THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Hôn nhân khác đạo

Thứ ba - 12/11/2013 10:52

Hôn nhân khác đạo

Tình yêu giữa 2 người khác tôn giáo thật khổ. Vì biết có nhiều khó khăn và không muốn làm buồn lòng cha mẹ

 

Bạn Quý Mến,

Tình yêu giữa 2 người khác tôn giáo thật khổ. Vì biết có nhiều khó khăn và không muốn làm buồn lòng cha mẹ hai bên, bạn cố chia tay bao nhiêu lần vẫn không tài nào quên được người yêu.

Trăn trở bao lâu, bạn quyết định tiến đến hôn nhân thì vấp phải phản ứng không ngờ từ ông bà cha mẹ. Biết phải làm sao? Lời khuyên nào cũng bằng thừa bởi vì 2 bạn quá yêu nhau.

Mình kể cho bạn nghe một kinh nghiệm lúc mình tham dự một khoá tìm hiểu nhau. Ở Mỹ, trước khi lấy nhau, mọi người được tham dự một khoá học, mà trong đó, 2 người được tạo rất nhiều cơ hội để thành thật chia sẽ cảm nghĩ, quan điểm về đạo, về đời, về tình yêu, vv…

Có vài đôi bạn qua chia sẽ thành thật, cảm thấy không hợp với nhau nên chia tay ngay giữa khoá học… có nhóm bạn theo đạo ai người nấy giữ, khi tham gia thánh lễ, khi quỳ thì không chịu quỳ làm cho người bạn đời thật bối rối…

Nếu được, mình khuyên 2 bạn cùng ngồi xuống và chia sẽ thành thật với nhau, không dối lòng: về tình yêu, về các khó khăn, về quan điểm về đạo, vv… 2 bạn có trao đổi một cách cởi mở với nhau không hay la rất khó nói chuyện? v.v…

Và một khi bạn đã quyết định lấy nhau thì dù là quyết định đạo ai người nấy giữ hay là sao đó thì bạn hãy quyết tâm thực hiện quyết định của mình: quyết tâm yêu người mình yêu đến trọn đời, vứt bỏ tất cả những khó khăn, tự ti tự tôn qua một bên và hết sức mình làm cho người mình yêu được hạnh phúc.

Quyết định ra sao thì trong 2 bạn, ai cũng có sự hy sinh to lớn, hãy luôn nhớ sự hy sinh của nhau, đừng để khó khăn và bức tường tôn giáo giết chết đi tình yêu và sự hy sinh của 2 bạn trên đường đời.

Nguyện xin Chúa và Mẹ Maria luôn chúc lành và che chở cho bạn.


  1. Hôn nhân khác đạo: là hôn nhân giữa một bên là Công Giáo và một bên không phải là Công Giáo (hoặc không có đạo).
  2. Hôn nhân hỗn hợp: là hôn nhân giữa một bên là Công Giáo và một bên không Công Giáo, nhưng đã được rửa tội trong đạo Tin Lành hay đạo Chính Thống.
  3. Nếu đạo ai người nấy giữ, thì phải như thế nào thì hôn nhân mới thành sự?
    Phải xin phép chuẩn nơi tòa Giám Mục. Nếu không có phép chuẩn thì phép hôn phối bất thành. Để được phép chuẩn phải hội đủ các điều kiện sau:

     

    • Bên Công giáo phải tuyên bố mình sẵn sàng tránh mọi nguy cơ mất đức tin và thành thật cam kết sẽ làm hết sức để tất cả con cái được Rửa tội và giáo dục trong Giáo Hội Công giáo;
    • Phải thông báo cho bên không Công giáo biết những điều bên Công giáo phải cam kết, để họ ý thức thật sự về lời cam kết và nghĩa vụ của bên Công giáo;
    • Cả hai bên phải được giáo huấn về những mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân mà không bên nào được phép loại bỏ.

    Khi đã có phép chuẩn thì có thể làm phép cưới trong nhà thờ hay tại một nơi khác thích hợp. Nên liên lạc với cha sở sớm!


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập82
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm80
  • Hôm nay6,521
  • Tháng hiện tại195,057
  • Tổng lượt truy cập15,481,947
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây