THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Suy Niệm Thứ Tư Tuần V Mùa Chay C

Thứ ba - 09/04/2019 18:30
Tin Mừng Ga 8: 31-42: khi Chúa Giêsu nói về sự nô lệ và cần được giải phóng thì họ tỏ ra bất bình với Người. Người Do thái chỉ nghĩ đơn thuần là họ chịu nô lệ về thể xác và đã được giải thoát, nhưng Chúa Giêsu muốn nhắc đến vấn đề nô lệ tinh thần, nô lệ của tội lỗi: “hễ ai phạm tội thì làm nộ lệ cho tội”.
undefined
undefined
SUY NIỆM HẰNG NGÀY

THỨ TƯ SAU CHÚA NHẬT V MÙA CHAY C


ĐỪNG CỐ CHẤP NỮA!
 

 
 
Tin Mừng Ga 8: 31-42

  Người Do thái xưa tự phụ họ là con cháu tổ phụ Abraham. Tức là người thong dong Nhưng Chúa Giêsu đã nói cho họ biết: Hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội, mà kẻ nô lệ thì không được ở trong nhà luôn mãi, người con mới được ở luôn trong nhà. Nhưng để được làm con cái Thiên Chúa chỉ có một đường duy nhất là Đức Giêsu Kitô. Chính Chúa đã phán: Tôi là đường là sự thật và là sự sống.

          Chúa Giêsu chờ đợi những người Do Thái mới tin Chúa, như đoạn Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe. Hãy noi gương của Thiên Chúa và của Abraham mà phát triển mối tương quan đức tin với Ngài: "Nếu các ngươi là con cái của Thiên Chúa Cha, thì chắc chắn các ngươi sẽ yêu mến Ta. Nếu các ngươi là con cái của Abraham thì các ngươi hãy thi hành công việc của Abraham mà tin lời Ta".

          Với trang Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu làm nổi bật vai trò của ông Abraham đối với người Do thái. Người Do thái luôn tự hào về dân tộc mình. Họ thuộc dòng dõi con cháu Abraham, được Thiên Chúa cứu thoát khỏi ách nô lệ Ai cập để trở thành những người tự do. Chính vì thế, khi Chúa Giêsu nói về sự nô lệ và cần được giải phóng thì họ tỏ ra bất bình với Người. Người Do thái chỉ nghĩ đơn thuần là họ chịu nô lệ về thể xác và đã được giải thoát, nhưng Chúa Giêsu muốn nhắc đến vấn đề nô lệ tinh thần, nô lệ của tội lỗi: “hễ ai phạm tội thì làm nộ lệ cho tội”. (Ga 8, 34)

          Ngài đã vạch trần sự giả tạo nơi người Dothái khi họ dựa vào tổ phụ Abraham và an tâm vì được đảm bảo bởi uy tín của tổ phụ, nhưng lại hành động ngược lại với những gì Abraham đã làm khi xưa. Vì nếu Abraham xưa kia có lòng mộ mến và sẵn sàng nghe lời các tiên tri, thì dân này lại đang tìm cách loại trừ vị tiên tri vĩ đại là chính Đức Giêsu.

          Người Do Thái luôn tự hào là con cháu Abraham nên tự cho mình là người tự do, không làm nô lệ ai. Đúng là Abraham có hai con trai, một sinh bởi người nô lệ, một sinh bởi người tự do, mà họ thì được sinh bởi bà Sara, người vợ tự do. Nhưng thực ra họ chỉ đúng một nửa. Họ chỉ là con cái Abraham theo huyết thống, còn những việc Abraham đã làm thì họ không làm. Abraham, cha của họ được kể là công chính “không phải sau, mà là trước khi ông được cắt bì” (Rm 4,10). Không phải máu huyết, mà là lòng trung thành với giao ước với Thiên Chúa mới làm cho họ thành con cháu Abraham đích thực.

          Và trong thực tế ta thấy những người Do Thái tự phụ này không thể nào thăng tiến trên con đường đức tin. Bởi vì họ chỉ mượn danh nghĩa con cái Thiên Chúa, bà con của Abraham để hưởng lợi mà thôi. Họ cho mình là người trong nhà, nhưng thực ra họ là những người con xa lạ, người con hoang theo như từ ngữ của đoạn Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe.

          Nếu người Do thái tự hào là con cái Thiên Chúa thì tất nhiên họ cũng phải tin và thi hành lời Chúa như ông Abraham tổ phụ họ. Thế nhưng trong thực tế, họ đã không tin vào Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và luôn tìm cách giết Người. Nhận thức mình là con cái Thiên Chúa, chúng ta phải biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Đó chính là điều kiện để trở thành môn đệ của Người. Bao lâu chúng ta lắng nghe và thực hành Lời Chúa thì bấy lâu chúng ta còn là môn đệ của Người. Nếu không, chúng ta chỉ mang danh là kitô hữu chứ không phải là Kitô hữu đích thực.

          Ta thấy người Do Thái đang tranh luận gay gắt với Đức Giêsu. Họ hãnh diện vì mình thuộc dòng dõi ông Abraham, nên cho mình là người tự do, chưa hề làm nô lệ cho ai bao giờ (c. 33). Đức Giêsu lại nhìn tự do theo một chiều hướng khác Ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội, người ấy không có tự do (c. 34). Tự do không bắt nguồn từ việc mình thuộc dòng dõi ông Abraham. Tự do đến từ việc tin vào lời sự thật của Đức Giêsu. “Nếu các ông ở lại trong lời của tôi… các ông sẽ biết sự thật và sự thật sẽ cho các ông được tự do” (c. 32). Tự do đến từ chính con người của Ngài: “Nếu Người Con có cho các ông tự do, các ông mới thực sự tự do” (c.36). 

          Và rồi ta thấy người Do thái cố chấp, chỉ tìm cách giết Đức Giêsu (cc. 37, 40). Họ không muốn nhận lời sự thật mà Ngài nghe được từ Thiên Chúa (c. 40). Khi từ chối sự thật, họ đã trở nên nô lệ cho sự dối trá và sát nhân. Đức Giêsu là Đấng Giải Phóng, Đấng cho người ta được tự do thực sự. Con người bị trói buộc bởi nhiều mối dây, bởi những tính toán ích kỷ hẹp hòi mà tự sức mình không sao thoát ra được. Hãy đến với Giêsu, mở ra với Giêsu, ta sẽ thấy mình được thanh thoát như Ngài. 

          “Giả như các ông là con cái ông Abraham, hẳn các ông phải làm điều ông Abraham đã làm” (c. 39). Giả như Thiên Chúa là Cha các ông, hẳn các ông phải yêu mến tôi, vì tôi đã phát xuất từ Thiên Chúa…” (c. 42). Như thế những kẻ chống đối Đức Giêsu thật ra chẳng phải là con cái thật sự của ông Abraham hay con cái Thiên Chúa. Họ sống trong ảo tưởng về mình khi họ cương quyết loại trừ Đức Giêsu.  

          Những người Pharisêu đang tự hào ảo! Coi chừng chúng ta cũng có thể dẫm vào vết chân xưa đó của họ khi ta cho mình hơn người vì là đạo dòng, là trí thức, hay có công có của giúp Giáo Hội... Nếu không thận trọng và tiếp tục làm theo lời Chúa dạy thì ta vẫn là nô lệ cho những gì mà mình vốn tự hào.

          Ta cũng thường tự mãn vỗ ngực xưng tên là người công giáo, nhưng nhiều lúc chúng ta không sống đúng với danh xưng ấy. Thay vì sống theo lời Chúa dạy, làm theo ý Chúa muốn, thì chúng ta lại làm theo ý riêng mình, sống theo những đam mê dục vọng mình. Thay vì làm tôi Chúa chúng ta lại làm tôi ma quỷ, xác thịt, thế gian.

          Để khỏi nô lệ cho tội hay ma quỷ, điều kiện là ta phải ở lại trong Lời Chúa. Bởi lẽ khi ở lại với Lời Chúa là chúng ta giữ Lời Chúa. Mà giữ lời Chúa là dấu hiệu nói lên lòng ta yêu mến Chúa. Cũng đồng nghĩa là ta để cho Chúa ở lại trong ta. “Chúa chính là đường là sự thật và là sự sống”. Ở lại trong Chúa thì sự thật chiến hữu lấy ta và sự thật giải thoát ta khỏi ràn buộc của tội lỗi. Nhờ thế ta có được sự sống của Chúa.

          Muốn đến cùng Thiên Chúa Cha, chỉ có con đường duy mhất Chúa Cha làm ra để trước là cho chính Chúa Cha đến với ta. Vì dù loài người đã phụ ơn và phản bội Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa là tình yêu, Ngài như không thể bỏ được ta. Ngưới mẹ đối với con của bà đẻ ra là hình ảnh Thiên Chúa đối với ta. Chính Thiên Chúa đã phán dù bà mẹ có thể quên con mình, nhưng Chúa không quên ta.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập98
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm94
  • Hôm nay6,108
  • Tháng hiện tại194,644
  • Tổng lượt truy cập15,481,534
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây