THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Suy Niệm Thứ Hai Tuần XVIII Thường Niên B

Chủ nhật - 05/08/2018 18:13
Tin Mừng Mc 9: 2-11 Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy
Suy Niệm Thứ Hai Tuần XVIII Thường Niên B

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marco (9: 2-10)


2 Sáu ngày sau, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông.Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy.4 Và ba môn đệ thấy ông Ê-li-a cùng ông Mô-sê hiện ra đàm đạo với Đức Giê-su.5 Bấy giờ, ông Phê-rô thưa với Đức Giê-su rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a".6 Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng.7 Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người".8 Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giê-su với các ông mà thôi.9 Ở trên núi xuống, Đức Giê-su truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại.10 Các ông tuân lệnh đó, nhưng vẫn bàn hỏi nhau xem câu "từ cõi chết sống lại" nghĩa là gì.

Suy niệm

     Đọc đoạn Tin Mừng quen thuộc này, trong tư tưởng chúng ta hình dung nên một đám đông nghèo đói, thiếu thốn, nhếch nhác, v.v. đang đi theo Chúa Giêsu. Họ theo Người và mong chờ một điều gì đó kỳ diệu từ Người. Thánh Matthêu mô tả: “Chúa Giêsu thấy một đoàn người đông đảo thì Người chạnh lòng thương…”. Cũng vì chạnh lòng thương mà Chúa ra khỏi thuyền để đến với họ; cũng chạnh lòng thương mà Chúa đã nghe được tiếng lòng họ; cũng chạnh lòng thương mà Chúa chữa các bệnh tật cho họ và hoá bánh ra nhiều cho họ một bữa ăn no nê. Trước nhu cầu của họ, Chúa đã bảo các tông đồ: “chính các con hãy cho họ ăn”. Trước đề nghị của các tông đồ: “giải tán họ để họ tự đi tìm cái ăn”, Chúa đã thử thách sự phục vụ đúng đắn của các môn đệ. Không phải là giải tán vì không có khả năng, nhưng là phải cho họ ăn bằng cách cộng tác cùng với Chúa. Nếu ngày hôm nay, trong Giáo Hội, trong tư cách tông đồ của Chúa, chúng ta có dám tìm giải pháp cùng với Chúa hay chúng ta tìm cách trốn tránh, thoái thác? 

     Những nơi nghèo đói, những vùng kém phát triển, những đám đông dân chúng như không định hướng, v.v. chúng ta là Giáo Hội đã làm gì cho họ? Có mang đến cơm bánh giúp họ? Có mang đến ánh sáng văn minh cho họ? Có mang đến cho họ một định hướng? Những người nghèo đói, vất vưởng, kém phát triển này có khi bị lãng quên trong đất nước của họ; có những khó khăn cho Giáo Hội khi phục vụ những người này; và có khi bị cản trở bởi nhà cầm quyền, v.v. Chúng ta đã làm gì cho họ? Có cùng với Chúa tìm ra giải pháp là “các con hãy cho họ ăn”không? Có nằm trong quan tâm của chúng ta không? 

     Những người mất đất, mất nhà, vất vưởng; những người mất nghề, mất biển, bỏ quê tha phương; những người phải sống chui rúc trong các khu ổ chuột, nghèo đói, bệnh tật; những làng ung thư; những vùng ô nhiễm; v.v. đầy dẫy khắp đất nước này, Giáo Hội đã và sẽ làm gì cho họ? 

     Lệnh của Chúa Giêsu là “các con hãy cho họ ăn”. Rằng chúng ta không được thoái thác, trốn tránh hay nguỵ biện những lý do khó khăn này khác. Chúng ta cần trực diện, tông đồ của Chúa cần phải đối diện và tìm ra giải pháp cho họ, trong một xã hội mà tiếng nói bất công cần phải dập tắt, tiếng nói công lý cần phải giống lên một cách mạnh mẽ. Cho họ ăn không dừng lại ở những việc bác ái, sự hô hào, rao giảng suông một cách hay ho trau chuốt. Sống tinh thần Chúa Giêsu trong Tin Mừng này, cũng là sống theo điều mà Đức Phanxicô mong mỏi, hãy ra những vùng ngoại biên và một Giáo Hội “bị thương tích, đau đớn và lấm bùn vì đã dám dấn thân xuống đường thay vì một Giáo Hội ẩn mình sau một lớp bình phong của kinh kệ, lễ nghi và lề luật mà xa lìa những tâm hồn đổ nát”.

Lạy Chúa, sứ mạng của các tông đồ quá khó khăn và sứ mạng của Chúa cũng khó khăn bội phần trong thế giới hôm nay, xin Chúa ban cho Giáo Hội ơn biết can đảm làm chứng cho Chúa. Amen. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập74
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm69
  • Hôm nay7,001
  • Tháng hiện tại195,537
  • Tổng lượt truy cập15,482,427
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây