Giáo xứ Sông Hinh - Nhà Cha Ta Là Nhà Cầu Nguyện (Mt 21,13)

https://giaoxusonghinh.org


Chú Giải Tin Mừng - Thứ Bảy tuần V thường niên A

Tin mừng Mc 8: 1-10: Trong hai trình thuật, tác giả dùng những từ, thành ngữ giống nhau hay tương đương để miêu tả những động tác của Đức Giê-su khi Người làm phép lạ: cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn đệ...
Chú Giải Tin Mừng - Thứ Bảy tuần V thường niên A
CHÚ GIẢI TIN MỪNG

THỨ BẢY TUẦN V THƯỜNG NIÊN A

NGÀY 15/02/2020




Tin mừng Mc 8: 1-10

Noel Quession - Chú Giải


Bài đọc I: NĂM Lẻ: Dt 9,3-24

Trang sách hôm nay, dưới vổ ngoài thơ ngây, có một chiều sâu triết học và thần học lạ lùng: người ta không hề nói gì hơn được về thân phận con người.

1. Con người được tạo thành liên kết với Thiên Chúa, lại phá đổ sự hòa hợp này vì tội lỗi mình.

Thiên Chúa được trình bày như một người "Cha nhân lành đến dạo trong vườn mỗi lúc chiếu về để truyện trò với con cái mình. Nhưng rồi, mọi sự đã bị đổ vỡ: Con người sợ Thiên Chúa và ẩn nấp đi. Đàng sau những lời giản dị này chúng ta thoáng thấy những khó khăn để gặp Chúa:

Việc cầu nguyện buồn chán và người ta bỏ qua... và Thiên Chúa "khai trừ con nguời khởi vườn địa đàng". Thực sự Thiên Chúa xa vắng quá!

2..Con người được tạo thành trong tương quan với đồng loại nhung lại phá đổ nó đi vì tội lỗi mình.

Sự tương đồng của con người được trình bày cho chúng ta như xương bơi xương mình. Niềm vui bộc phát khi ngừơi nữ được đưa giới thiệu cho Ađam. Vậy mà giờ đây bẻ gãy tương quan với Thiên Chúa, các mối tương quan khác cũng tan vỡ: ông tố cáo vợ mình. Ôi kẻ hèn hạ? người phụ nữ Chúa đã cho làm bạn với tôi, chính nàng đã cho tôi trái cây.. Cuộc cãi vã vợ chồng đầu tiên nảy sinh trong nhân loại. Đàng sau những lời này, chúng ta thoáng thấy những xung đột, nóng giận, ẩu đả, chiến tranh đủ loại bạo lực, và nếu cha mẹ là Ađam và Evà chia rẽ thì con cái họ là Cain và Abel đã còn đi xa hơn tới chỗ đổ máu.

3. Con người được tạo dựng để "hòa họp trong thực thể của mình", lại cảm thấy, phân rẽ ngay trong nội tâm.

Ađam và Evà được trình bày như, những con người vô tội hồn xác hòa hợp hoàn toàn họ trần truồng mà không hổ thẹn. Bấy giờ họ buộc phải mặc đồ... ý xấu của họ quá mạnh: xác thân họ khó kiềm chế nổi, các bản năng mạnh mẽ trỗi dậy. Đàng sau những lời này. Chúng ta thoáng thấy một khuynh hướng lầm lạc mà thân xác khơi lên: say sưa, rượu chè, nghiện ngập, tính thiếu kiểm soát.

4. Con người được tạo dựng về mỗi tương quan với thiên nhiên lại bị nó trấn áp cách nghiệt ngã.

Ađam và Evà được đặt trong một thiên nhiên hạnh phúc, một khu vườn được vun tưới kỹ, với những cây xanh đầy trái tốt để ăn. Các thú vật cũng là bạn của họ... và con rắn đã nói năng ngọt xớt! Tất cả những điều đó để nói lên rằng từ nay sẽ khác hẳn: mọi sự đã đổ vỡ.

Người nam trong công việc cốt yếu của họ, nghề nghiệp của họ đã được ghi dấu:mồ hôi là dấu chỉ sự cực nhọc họ phải chịu để 'kiếm sống". Gai góc mọc lên dễ dàng hơn là lúa thóc.

Người nữ, trong Công việc cốt yếu của họ, việc sinh sản con cái bị ghi nhận. "Người gặp nhiều khổ cực khi thai nghén, và đau đớn khi sinh con ". Chúng ta thoáng thấy sau những lời này, những khó khăn trong việc giáo dục, đủ loại đau khổ dệt nên đời sống gia đình.

Sau cùng là cái chết!

Cái chết không giải thích được! Tại sao con người lại chết?

Người ta hẳn sẽ trả lời là "vì con người không phải là Thiên Chúa", vì họ là tạo vật, "vì thế phải dòn mỏng". Và đây là một lý lẽ tự nhiên đầu tiên. Nhưng tác giả ở đây thêm vào lý do thứ hai: con người là tội nhân, và sự chết mang một săc thái phụ thuộc là nặng nhọc.

Ta sẽ đạt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ: miêu duệ người phụ nữ sẽ đập nát đầu mi.

Thiên Chúa long trọng nói điều đó với "con rắn " với sự ác được nhân cách hóa.

Như vậy, trọn sự phá hoại mà tội lỗi gây nên trong mối hoà hợp thần linh sẽ không phải là tiếng nói sau hết: Từ đầu một sự chiến thắng đã được loan báo, một sự cứu rỗi, một sự cứu chuộc.

Bài đọc I: NĂM CHẴN: 1 V 12,26-32. 13,33-34

Cuộc phân ly nhân loại (chính trị) trở thành cuộc phân ly tôn giáo.

Trước thời kỳ thiết lập vương quyền, mối dây duy nhất nối kết 12 chi họ, chính là niềm tin tôn giáo vào Đức Yavê. Khởi đầu từ Saolê và nhất là từ Đavid và Salômon mối dây đó mang màu sắc chính trị, nhưng lại luôn mong manh. Dưới quyền một vị vua độc nhất, các chi tộc vẫn giữ đặc tính riêng của họ. Các chính sách kinh tế vụng về dưới triều Salômon. và Roboam đã khiến các chi tộc miền Bắc tức giận tột bực: trước nỗi khó khăn đó, ai.về nhà nấy...sự hợp nhất đã cánh chúng.

Vả lại dân chúng miền Bắc đã có thông lệ hành hương đến thành Giêrusalem, nơi có đặt hòm giao ước Japoboam, vua của mười chi tộc miền Bắc, lấy làm khó chịu vì phong trào này vẫn tiếp tục. Thế là ông sẽ dâng kính hai đền thờ xưa cũ, ở Bêthel và ở Đan.. Sự ly tan mang tính nhân loại, lại tăng thêm sự phân ly tôn giáo.

Ngày nay, vẫn còn những tình trạng như thế. Chúng ta cũng rõ biết, tình hình kinh tế và chính trị ảnh hưởng xấu xa trong nếp sống con người. Đức tin cũng bị ảnh hưởng bởi tiền lương kiếm được: điều này làm cho khó chịu, nhưng thật sự là vay.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết sáng suốt nhận định những điều truyền giáo: việc tin vào Chúa làm người thừa sải, phải hướng dẫn tất cả chúng con cùng hoạt động cho công lý, cho sự thăng tiến đích thực.

Các vị Giáo hoàng và Công đồng đều tha thiết nhắc nhở chúng ta điều đó. Tôi cũng cầu xin cho tất cả những ai nắm giũ trách nhiệm trọng đại nhất, trong việc hương dẫn bước tiến của thế giới.

Jeroboam tự nói trong lòng: "Cứ cái đà này thì vương quốc lại về với nhà Đavid mất. Nếu dân này cứ lên đền thờ Yavê ở Giêrusalem, thì sẽ quay về với tôn chủ mình là Roboam, vua Giuđa: ông đã dựng hai con bê vàng, một ở Bethel, và một ở Đan..."

Lúc khởi sự, đó chưa phải là việc thờ cúng ngẫu tượng. Trong thâm ý của Jéroboam, hai tượng đúc này nhóm 12 nhắc nhở Đức Yavê, Thiên Chúa thật.

Nhưng dân chúng sẽ ngã theo sự thờ ngẫu tượng rất nhanh, vì họ bị nhiễm lây bởi sự thờ cúng thần Ball, đã xuất hiện trong toàn vùng, và thường được diễn tả bằng hình các con vật.

Đối với tôi "con bê vàng" của mình là gì?

Tôi có để cho các giá trị trần thế nghịch với giá trị Tin Mừng, thâm nhiễm vào tôi không?

Tựu trung, lỗi lầm của Jéroboam và của các chi tộc miền bắc là sử dụng "tôn giáo " vào "mục đích chính trị". Đ6ẻ giữ gìn đất nước và bảo vệ quyền lợi riêng ông thiết lập các nơi thờ phụng.

Phần chúng ta cũng vậy, cũng có lúc chúng ta đặt Thiên Chúa phục vụ ta thay vì ta phải phục vụ Người. Chúng ta thường tạo ra cho mình một khái niệm nào đó về Thiên Chúa theo nhu cầu riêng.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con chấp nhận các yêu sách của Chúa, cho dù chúng xem ra đi ngược quyền lợi trực tiếp của chúng con.

Hành động này đã làm nhà Jéroboam phạm tội, nên cớ cho ông bị tiểu trừ, hủy diệt khỏi mặt đất.

Đây là lời giải thích lịch sử. Định mệnh bi đát của các thị tộc miền Bắc còn đó; để chứng minh rằng không thể nào mà không bị phạt vì sống ngoài Thiên Chúa. "Sụp đổ và tiêu diệt" bắt nguồn từ sự từ khước Thiên Chúa cách dứt khoát các cuộc đảo chánh để kế nghiệp làm vua, sẽ liên tiếp xảy ra trong vòng hai thế kỷ cho đến ngày vương quốc sụp đổ hoàn toàn bởi tay Teglath Phalasat.

Lạy Chúa, xin thương xót chúng con. Xin cứu chúng con thoát khỏi tội lỗi.

BàI Tin Mừng: Mc 8, 1 -10

Bài Tin Mừng hôm qua là một lời loan báo về Phép rửa. Bài Tin Mừng hôm nay hướng chúng ta về Thánh Thể.

Đức Giêsu vẫn luôn hiện diện và cùng sử dụng những cử chỉ như thế.

Trong những ngày ấy, dân chúng theo Chúa Giêsu đông đảo và họ không có gì ăn. Người gọi các môn đệ...

Cảnh tượng sắp được thuật lại là "cuộc hóa bánh ra nhiều lấn thứ hai". Nhưng ở đây, Marcô trình bày mọi chi tiết nhằm minh chứng rằng, "bàn tiệc của Đức Ki tô " được dọn ra cho mọi người, kể cả anh em dân ngoại.

Cuộc hóa bánh lần I:

- Trong địa hạt Do Thái, cho người Do Thái...

Đức Giêsu "đọc lời chúc tụng ": từ ngữ quen thuộc với người Do Thái "eu-logein" trong tiếng Hy Lạp.

Còn đủ "12 thúng", kiểu dùng của người Do Thái..

"Mười Hai", con số chỉ 12 chi tộc Israel.... cộng đoàn đầu tiên của "các người Do Thái Kitô" được thành lập quanh nhóm "Mười Hai", như 12 Tổ phụ của dân Ibrael tiên khởi.

Cuộc hóa bánh lần II:

Giữa miền Thập tỉnh.

Đức Giêsu "tạ ơn", từ ngữ quen thuộc với anh em dân ngoại "Euchanstein" trong tiếng Hy Lạp.

Còn dư "7 giỏ ", kiểu dùng của người Hy Lạp.

"bảy" con số chỉ 7 Phó tế, những người điều hành cộng đoàn đầu tiên người Hy Lạp biến cố quan trọng dẫn anh em dân ngoại gia nhập Giáo hội và tạo cho họ có cảm tưởng được chung một bàn tiệc (Cv 6).

Ngay trong tác vụ trên của Đức Giêsu, Marcô đã đề cặp trước đến công cuộc truyền giáo cho anh em dân ngoại: điều này hoàn toàn phù hợp với đường hướng truyền giáo trong Tin Mừng của ông. Các tông đồ..cần mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Bàn tiệc do Đức Giêsu hiến tặng được mở rộng cho mọi người: Tôi có bận tâm lo lắng như thế không?

Ta thương đám đông... Nếu Ta để họ đói mà về nhà họ sẽ mệt lả giữa đường. Vì có nhiều người từ xa mà đến.

Marcô vẫn dùng biểu tượng, anh em dân ngoại, "những người từ xa đến", kiểu nói gặp thấy trong sách Giôsuê 9,6 và Isaia 60,40.

Những độc giả đầu tiên của Marcô có thể tự nhận ra mình là những ngườì từ xa đến muộn màng, để được dẫn vào dự bữa tiệc Thiên sai trong Dân Thiên Chúa. Lạy Chúa, xin tạ ơn Chúa.

Vai trò của các môn đệ.

Chân dung của người tông đồ.

Đó là những người cộng tác với Đức Giêsu để nuôi dưỡng đám đông.

Họ được Đức Giêsu tung ra hoạt động.

Họ biết rất rõ những gì cần phải làm, nhưng họ thiếu phương tiện thi hành.. Ngày nay, cũng luôn gặp thấy như vậy. Nhà thừa sai, được Đức Giêsu mời gọi, phải làm tất cả những gì hợp với khả năng và phương tiện mình có: còn lại Chúa Giêsu sẽ hoàn tất. Ta không được phép ăn không ngồi rồi trước những nhu cầu của anh em mình.

Và người ta thu lượm những miếng còn lại được bảy giỏ

Trong cả hai lần hoá bánh ra nhiều, đều còn lại những miếng "thừa". Điều đó có nghĩa là lương thực được đem ra phân phối không bao giờ cạn... Đó là biểu tương của một tác động phải làm đi làm lại mãi, một của ăn phải luôn được dọn ra cho kẻ khác hưởng dùng.

Ngài tạ ơn, bẻ ra.

Đó là bữa ăn "tạ ơn" (Thánh thể theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là Tạ ơn).. Việc ám chỉ này thật rõ nét. Một độc giả Kitô cần phải để ý đến việc so chiếu này. Các thính giả đầu tiên của Marcô cũng tự nhận biết... đó là nghi thức chính yếu của cộng đoàn họ: "bữa ăn của Chúa ".

Ngày nay, đối với tôi, Thánh lễ là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây