THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Suy Niệm Thứ Bảy Tuần IV Phục Sinh

Thứ sáu - 27/04/2018 18:26
Tin Mừng Ga 14: 7-14: Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu các con biết Thầy, thì cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ các con biết và đã xem thấy Người”...
Suy Niệm Thứ Bảy Tuần IV Phục Sinh
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 14: 7-14)

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu các con biết Thầy, thì cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ các con biết và đã xem thấy Người”. Philipphê thưa: “Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha và như thế là đủ cho chúng con”. Chúa Giêsu nói cùng ông rằng: “Ai thấy Thầy là xem thấy Cha. Sao con lại nói: Xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha? Con không tin rằng Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy ư? Những điều Thầy nói với các con, không phải tự mình mà nói, nhưng chính Cha ở trong Thầy, Ngài làm mọi việc. Các con hãy tin rằng Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy. Ít ra các con hãy tin vì các việc Thầy đã làm. Thật, Thầy bảo thật các con: Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ làm được các việc Thầy đã làm. Người ấy còn làm được những việc lớn lao hơn, vì Thầy về với Cha. Và điều gì các con nhân danh Thầy mà xin Cha, Thầy sẽ làm, để Cha được vinh hiển trong Con. Nếu điều gì các con nhân danh Thầy mà xin cùng Thầy, Thầy sẽ làm cho”.
 
SUY NIỆM

Lịch sử cứu độ là một cuộc đối thoại triền miên giữa Thiên Chúa và con người. Thiên Chúa bầy tỏ và mời gọi con người đến chia sẻ hạnh phúc với Ngài và ở trong Ngài. 

Ngài nói với con người bằng nhiều thể cách khác nhau: Ngài nói qua các kỳ công của Ngài trong thiên nhiên, qua dòng lịch sử của nhân loại, qua các tiên tri của Ngài, và sau cùng Ngài nói qua chính Con Một của Ngài là Đức Giêsu Kitô. 

Không có ngôn ngữ nào tuyệt hảo cho bằng ngôn ngữ của tình yêu. Khi hai người yêu nhau, họ không nói nhiều với nhau, mà chỉ cần hiện diện bên nhau. Sự cảm thông của hai người vượt lên trên mọi thứ ngôn ngữ và mọi cách diễn tả. 

Chúa Giêsu đến với con người bằng sự hiện diện của tình yêu. Người chia sẻ cuộc sống của con người, Người chấp nhận nổi khổ đau của con người. Người yêu thương và tha thứ cho con người đến cùng. 

Sống và chết đối với Chúa Giêsu là để bầy tỏ cho con người một chân lý. Chân lý đó là: “Thiên Chúa là tình yêu”. Như thế, thấy Chúa Giêsu có nghĩa là thấy tình yêu của Thiên Chúa, thấy Thiên Chúa. Do đó không lạ gì Chúa Giêsu đã tuyên bố: “Ai thấy Thầy là thấy Cha Thầy”. 

Với các Tông đồ và các môn đệ của Chúa Giêsu, những người đã từng sống, từng chia sẻ những nỗi vui buồn với Chúa, từng chứng kiến cuộc khổ nạn, tử nạn và phục sinh của Chúa, các Tông đồ thấy Chúa Cha. 

Qua cuộc sống mình, người khác có thấy Chúa không? 

Người ta đã nói về thánh Gioan Vianey: Tôi đã thấy Thiên Chúa trong một con người. Và ai thấy Đức Kitô là thấy Thiên Chúa Cha. 

Chúng ta hãy cầu xin cho mọi Kitô hữu ý thức được sứ mạng bầy tỏ và giới thiệu Đức Kitô, bằng chính cuộc sống và con người của mình, để cho người khác, khi nhìn vào Kitô hữu, họ nhận ra Đức Kitô. Đó chính là sứ mạng truyền giáo mà mỗi người chúng ta phải chu toàn.

Lạy Cha, xin ban cho chúng con luôn có được con mắt đức tin, để chúng con không ngừng nhận ra sự hiện diện và hoạt động của Chúa qua mọi biến cố của cuộc sống thường ngày. Amen.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Hôm nay34,412
  • Tháng hiện tại319,183
  • Tổng lượt truy cập13,603,557
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây