên qua.
          Cha hiểu ma đưa lối, quỷ đưa đường đến một ngày đẹp trời người ta phát hiện ra thì mới thấy rằng anh ta là trùm lừa bịp. Chính bản thân anh ta cũng đã phát biểu rằng anh ta cũng không muốn khách hàng nghĩ là lừa họ nhưng anh ta đã làm điều đó từ những năm 90 !
          Đây chỉ là một ngành trong biết bao nhiêu ngành khác phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Và vấn đề đặt ra cho người tiêu dùng rằng bao nhiêu thương hiệu mà con người đặt niềm tin tin dùng bấy lâu nay cũng rơi vào tình trạng rằng không muôn khách hàng nghĩ rằng lừa khách hàng nhưng thương hiệu đó đã lừa khách hàng từ những năm ...
          Quả thật, đi tìm niềm tin, đi tìm sự thật trong xã hội bây giờ quả có thể ví như mò kim đáy biển. Càng mò càng không thấy, càng mò càng nản chí vì càng mò càng vô vọng.
          Bằng chứng gần nhất là các bằng cấp của các vị lãnh đạo. Cứ thử mò xem thử có xem tỷ lệ có bao nhiêu cái bằng thật trên tổng số bằng hiện có thì sẽ rõ.
          Đơn giản nhất là nguồn nước sinh hoạt ngay như trong gia đình, nhìn như vậy chứ không phải như vậy. Nhìn trong suốt không màu không mùi không vị nhưng đố ai dám chắc nguồn nước sinh hoạt cung cấp từ các đường ống dẫn từ nhà máy nước là sạch. Cứ rửa, cứ sinh hoạt, cứ nấu nướng nhưng chả ai lường trước được nguồn nước mà mình sử dụng nó bẩn đến mức nào dù nhìn rất trong trắng.
          Bước chân ra đường cũng vậy, con người ngày hôm nay phải đương đầu với biết bao nhiêu chuyện giả tạo như chuyện đi mua lụa vậy. Nhìn như vậy chứ không phải là như vậy không còn là chuyện hiếm hoi trong cuộc sống mà nó cứ nhan nhản như không khí vậy. Ra đường bắt buộc phải ngửi cái không khí dù biết nó không trong lành và ô nhiễm đến mức báo động.
          Sữa đậu nành, sữa tươi ... người ta làm bằng hóa chất đã đành. Nay nghe đến nước mía được chế bằng nước mía ... lít thì chả còn mong uống dù rất thèm. Nước mía lít nghĩa là người ta không ép từ cây mía tươi nữa mà quấy từ bột hóa chất thêm mùi thêm vị. Ngộ một cái là nước mía này ngon và đậm đà hơn cả nước mía ép từ cây và gây nghiện cho cơn khát của con người.
          Dừa tươi không còn nguyên vẹn chất của nó nữa mà được chấm vào một giọt đường hóa chất ngọt lịm đến không ngờ. Chính chất ngọt lịm đó dẫn đến cái chết dần chết mòn cho cơ thể con người tự lúc nào mà con người không biết.
          Thế đó ! Đâu phải con người bị lừa chỉ có lụa mà thôi. Con người tự hại nhau và tự giết nhau bất cứ cái gì có thể được chỉ vì mối lợi của cá nhân.
          Thấy người người, nhà nhà đang cùng nhau lên án, kết án anh chàng đi buôn lụa, tôi cảm thấy chạnh lòng bởi lẽ đâu đó phảng phất trong đó hình ảnh của chàng đi buôn lụa trong đó chính là mình. Mình không đi buôn lụa nhưng mình buôn cái khác. Có khi là mình buôn thịt theo, thịt trâu, thịt bò, thịt gà, thịt dê ... hay buôn rau, củ, quả hay buôn ... lời nói.
          Người người ngày hôm nay quay cuồng trong cơn lốc của tìm kiếm đồng tiền cũng để rồi quay cuồng trong cơn lốc của đốt tiền trong các bệnh viện. Tất cả cũng chỉ để nuôi cơn khát máu của những lương y có tấm lòng như dì ghẻ mà thôi.
          May mắn thì mua được thuốc thật để chữa trị. Còn không may mắn mua nhầm thuốc giả uống vào chết cũng như xong.
          Viết đến đây tôi lại nhớ đến chuyện đời của một người bạn thật đáng thương :
          Trước đây, khi lâm vào tình trạng túng quẩn, bạn đó mua thuốc để tự tử thì mua nhầm thuốc giả nên thoát chết. Sau đó, anh ta làm ăn và bắt đầu khấm khá. Một thời gian anh ta giàu có nhờ nghề buôn bán thuốc tây và đổ bệnh. Anh ta uống đủ mọi thứ thuốc do chính anh bán nhưng không biết thuốc nào là thuộc thật nào là thuốc giả. Có lẽ anh uống nhầm thuốc giả trong đám thuốc thật mà anh bán nên bệnh anh càng ngày càng nặng và anh qua đời sớm. Anh chết đi khi tuổi còn quá trẻ và để lại đống tài sản kếch xù mà bao nhiêu người mong đợi.
          Con người ngày hôm nay là vậy đó ! Tự giết hại nhau chứ không phải người khác hại mình.
          Đừng ngồi đó mà chỉ trích hay lên án anh chàng bán lụa. Bởi lẽ trong cung cách sống của mình, mình không bán lụa nhưng lời ăn tiếng nói và cung cách sống của mình có khi còn tệ hơn cả anh chàng bán lụa nữa không chừng !

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập62
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm59
  • Hôm nay7,647
  • Tháng hiện tại196,183
  • Tổng lượt truy cập15,483,073
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây