THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Chúa Nhật XXIV Thường Niên B

Thứ bảy - 15/09/2018 05:50
Tin Mừng Mc 8: 27-35 Đức Giêsu là ai? Đó là một câu hỏi được đặt ra không phải chỉ trong thời Chúa Giêsu, mà còn được đặt ra ngay trong thời đại chúng ta ngày hôm nay.
Chúa Nhật XXIV Thường Niên B

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marcô (Mc 8: 27-35)

27 Đức Giê-su và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp-phê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai?"28 Các ông đáp: "Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó".29 Người lại hỏi các ông: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Phê-rô trả lời: "Thầy là Đấng Ki-tô".30 Đức Giê-su liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.31 Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại.32 Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người.33 Nhưng khi Đức Giê-su quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phê-rô: "Xa-tan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người".34 Rồi Đức Giê-su gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.35 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy“.

 


Suy niệm

Đức Giêsu là ai? Đó là một câu hỏi được đặt ra không phải chỉ trong thời Chúa Giêsu, mà còn được đặt ra ngay trong thời đại chúng ta ngày hôm nay. Câu hỏi được đặt ra để chờ đợi một câu trả lời có ảnh hưởng quyết định trên lối sống của người trả lời.

Có người sẽ nhìn nhận Đức Giêsu như là một vĩ nhân; và họ cũng nhìn nhận đạo mà Đức Kitô lập nên là một đạo tốt. Nhưng trong cái nhìn của họ thì đạo Kitô không giúp ích gì cho cuộc sống. Cuộc sống của họ cần có tiền bạc của cải vật chất, cần có công danh sự nghiệp, chứ không cần đến lý tưởng tôn giáo. Vì thế họ lao mình vào cuộc sống vật chất và để sang một bên những vấn đề lý tưởng tôn giáo, hoặc có nghĩ tới thì để khi nào về già, khi nào gần đất xa trời rồi hẳn tính.

Đức Giêsu không phải chỉ là vĩ nhân mà còn là Con Thiên Chúa. Và vì là Con Thiên Chúa cho nên lý tưởng mà Ngài đề ra cho con người không phải chỉ là một thứ lý tưởng viễn vong không thể thực hiện. Là Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu thừa sức giúp chúng ta thực hiện được lý tưởng của Người cho dù có phải trải qua nhiều gian khổ. Mà chính cái lý tưởng đó cho nên Chúa đã chọn kiếp làm người, Người đã sống để cho chúng ta thấy và sống theo, nhờ đó mà chúng ta sống xứng đáng là con người - không những là người mà còn là con Thiên Chúa. Mà muốn được như Người, chúng ta phải đi theo Người, phải bỏ mình đi, phải vác thập giá, v.v. Nghĩa là phải cố gắng vươn lên, vươn lên cao hơn những nhu cầu vật chất xác thịt tầm thường.

Chính Chúa Giêsu đã đi bước trước để sống được như thế và Chúa sẽ giúp chúng ta sống được như thế, nếu chúng ta nhớ làm theo lời Chúa: “Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta".

Đến lượt chúng ta, ngày hôm nay Chúa Giêsu cũng đang cần chúng ta trả lời: Đức Kitô là ai trong đời sống đức tin của chúng ta? Thật sự đây là câu hỏi giúp chúng ta kiểm điểm lại niềm tin và thái độ sống của mình.

Chắc hẵn chúng ta thật dễ dàng để nhận ra Chúa Giêsu chính là Đấng Cứu Thế, là Chúa của mình, nhưng cũng như Phêrô và các Tông đồ được nói đến trong Tin Mừng hôm nay, họ muốn can ngăn Chúa, họ không muốn Chúa vác thánh giá, họ không muốn Chúa đau khổ. Vì sao? Bởi vì, là môn đệ của Chúa, nên khi đi theo Chúa, họ cũng phải bắt chước Chúa, cũng phải vác thánh giá, cũng phải chịu đau khổ với Người. Nhưng chúng ta hãy xem Chúa Giêsu có đồng ý với các Tông đồ như vậy không? Chúa không những không đồng ý mà còn khiển trách Phêrô: “đồ Satan, hãy lui lại đàng sau Thầy”. Chúa Giêsu không đồng ý với các Tông đồ vốn muốn Chúa làm một Messia an nhàn. Chúa cho họ biết đó là cám dỗ của Satan. Chúa cũng như những người đi theo Chúa phải chọn con đường thập giá. Chính thập giá mới đem lại bình an hạnh phúc. Cho nên, ai không nép mình sống theo 10 điều răn mà tự mình sống buông thả theo ý riêng thì sẽ gặt hậu quả rất tệ: mất hạnh phúc đời đời, bởi vì đã không đi trên con đường Chúa Giêsu đã đi.

Như thế, để hưởng ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu, chúng ta hãy tuyên xưng rõ trong lòng mình như thánh Phêrô hôm nay: “Thầy là Đấng Kitô, Đấng cứu độ đời con”. Cũng như thánh Phêrô, chúng ta quyết tâm bước đi theo Chúa trên mọi nẻo đường dù là đường êm ả hay đường chông gai, để mai sau, Chúa Giêsu ở đâu thì chúng ta cũng hy vọng mình được ở nơi đó ; Chúa Giêsu được hạnh phúc thế nào thì chúng ta cũng hy vọng sẽ được tham dự vào hạnh phúc đó với Chúa.

Rất ước mong rằng, chúng ta đừng chỉ tuyên xưng đức tin ngoài môi miệng, nhưng hãy tuyên xưng bằng hành động cụ thể: Bằng việc cầu nguyện kết hiệp với Chúa, bằng việc luôn chu toàn bổn phận với lòng yêu mến Chúa; biết cậy trông phó thác mọi sự trong tay Chúa quan phòng; biết tạ ơn Chúa khi vui lúc buồn, khi thành công cũng như lúc thất bại ; v.v. Vì biết rằng tất cả những gì Chúa để xảy đến, đều là hồng ân; và đều mang lại ích lợi cho phần rỗi đời đời của chúng ta. 

Chúng ta hãy học hỏi lời nguyện của thánh nữ Têrêsa: “Xin giúp con năng nhìn lên thánh giá Chúa, để học sống tình thương hiến thân quảng đại của Chúa”, bởi vì: "Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình" (Ga 15,13).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập46
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm45
  • Hôm nay7,479
  • Tháng hiện tại196,015
  • Tổng lượt truy cập15,482,905
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây