THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Hãy lắng nghe trước khi phán xét

Thứ bảy - 01/04/2017 06:16

Hãy lắng nghe trước khi phán xét

Ðức Giêsu là nguyên nhân chia rẽ trong dân Do thái: Có người nhận Ngài là Ðấng Tiên Tri, người khác nhận là Ðức Kitô. Nhưng các thượng tế và biệt phái thì muốn bắt Người. Họ dựa vào Thánh Kinh, nhưng cắt nghĩa Thánh Kinh lệch lạc. Vì thế cố chấp và không muốn nhìn nhận Ðức Giêsu là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa. Họ không đón nhận Ngài. Ðức Giêsu là Thiên Chúa và cũng là người thật. Chúa là người như chúng ta để hòa nhất với chúng ta. Chúa là Thiên Chúa nên mới có thể dẫn chúng ta về với Thiên Chúa. Nơi con người Ðức Giêsu, thần tính được dấn ẩn sau nhân tính.
Thứ Bảy tuần IV MC (Ga 7, 40-53)
Ðức Giêsu là nguyên nhân chia rẽ trong dân Do thái: Có người nhận Ngài là Ðấng Tiên Tri, người khác nhận là Ðức Kitô. Nhưng các thượng tế và biệt phái thì muốn bắt Người. Họ dựa vào Thánh Kinh, nhưng cắt nghĩa Thánh Kinh lệch lạc. Vì thế cố chấp và không muốn nhìn nhận Ðức Giêsu là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa. Họ không đón nhận Ngài.
 
Ðức Giêsu là Thiên Chúa và cũng là người thật. Chúa là người như chúng ta để hòa nhất với chúng ta. Chúa là Thiên Chúa nên mới có thể dẫn chúng ta về với Thiên Chúa. Nơi con người Ðức Giêsu, thần tính được dấn ẩn sau nhân tính.
 
Lời Chúa trong Tin Mừng Thánh Gioan thuật lại hôm nay, soi sáng cho chúng ta thấy một thái độ sống rất cần thiết, một cách thế để nhận định và đánh giá về một người nào đó.
 
Cho dù dư luận dân chúng có vẻ như chống lại Chúa Giêsu, ông Nicôđêmô vẫn can đảm phản đối làn sóng đó. Ông đặt câu hỏi với những người thuộc nhóm Pharisêu rằng: “Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?”Vì lời bênh vực đó mà ông phải nhận những lời quở trách của họ.
 
          Càng ngày, Chúa Giêsu càng tiến đến gần lúc nguy hiểm. Dân chúng trước đây, một cách nhìn chung, họ ủng hộ Ngài. Nhưng nay lại hoang mang, kẻ thì nói Ngài là Đức Kitô, kẻ khác không còn tin nữa, vì theo những kẻ này Đức Kitô không xuất thân từ Galilê mà phải xuất thân từ Bêlem thành của vua Đavít. Các thượng tế và biệt phái thì nóng lòng muốn bắt Ngài. Nicôđêmô lên tiếng bênh vực Ngài thì bị chụp mũ là đồng bọn Galilê với Ngài.
 
Trước hết ta quan sát đám đông dân chúng, một số người đã nghe Đức Giêsu giảng thì nhận định : "Ông này thật là vị ngôn sứ" ; "Ông này là Ðấng Kitô". Nhưng Thánh Gioan lại cho biết thêm, có những người trước khi nghe giảng thì đã có những định kiến sẵn về nguồn gốc của Đức Giêsu rồi : "… Nào chẳng phải : Ðấng Kitô xuất thân từ dòng dõi vua Ðavít và từ Bêlem, làng của vua Ðavít sao ?” Chúng ta nhận thấy sự khác biệt của hai thái độ nghe này : một là nghe bằng sự trong sáng, hai là nghe khi đã có định kiến, chắc chắn hai cách nghe này sẽ dẫn đến hai cách hành xử khác nhau.
 
Thánh Gioan cũng cho thấy một nhóm người khác là các vệ binh, những người này được sai đi để bắt Đức Giêsu, nhưng họ đã trở về với các thượng tế và người Pharisêu rồi trả lời họ : "Xưa nay chưa hề đã có ai nói năng như người ấy !". Nhóm người thứ hai này có một thái độ khác, họ không chỉ nghe với tất cả sự trong sáng mà thôi, nhưng họ còn biết so sánh và nhận định “xưa – nay chưa hề đã có ai nói năng như người ấy”…, cuối cùng họ mới đưa ra một kết luận và quyết định cách hành xử, quay trở về và không tra tay bắt Chúa Giêsu nộp cho các thượng tế.
 
Các thượng tế, biệt phái và người Pharisiêu dường như lại có thái độ ngược lại, họ không chịu lắng nghe, mà nếu có nghe, thì họ đã có những định kiến rồi. Họ chẳng nghe cho kỹ, hiểu cho sâu. Họ cũng chẳng so sánh, chẳng nhận định, chẳng diện đối diện như các vệ binh. Trái lại họ dựa vào ý kiến của một số người để kết luận“Trong hàng thủ lãnh hay trong giới Pharisêu, đã có một ai tin vào tên ấy đâu ?” (Câu 48). Sau khi dựa vào một số người, không thấy có gì thuyết phục, họ dựa vào “lề luật” để kết luận “Còn bọn dân đen này, thứ người không biết Lề Luật, đúng là quân bị nguyền rủa !" (Câu 49). Thái độ đánh giá người khác dựa vào: định kiến, dựa vào lề luật, dựa vào nguồn gốc xuất thân của người đó, dựa vào tiếng nói của một số người mạnh thế, chắc chắn không phải là một thái độ của Tin Mừng.
 
Trang Tin Mừng nói đến một nhân vật khác nữa, một Pharisêu, người tên là Nicôđêmô, trước đây đã đến gặp Ðức Giêsu ; ông nói với họ : "Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không ?". Vâng, lời nói của ông Nicôđêmô thật đáng cho mọi người suy nghĩ. Ông xứng đáng là một người trong giới lãnh đạo. Ông cũng dựa vào “lề luật”, nhưng không phải là để bắt bẻ, dèm pha. Ông tìm thấy sự nghiêm túc của “lề luật”, sự liên quan đến luật hoàn hảo là đức ái, muốn kết án ai phải nghe và biết người ấy đã làm gì.
 
Như vậy, muốn kết luận hay đánh giá về một người nào đó, Tin Mừng hôm nay dạy chúng ta : trước tiên phải biết lắng nghe, nghe cả những người hèn kém thấp cổ bé miệng nhất; nghe với toàn bộ sự trong sáng của tâm hồn, không dựa vào định kiến, không dựa vào vị thế hoặc nguồn gốc xuất thân của người đối diện; cũng không dựa vào một nhóm người nào đó ủng hộ hoặc về phe của mình; cuối cùng, sau khi nghe phải đến tận nơi tìm hiểu để biết người ấy đã làm gì, rồi mới được kết luận hành xử.
 
 Đức Giêsu khác với các ngôn sứ khác rao giảng nhân danh Thiên Chúa; phần Ngài, Ngài rao giảng nhân danh chính Ngài, vì Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa. Không lạ gì nghe Chúa Giêsu rao giảng, các vệ binh nhìn nhận rằng lời của Ngài không như lời của những người khác. Tác giả F. Bruce nhận định: lời chứng của những vệ binh này tuy đơn giản vài lời thôi, nhưng lại là chứng cứ vững vàng cho đến hôm nay. Họ hiểu lời Chúa nói và dám làm chứng cho những lời đó. Ta nhận ra một điều lạ lùng là chỉ những tâm hồn đơn sơ, rộng mở mới nhạy bén, nhanh nhẹn đón nhận Lời Chúa và đưa Lời Hằng Sống ấy vào trong cuộc đời mình.
 
Phải can đảm khi bảo vệ Chúa Giêsu vì thái độ này không phổ biến lắm. Ngày nay, việc đứng về phía Chúa Giêsu thường có hình thức bảo vệ những người mà chính Chúa Giêsu đã tự đồng hóa với Ngài: những người bé nhỏ (như trẻ em trong bụng mẹ có nguy hiểm bị phá thai, với việc phá thai được xem như là quyền được luật pháp bảo vệ!), hoặc những người bị áp bức, chẳng hạn như những nông dân và công nhân đang đấu tranh cho quyền lợi của họ. Nhưng chúng ta đừng sợ. Có ai đó đã từng nhận xét rất hay “Chúa Giêsu và tôi – chúng ta chiếm đa số”.
 
Ước gì Lời Chúa hôm nay soi sáng tâm hồn và cuộc đời chúng ta, để chúng ta biết cách nhìn người khác, lắng nghe và hiểu ngọn nguồn trước khi có kết luận đánh giá.
 
Huệ Minh

Nguồn tin: conggiao.info

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://giaoxusonghinh.org là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập197
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm190
  • Hôm nay16,314
  • Tháng hiện tại31,075
  • Tổng lượt truy cập15,594,738
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây