THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Chúa Phục sinh: Niềm Tin Chúa Phục sinh

Chủ nhật - 16/04/2017 04:40
Có một người đố tôi thế này: Thưa cha, người ta kể rằng sau khi Chúa Giê-su về trời, các thiên thần và các thánh đều nghe nói Chúa Giê-su khi còn ở dương thế có thể đi trên mặt nước, liền đề nghị Chúa Giê-su biểu diễn. Nhưng Chúa Giê-su đã bất lực không thể đi trên mặt nước được nữa! Đố cha lý do tại sao?
Chúa Phục sinh: Niềm Tin Chúa Phục sinh

Tôi còn suy nghĩ thì người ấy nói: Bởi vì đôi chân của Chúa đã bị lỗ đinh xuyên thủng nên nước tràn qua chân rồi!
Quả thực, nếu nhìn biến cố Phục sinh bằng con mắt phàm trần có lẽ chúng ta khó có thể hiểu được những gì đã diễn ra trong cái chết và phục sinh của Chúa. Chúng ta không thể hiểu được người chết sống lại sẽ như thế nào?
Có người còn đố nhau nếu mai sau sống lại thì mình sẽ sống lại ở lứa tuổi nào để có thể nhận ra nhau? Sống lại với dung nhan ở tuổi 20 đầy sức sống, ở tuổi 40 với vẻ quý phái, hay ở tuổi 60 đầy phúc hậu . . . Có người còn đố nhau sau khi sống lại sẽ ăn gì, mặc gì . . .?
Những câu hỏi thực tiễn ấy đều được trả lời qua biến cố Chúa Giê-su phục sinh. Ngài đã phục sinh nhưng không còn trong thân xác hữu hạn của con người. Thế nên, các môn đệ đã không nhận ra Người. Sự phục sinh đưa Ngài vào cõi sống trong Thiên Chúa không còn lệ thuộc bởi không gian và thời gian, càng không lệ thuộc bởi cái ăn, cái mặc. Ngài có thể hiện diện ở nhiều nơi cho nhiều người khác nhau. Các tông đồ ở Giê-ru-sa-lem cũng từng thấy Người hiện ra, và hai môn đệ trên đường Emmau cũng từng thấy Người. Họ gặp nhau và kể lại về những cuộc hiện ra của Người.
Hôm nay chúng ta vui mừng cử hành lễ Chúa Giê-su phục sinh. Chúng ta cùng nghe những chứng nhân kể lại việc Chúa đã sống lại thế nào? Và chính họ đã dùng cả tính mạng mình để làm chứng cho điều mà các ngài đã nghe và đã thấy về sự phục sinh của Chúa. Cho dù có bị cấm đoán, bị đe dọa đến tính mạng các ngài vẫn can đảm nghe lời Thiên Chúa hơn là nghe lời phàm nhân.
Sự kiện Chúa Giê-su phục sinh cũng khơi lên trong chúng ta niềm vui về cuộc đời này. Cuộc đời chúng ta không có tận cùng. Chúng ta sinh ra đã là bất tử vì được tạo dựng giống hình ảnh Chúa vĩnh hằng. Cái chết không là tận cùng mà là cửa ngõ đưa ta vào cõi vĩnh hằng. Tuy nhiên, trong cõi vĩnh hằng ta sống trong hồng phúc với Chúa hay chịu luận phạt trong biển lửa đời đời? Điều này tùy thuôc vào lối sống của chúng ta hôm nay. Chọn Chúa hay chọn theo ma quỷ? Đi theo lẽ phải hay đi theo tà tâm? Làm việc thiện hay làm điều gian ác? Mọi việc chúng ta làm đều được Chúa phân xử công minh.
Thế nên, muốn có được sự sống đời đời hãy theo gương Đức Ky-tô. Hãy sống một cuộc đời như Đức Ky-tô là tìm kiếm và thi hành ý Chúa. Hãy can đảm từ khước những ước muốn tội lỗi, những cám dỗ mà ma quỷ bày ra để ta phản nghịch cùng Chúa. Xin đừng vì những thú vui trần thế mà đánh mất ơn nghĩa cùng Chúa, đánh mất thiên đàng mai sau.
Ước gì niềm tin Chúa phục sinh sẽ biến đổi cuộc đời chúng ta như đã từng biến đổi các tông đồ. Biến đổi từ con người nhút nhát trở thành con người kiên cường. Từ con người yếu đuối trở thành mạnh mẽ trong ơn thánh của Chúa. Từ con người tầm thường trở thành những con người làm thay đổi thế giới nhờ văn hóa ky-tô giáo mà các ngài rao giảng. Xin Chúa cũng biến đổi tâm tư và cuộc sống chúng ta theo giáo huấn của Chúa. Xin Chúa cũng dùng chúng ta như khí cụ loan báo tin vui Chúa Phục Sinh đến tận cùng thế giới. Amen
Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập113
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm112
  • Hôm nay24,437
  • Tháng hiện tại295,056
  • Tổng lượt truy cập13,579,430
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây