THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Lễ Thánh Gioan Tẩy Giả

Thứ bảy - 23/06/2018 17:59
Tin Mừng Lc 1: 57- 66. 80: Hôm nay Giáo hội mừng trọng thể lễ sinh nhật Thánh Gioan tẩy Giả. Cuộc đời Thánh Gioan Tẩy Giả, từ khi thụ thai đền sinh ra và chết đi đã làm cho bao người bất ngờ...
Lễ Thánh Gioan Tẩy Giả
Có khi ngày lễ Thánh Gioan rơi vào một ngày Chúa nhật. Lúc đó người ta cử hành ngày lễ của Ngài. Đó là vị thánh duy nhất, cùng với Đức Giêsu mà chúng ta cử hành ngày lễ sinh nhật của đời sống ở trần gian. Đối với những vị thánh khác, người ta chọn ngày chết của các ngài; đó chính là ngày của các ngài được sinh vào Thiên Đàng. Từ khởi thuỷ, vào thời kỳ thứ tư, ngày sinh nhật của Thánh Gioan Tẩy Giả rất phổ biến, đó là lễ "Thánh Gioan mùa hè " với những ngọn lửa của Thánh Gioan ".

Cũng như lễ Giáng Sinh, được đặt vào ngay hạ chí, sớm, hơn sáu tháng. Từ ngày 24 tháng sáu, ngày dài nhất trong năm, các ngày ngắn dần cho đến ngày 25 tháng mười hai, ngày ngắn nhất. Như thế, theo những huyền thoại lớn. Còn giữ lại trong vô thức của người Phương Tây, câu nói của Gioan Tẩy Giả được xác nhận: "Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi". Ánh sáng thật chính là con Thiên Chúa, mặt trời duy nhất của thế gian.

Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Ê-li-sa-bét sinh hạ một con trai.

Luca đã xây dựng các câu chuyện về thời thơ ấu để đạt song song hai đứa bé.

- Truyền tin cho vị tư tế Da-ca-ri-a trong Đền thờ Giê-ru-sa-lem.

Truyền tin cho thiếu nữ Ma-ri-a trong nhà riêng ở Na-da-rét.

Gioan Tẩy Giả được sinh ra ở Tin Kanm... bởi một bà mẹ hiếm hoi.

Đức Giêsu được sinh ra ở Bê-lem... bởi một trinh nữ…

Gioan Tẩy Giả lui vào sa mạc.

Đức Giêsu được dâng vào Đền Thánh...

Là con một vị tư tế, Gioan Tẩy Giả đương nhiên sẽ là tư tế vì chức tư tế đó được kế thừa, người ta là tư tế từ đời cha qua đời con, được thánh hiến để phục vụ Thiên Chúa: "Da-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét là cha mẹ và đều là những người công chính trước mặt Thiên Chúa" (Lc 1. 6).

Đó là những "người nghèo khó": Họ không có con... một thử thách nghiệt ngã trong các tầng lớp nghèo khổ mà việc có nhiều con là một sự chúc phúc của Thiên Chúa và sự giàu có độc nhất!

Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà.

Niềm vui, sự hân hoan, là một trong những đặc tính của sự đăng quang thời đại Đấng Mê-si-a (Lc 1,14 - 1,28 – 1 44 – 1,44 - 2,10). Khi người ta thấy tôi sống, phải chăng niềm vui là đặc tính thấy rõ của những người tin Chúa?

Một niềm vui càng sống động hơn khi xem ra không thể thực hiện được, và khi nó bị trì hoãn lâu ngày. Niềm vui của người Kitô hữu chắc chắn không phải là niềm vui dễ dàng! Đó cũng là một niềm vui được chinh phục trên tất cả những gì công phá sự quân bình của chúng ta. Một niềm vui được những người thân và bạn bè chia sẻ? Chúng ta có biết vui mừng với những người khác không?

Một niềm vui đến "từ Thiên Chúa", bởi vì "Chúa đã quá thương bà như vậy" để bà được làm mẹ. Đó là một dấu chỉ của tình yêu, một ân sủng, một sự nhân từ của Thiên Chúa, khi một người được sinh ra đời. Có thật hiển nhiên như thế không? Người Tây Phương chúng ta nói căng bụng chẳng phải đã mất đi một vài giá trị chủ yếu về sự sống đó sao? Phải chăng chúng ta thật sự cảm thức rằng "sống" là một cơ may? Chúng ta có thật sự hạnh phúc được gọi vào cuộc sống làm người không? Và cuộc sống vĩnh cửu không? Lòng nhân hậu của Thiên Chúa, những từ này có ý nghĩa đối với chúng ta không? Chúng ta có thể đã không được sinh ra: Chúng ta có thích cái trống không, cái hư vô đó không? Chỉ có sự sống vĩnh cửu là chân thật, và đó là một "ơn" của Thiên Chúa, một sự "thương xót" của Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta.

Tất cả những gì đặt sự sống của chúng ta thành vấn đề mọi thử thách chỉ là tạm thời, chuyển tiếp: điều mà chúng ta nhận được khi một con người được sinh ra đời, đó là tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu vĩnh cửu. Vào thời kỳ đó, ở Tin Ka rim, -trong miền núi xứ Giu-đê, nơi nhà của những người nghèo đó, người ta mừng vì một em bé ra đời, một em bé mà người ta chờ đợi, mong ước và bất ngờ có được.

Họ tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em. Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: "Không phải đặt tên cháu là Gioan".

Trong tư tưởng của nhiều dân tộc, cái tên không chỉ là danh xưng trong đời sống dân sự hoặc một sự lệ thuộc bề ngoài với những danh từ thời thượng nào đó. Trong Kinh Thánh khi cho con mình một cái tên, cha mẹ chỉ ra một ơn gọi, một "ý nghĩa". Tất cả những tên trong trang Tin Mừng này đều là một "tin mừng". Da-ca-ri-a có nghĩa là Thiên Chúa nhớ đến"...Ê-li-sa-bét có nghĩa là "Thiên Chúa đã hứa"... "Gioan" có nghĩa là "Thiên Chúa ban ân sủng"... Mỗi một nhân vật mang một cái tên, là một động từ chỉ hành động mà Thiên Chúa là chủ ngữ, người hành động!

Tôi có tin chắc rằng mình không phải là kết quả của sự tình cờ, nhưng là kết quả của một tình yêu? Tôi có tin chắc rằng tôi có một sự quan trọng nào đó bởi vì tôi được Thiên Chúa mong muốn và yêu thương bằng một tình yêu vĩnh cửu không?

Những người vô thần nói, thế giới là phi lý. Còn những người có đức tin lại nói "thế giới tiến về chính hạnh phúc của Thiên Chúa".

Họ bảo là: "Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả".

A đúng thế! Đó là điều mới mẻ. Người ta ra khỏi những đường xưa lối cũ dù rất đáng kính. Một thời đại mới bắt đầu. Và điều đó có vẻ kỳ lạ đối với những người bị khô cứng trong những thời đại xa xưa. Trong sự trẻ trung của Giáo Hội, Thần khí đã đảo lộn mọi "tập tục". Thần khí làm cho những kế hoạch quá khôn ngoan của con người thất bại. Vâng! đứa bé sẽ có tên là Gioan, Thiên Chúa ban ân sủng; "Những tín đồ của đạo Do Thái đều kinh ngạc và thấy Thiên Chúa cũng ban Thánh Thần xuống trên cả các dân ngoại nữa" (Công. vụ 10,45).

Rồi họ làm hiệu cho hỏi người cha, xem ông đặt tên cho em bé là gì. Ong xin một tấm bảng nhỏ và viết: "Tên cháu là Gioan ". Ai nấy đều bỡ ngỡ. Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được và chúc tụng Thiên Chúa".

Những lời đầu tiên mà cái miệng câm phát ra là những lời chúc tụng. Đó là thời kỳ mới, thời kỳ cứu độ. Sự sinh ra này bắt đầu một sự giải phóng cho phép loan báo những kỳ công của Thiên Chúa. Ở đây cần phai đọc "Bài ca ngợi khen" (Benedictus), bài thánh ca ngợi khen hoạt động của ân sủng Thiên Chúa từ miệng của Da-ca-ri-a "Chúc tụng Đức Chúa" đã viếng thăm cứu chuộc dân Người... sẽ cứu thoát ta khỏi tay thù địch... thoát tay mọi kẻ hằng ghen ghét... để ta sống thánh thiện công chính trước nhan Người…mà phụng thờ Người suốt cả đời ta... Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao: con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người, bảo cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ là tha cho họ hết mọi tội khiên. Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn... " Thiên Chúa bắt đầu "thi ân ": Người cha già cả đáng thương đã không thể tin nổi điều bất khả (bởi vì đối với Thiên Chúa, không gì là không có thể) giờ đây thấy mình được tha thứ và chữa lành.

Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê.

Sự sợ hãi này không phải là một bệnh lý sợ hãi, một nỗi lo âu hoảng sợ và nô lệ, người tín hữu phải giải thoát khỏi nỗi sợ hãi đó (1 Ga 4,18)... Sự sớ hãi (kinh sợ) Ở đây hiểu theo nghĩa Kinh thánh, nghĩa là thái độ của con người khi đến gần sự linh thiêng. Một mầu nhiệm bay lượm trên mọi biến cố ấy. Những ý định bí mật thì không thể dò thấu được. Phần chúng ta, chúng ta thường thích sự tầm thường trống rống và đơn điệu của cái cơ thể kiểm soát, cái suy lý. Chúng ta cảm thấy tiện lợi hơn và bình yên hơn khi không bị sự sợ hãi bởi lòng tôn kính mầu nhiệm vô cùng của Thiên Chúa gây ra một cách mạnh mẽ trong ta.

Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: "Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây?"

Bấy giờ, không ai biết điều đó! Phải cố công trông cậy chấp nhận "cuộc mạo hiểm cao đẹp của đức tin", để Thiên Chúa dẫn dắt trong cuộc phiêu lưu.

Nhưng khi Luca ghi lại câu hỏi này của những người dân làng Tin Kanm thì Luca biết đứa trẻ ấy ra sao rồi.

Một con người đã rút vào sa mạc, xa cách mọi người, để được gần Thiên Chúa. Là tiếng bên trong hoang địa báo Đấng Mê-si-a sắp đến. Đối đầu với Hê-rô-đê đầy quyền năng (Lc 3,19). Bị bắt và giam trong pháo đài Machéronte, và Gioan Tẩy Giả chỉ ra khỏi pháo đài vòi cái đầu bị chặt và đặt trên một cái đĩa trong một bữa tiệc truy hoan... Lúc bấy giờ ông chỉ ngoài 30 tuổi:

Đấy đứa trẻ rồi sẽ như thế đó,

Một cuộc đời thất bại chăng?

Và quả thật có bàn tay Thiên Chúa phù hộ em. Cậu bé càng lớn lên thì linh thần càng vững mạnh.

Vâng Lu-ca dám viết điều đó vì ông biết rõ mọi việc ông biết.

Sự thành công thật sự của một cuộc đời dĩ nhiên không vì chúng ta cố gắng đạt cuộc đời ấy vào đâu? Làm cho một cuộc đời thất bại là không làm theo thánh ý của Thiên Chúa. Gioan Tẩy Giả, can đảm và vững mạnh đã hoàn toàn thành công cuộc đời mình: Ngài đã thực hiện điều mà Thiên Chúa chờ đợi Ngài.

"Đây là ngày lễ Thánh Gioan; một ngày tươi đẹp mà các người yêu rủ nhau họp mặt". Tổ tiên của chúng ta đã hát như thế vào những thời kỳ mà đức tin và văn hóa còn liên kết với nhau. Hoan hô lễ Thánh Gioan mùa hè! Chúng ta hãy đốt lên những ngọn lửa vui mừng. Thánh Gioan Tẩy Giả, xin cầu cho chúng con! Em bé sinh ra hôm nay, em sẽ được gọi là ngôn sứ của Đấng Tối Cao, em sẽ chuẩn bị những nẻo đường của Người, nhờ sự dịu dàng và tình yêu của Thiên Chúa chúng ta, để chiếu sáng những ai còn trong bóng đêm và bóng tối của sự chết, khi Vầng Đông trên cao đến thăm viếng chúng tôi. "Nào, vui lên, mặt trăng đã lên cao?" Các bạn có biết rằng những nốt nhạc trong thang âm (út, rê, mi, fa, soi, la, si) là những âm đầu của mỗi câu thơ trong ca khúc La tinh để chào mừng Thánh Gioan Tẩy Giả? Bạn thấy đó, một ngày lễ của niềm vui và âm nhạc!


 
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Tin mừng  Lc 1,57-66.80


1. Lịch sử của ngày lễ:

Ngoài Chúa Giê-su và đức Ma-ri-a, phụng vụ chỉ mừng ngày sinh nhật của Thánh Gio-an Tẩy Giả vào ngày ông sinh ra chào đời. Các thánh khác đều mừng vào ngày sinh nhật trên Trời, tức là ngày chết.
Sinh nhật của Gio-an có ý nghĩa quan trọng đối với chương trình cứu độ của Thiên-Chúa, vì Gio-an là người loan báo và dọn đường cho Đấng Cứu Thế.

Lễ này đã có vào thế kỷ thứ năm và đặt vào ngày 24 tháng 6, có nghĩa là sáu tháng trước ngày sinh của Đấng Cứu Thế.

2. Nhìn vào Gio-an Tẩy Giả:

a) Địa vị của Gio-an:

So với Tân Ước, Gio-an vẫn còn thuộc về Cựu Ước; ngài được Thiên-Chúa kêu gọi để chuẩn bị được dân chúng đón nhận Đấng Cứu Thế đến, bằng các bài giảng nói về nước Thiên-Chúa, và lời kêu gọi sám hối. Chính Chúa Giê-su nhận phép rửa thống hối từ tay của ông, và những môn đệ đầu tiên của Đức Giê Su, như Gio-an Tông Đồ và An-rê … cũng xuất thân từ đám môn đệ của Gio-an.

Chính Gio-an tự giới thiệu mình là tiếng kêu trong hoang địa, người dọn đường cho Đấng Cứu Thế đang đến.

Còn Đức Giê Su gọi ông là kẻ lớn nhất do người nữ sinh ra trong Cựu Ước và là ngôn-sứ theo tinh thần và sứ mạng của Ê-li-a (Mt 11,8.11.14).

b) Sứ mệnh của Gio-an:
  • Truyền tin về Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế: "Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong dạ nhảy lên …" (Lc 1,40).
  • Dọn đường cho Đấng Cứu Thế: "Tôi là tiếng người hoan hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi (Ga 1,23)".
  • Giới thiệu Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế: "Ông Gio-an thấy Đức Giê Su tiến về phía mình, liền nói: 'đây là Chiên Thiên-Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian'"(Ga 1,29).
  • Gio-an tử đạo để làm chứng cho Chúa Giê-su.

3. Nhận thức và áp dụng:

- Trong hàng ngũ các ngôn sứ thời cựu ước. Gioan tẩy giả là người cuối cùng hướng nhân loại nhìn về Đức Kitô. Gioan có thể thấy Đức Giê Su và chỉ cho chúng ta thấy "đây là chiên Thiên-Chúa …"(Ga 1,29).

- Còn chúng ta, chúng ta được hạnh phúc hơn Gioan vì chúng ta được sống sau thời của Đức Kitô. Do đó chúng ta có thể thấy Đức Kitô, đến với Đức Kitô, sống với Đức Kitô trong niềm tin của mình để rao giảng về Đức Kitô và đem người ta đến với Người.

- Gioan tự giới thiệu là "người hô trong hoang địa: hãy sửa đường cho thẳng để đức Chúa đến"(Ga 1,23).

- Người kitô hữu sống giữa thế gian phải là:

*Anh sáng chiếu soi cho mọi người, nghĩa là phải có đời sống gương sáng để làm chứng về Đức Kitô.

*Muối ướp để bảo vệ thế gian khỏi hư thối, nghĩa là bảo vệ thế gian khỏi những thói hư tật xấu.

*Men trong bột để gieo rắc và làm thấm nhiễm tinh thần và giáo huấn của Chúa Kitô vào mọi cuộc sống và mọi môi trường.

Cha mẹ và thân nhân của Gioan nhìn việc sinh ra của Ngài như là quà tặng Hồng An Thiên-Chúa…

Người Kitô Hữu hiện diện với ai và trong bất cứ môi trường nào cũng phải trở nên niềm vui cũng phải trở nên niềm vui, sự hạnh phúc và an bình cho những người đó và môi trường đó.

Ngày Gioan chào đời quả là ngày vui:

*Vui cho gia đình Dacaria.

*Vui cho dònh họ Dacaria.

*Vui cho cả dân tộc Dacaria.

Vì đứa trẻ sẽ ra thế nào đây? Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em".

Để rồi khi đến cứu thế đến , niềm vui lớn vượt qua khuôn khổ một gia đình, một dòng tộc , một quốc gia để trở thành niềm vui mọi thế hệ con cái loài người và cho toàn thế giới.

-Hân hoan mừng kính sinh nhật của Gioan Tẩy Giả hôm nay là để chuẩn bị và hướng về việc mừng kính trọng thể và lớn lao ngày Chúa Cứu Thế Giáng sinh làm người, ở với loài người và cứu chuộc loài người chúng ta./


HTMV Khoá 10 – ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập34
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay7,054
  • Tháng hiện tại121,777
  • Tổng lượt truy cập13,137,030
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây