THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thứ Ba Tuần XXXI Thường Niên B

Thứ hai - 05/11/2018 17:37
Tin mừng Lc 14: 15-24: Ông chủ lại bảo người đầy tớ rằng: "Anh hãy ra ngoài đường ngoài ngõ và cố ép người ta vào cho đầy nhà tôi. Vì tôi bảo cho các người biết: không một ai trong những kẻ đã được mời, sẽ được nếm bữa tiệc của tôi”.
Thứ Ba Tuần XXXI Thường Niên B

Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo thánh Luca (Lc 14: 15-24)

Khi ấy, một người đồng bàn thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Phúc cho kẻ sẽ được ăn tiệc trong Nước Thiên Chúa". Người phán cùng kẻ ấy rằng: "Có một người kia dọn tiệc linh đình, và đã mời nhiều thực khách. Tới giờ dự tiệc, ông sai đầy tớ đi báo cho những kẻ được mời để họ đến, vì mọi sự đã dọn sẵn sàng rồi. Nhưng mọi người đồng thanh xin kiếu. Người thứ nhất nói với ông rằng: "Tôi mới tậu một thửa ruộng, tôi cần phải đi xem đất, nên xin ông cho tôi kiếu". Người thứ hai nói: "Tôi mới mua năm đôi bò, và tôi phải đi thử chúng, nên xin ông cho tôi kiếu". Người khác lại rằng: "Tôi mới cưới vợ, bởi đó tôi không thể đến được". Người đầy tớ trở về thuật lại những điều đó cho chủ mình. Bấy giờ chủ nhà liền nổi giận, bảo người đầy tớ rằng: "Anh hãy cấp tốc đi ra các công trường và các ngõ hẻm thành phố mà dẫn về đây những người hành khất, tàn tật, đui mù và què quặt". Người đầy tớ trở về trình rằng: "Thưa ông, lệnh ông ban đã được thi hành, thế mà hãy còn dư chỗ". Ông chủ lại bảo người đầy tớ rằng: "Anh hãy ra ngoài đường ngoài ngõ và cố ép người ta vào cho đầy nhà tôi. Vì tôi bảo cho các người biết: không một ai trong những kẻ đã được mời, sẽ được nếm bữa tiệc của tôi”.

Suy niệm

Sự việc dân làng Samaria không đón tiếp Chúa Giêsu và đoàn các môn đệ đã làm cho Giacôbê và Gioan bị shock nặng. Dĩ nhiên, họ không đón tiếp cũng có lý do của họ. Bị shcok vì sự không đón tiếp, họ đã nói với Chúa Giêsu là muốn khiến lửa thiêu rụi dân thành ấy đi. Và trong cơn tức giận cùng với việc không đồng lập trường quan điểm, chúng ta dễ hiểu vì sao họ lại hung hăng đến như vậy. 
 
Qua sự việc này, gợi hứng cho chúng ta nhiều suy nghĩ về cuộc sống. Chúng ta có thái độ nào với những người khác quan điểm và lập trường của mình? Họ không ủng hộ chúng ta thì sao? Họ không thiện cảm và đồng tình với chúng ta thì sao? 
 
Xã hội Âu Mỹ và các nước tiên tiến trên thế giới đều theo đuổi sự đa nguyên về chính trị. Đây là cấu tố căn bản tạo nên môi trường xã hội dân chủ và đặt nền tảng cho sự văn minh của thế giới hiện đại. Theo đó thì mỗi ngày chúng ta phải chấp nhận nhiều ý kiến, nhiều lập trường, nhiều tư tưởng khác nhau. 
 
Ngược lại ở những nước nghèo, độc tài và kém phát triển thì họ xây dựng đất nước trên sự độc tài, hoặc theo dân chủ giả tạo kiểu phong kiến xưa. Hệ luỵ của nó làm cho mọi tư tưởng lập trường hay ý kiến trái chiều đều bị huỷ hoại và thậm chí những nơi đó những người bất đồng chính kiến bị cầm tù. 
 
Nhìn vào thực tế và triết lý đó, chúng ta dễ dàng hiểu được não trạng và suy nghĩ của anh em nhà Giêbêdê. Họ là những kẻ tư duy định kiến, duy ý chí và thích một chiều, độc đoán, bảo thủ và cửa quyền. Họ muốn kiểm soát và tiêu diệt những ai không cùng phe và thủ tiêu người không đón tiếp, ủng hộ hay khen ngợi họ. Quá nhiều thực tế để chúng ta thấy sự tệ hại của loại tư tưởng và cách sống này. 
 
Hệ quả của nó là làm tụt hậu và thủ tiêu sự phong phú trong tư tưởng và cách sống của chúng ta. Điều này có thể gợi mở cho chúng ta về một Giáo Hội dám mở toang cánh cửa ra đối thoại với thề giới, khởi đi từ thời Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII, hay là Giáo Hội của Chúa Kitô dám canh tân chính mình với những nỗ lực đón nhận sự đa nguyên của thời hiện tại dưới thời của Đức Phanxicô. Chúng ta hãy để Chúa Thánh Thần thổi ngọn gió mát của Ngài lên nhân loại và Giáo Hội. Đồng thời, chúng ta học cung cách của Chúa Giêsu, không cần phải gay gắt với sự việc diễn ra không theo ý mình, nhưng là tìm giải pháp thích hợp đẹp ý Thiên Chúa Cha. 
 
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết đi cùng với Chúa và hiểu được ý Chúa muốn chúng con phải làm gì, trong mọi hoàn cảnh đời con. Amen.  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập120
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm116
  • Hôm nay23,624
  • Tháng hiện tại294,243
  • Tổng lượt truy cập13,578,617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây