Giáo xứ Sông Hinh - Nhà Cha Ta Là Nhà Cầu Nguyện (Mt 21,13)

https://giaoxusonghinh.org


Chú Giải Tin Mừng - Thứ Năm Tuần XIV Thường Niên A

Tin mừng Mt 10: 7-15: Bài Tin-Mừng hôm nay ghi lại những lời Đức Giê Su huấn dụ các Tông Đồ trước khi sai các ông đi truyền giáo...
Chú Giải Tin Mừng - Thứ Năm Tuần XIV Thường Niên A
 CHÚ GIẢI TIN MỪNG

THỨ 5 – TUẦN 14 - THƯỜNG NIÊN A

 
NGÀY 09/07/2020
 


Tin mừng Mt 10: 7-15

Noel Quession - Chú Giải
Bài đọc I: St 44,18-21. 23b-29; 45,1-5

Cảnh tượng chúng ta sắp đọc là tiêu biểu của thời tổ phụ mà phần kết của sách Sáng thế kể lại cho chúng ta: một cuộc sống của bộ lạc trong đó tổ tiên đóng vai chính... một cuộc sống thôn dã và du mục mà các liên hệ gia đình là cốt yếu một cuộc sống khó khăn không thiếu những đối đầu, nhưng thấm gợi tình thân vì các liên hệ máu huyết mạnh tiếng hơn cả...

Giuse hỏi: "Các ngươi còn cha còn mẹ không?" "Chúng tôi còn một cha già và một đứa em út sinh ra lúc cha chúng tôi đã già. Anh áp út đã chết rồi: mẹ nó chỉ còn lại một mình nó, cha chúng tôi thương nó lắm".

Nghệ thuật kể truyện thật hay, thật cảm động, làm cho người ta nói về Giuse như một người "đã biến mất" trong khi ông có mặt đó. Dầu nhấn mạnh, các sự việc lại chỉ được gợi lên thôi.

Trong thể chế gia đình đa thê này, ta ghi nhận một sự kính trọng lớn lao và tự nhiên đối với người cha, và một sự gắn bó thân tình đối với người mẹ.

Nhưng người ta cũng đoán biết được những khó khăn dính liền với kiểu gia đình này, nhất là những ưa thích với vợ này? với những đứa con họ hơn, là hậu quả hầu như không thể tránh được.

Giuse nói: "Hãy đem nó tới đây cho ta xem thấy nó".

Đây nói về Bengiamin, đứa nhỏ nhất, người em ruột của Giuse sinh bởi cùng một mẹ, bà Rakel, trong những hoàn cảnh thương đau. Rakel đã chết khi sinh ra nó... Bởi vậy Giacob liên kết đặc biệt với bà vợ này (St 35,16-18)...và Giuse đặc biệt âu yếm "nó" , người mà trong số mười một người con của Giacob, nhắc ông nhớ tới mặt mẹ mình: Cho ta xem thấy "nó".

Giữa những khổ cực của thời này, chúng ta đang đứng trước sự diệu kỳ của tình yêu soi tỏ những gì nó chạm tới. Gioan đã nói: "Thiên Chúa là tình yêu". Ai yêu thương thì nhận biết Thiên Chúa. Trong mọi tình yêu chân thực của loài người chúng ta có biết nhận ra Người không?

Giacob nói: "các con biết rằng bạn ta chỉ sinh ra cho ta hai đứa con trai, một đứa đã ra đi, và các con đã nói nó phải thú dữ ăn thịt và cho đến nay chưa thấy nó trở về, các con lại đem thằng này đi nữa, nếu dọc đường có gì rủi ro xảy đến cho nó, thì các con đưa cha già đầu bạc sầu não này xuống suối vàng cho rồi".

Tình phụ tử là một điều kỳ diệu nói với chúng ta về Thiên Chúa. Nếu chính tôi có con cái, tôi có biết sống thực tại này như là một sự chia sẻ vào tình phụ tử của Thiên Chúa? Bởi Người mà mọi tình phụ tử nên xứng danh không? (Ep 3,15).

Khi ấy, Giuse không thể cầm lòng nổi tnrớc mặt mọi người đang đứng đấy, nên truyền cho mọi người ra ngoài, và không còn người nào khác ở đó, lúc ông tỏ cho anh em biết mình, ông khóc lớn tiếng.

Cảm động, Giuse tỏ cho biết mình.

Tôi là Giuse, em các anh.

Chắc chắn, trẻ Giuse Roncalli đã nghe câu chuyện hòa giải cảm động này, khi đi học giáo lý ở làng. Lớn lên hẳn 'Người đã suy niệm trong sách về tình tha thứ huynh đệ này. Người luôn luôn như thế nên khi trở thành Giáo Hoàng Gioan 23. Khi tiếp tân các người Do Thái, Người giang tay đón họ mà nói: "Tôi là Giuse em các anh đây".

Các anh em chớ khiếp sợ, và đừng ân hận vì bán ta sang đất này, vì chính để cứu sống các anh mà Thiên Chúa đã sai tôi đi Ai Cập trước anh em.

Lạy Chúa, xin cho mọi anh em đang phân rẽ, mọi người đang chống đối nhau vì xung đột luôn có cùng một cái nhìn lịch sử về cuộc gặp gỡ huynh đệ và thương yêu! và lạy Cha, xin Cha hướng dẫn công cuộc đó!

Bài đọc II: Hs 11,1.3-4.8-9

Sấm của Giavê, Ta đã mến thương Israel từ lúc nó còn bé. Ta đã gọi nó là con Ta để đưa nó ra khỏi Ai Cập.

Thiên Chúa không nỡ lòng nào trừng phạt.

Tuy nhiên , trong ba ngày, ta đã nghe dân tộc Israel đáng thương và bất trung làm sao? Nhưng, này các bạn, khi đã làm một người Cha, một người mẹ, thì không phải những thất bại nhãn tiền có thể dập tắt được tình thương, tình quyến luyến đứa con từ lòng dạ mình sinh ra.

Chính Ta cầm tay con Ta mà tập nó đi. Và nào nó có hiểu biết Ta đã săn sóc nó.

Ngay cả trong Tin Mừng, người ta không tìm thấy được những điều cụ thể như thế để diễn tả tình phụ tử của Thiên Chúa. Ơ đây, vị ngôn sứ, với kinh nghiệm của một người Cha, đã cảm nhận được những hình ảnh khó quên.

Tôi gợi lên hình ảnh của một người cha trẻ, một ngươi mẹ đang tập cho đứa bé những bước đi đầu tiền, cầm tay nó để nó khi té ngã, khuyến khích nó bước tới một mình. Thiên Chúa đối với ta là như thế đó.

Ta dìu dắt nó với lòng nhân ái, bằng những mối dây tình thương.

Một hình ảnh khác: đứa con được cột vào đai nịt dịu mềm, để nó tập những thí nghiệm đầu tiên, mà không sợ làm nó đau.

Ta đối xử với nó như con đỏ, nâng niu lên tận má, và cúi mình trên nó mớm cho ăn.

Hai hình ảnh khác.

Khi tôi thấy các cảnh tượng như thế trong gia đình, là tôi thấy được hình ảnh Thiên Chúa.

Khi đi làm những cử chỉ dịu dàng trên đứa trẻ là tôi gợi lên cho nó tình thương của Thiên Chúa. Tôi khai mào giáo lý cho nó bằng cách này là nhờ các cử chỉ âu yếm tình thương làm nó đoán được Thiên Chúa tình Thương.

Lạy Chúa, con cầu xin cho các cha mẹ trần gian, cũng như cho tất cả những người nam nữ, nhờ các cử chỉ "linh thiêng" rất tự nhiên này họ khám phá ra cái gì đó nơi Chúa trong các thực tại của cuộc sống gia đình họ.

Nhưng chúng đã từ khước trở về với Ta, nào Ta trao chúng vào hình phạt sao?

Tiếng than của người cha này thật đau xót, khi mà ông đã tận tình săn sóc con hình mà cứ thấy nó xa cách mình.

Ngay Nay, biết bao bậc cha mẹ cũng sống lại bi kịch của Thiên Chúa, trong khi họ tận tình săn sóc những đứa con thanh thiếu niên của họ. Tôi cầu xin cho các bậc cha mẹ mà lòng dạ đang bị xâu xé. Tôi cố tưởng tượng rằng vì các thất trung thất tín của tôi, tôi có thể làm Thiên Chúa phải đau xót như thế.

Không, Ta sẽ hồi tâm lại, Ta hao mòn vì hối tiếc. Ta không thi hành theo nộ khí, Ta sẽ không tiêu diệt Israel, vì Ta là Thiên Chúa chứ không phải là người: giữa các ngươi Ta là Thiên Chúa Thánh và Ta sẽ không đến tận diệt các ngươi.

Từ bao thế kỷ xa cách, đầy công chính là sứ điệp nóng bỏng như sứ điệp của Đức Giêsu: "Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng để cứu độ thế gian" ( Ga 3,17).
Sự siêu việt và thánh thiện của Thiên Chúa không diễn tả ra trong sự công tuyệt đối đáng sợ, nhưng được diễn tả trong tình thương tuyệt đối. Trong khi con người có xu hướng chiều theo cơn nóng giận báo thù, thì Thiên Chúa quả quyết: "Ta là Thiên Chúa chứ không phải con người!" Người tốt lành hơn chúng ta.

BÀI TIN MỪNG: Mt 10,7-15

Đức Giêsu chỉ dạy cho Mười hai tông đồ.

Đức Giêsu đang mở lời chỉ lạy. Tôi thử hình dùng ra giọng nói của Người..tới thái độ chăm chú lắng nghe của các tông đồ…

Người bày tỏ cho các ông những chỉ thị vẫn được ôm ấp trong lòng Người.

Họ chỉ là Nhóm nhỏ, Mười hai người: nhưng họ không sợ vì Đức Giêsu ở với họ.

Hãy loan báo rằng: Triều đại Thiên Chúa đã đến gần.

Đôi khi ta tìm kiếm Thiên Chúa "quá xa": Thực sự Người vẫn ở kề đó! Gần cận bên ta. Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết nhận ra Chúa đang ở bên cạnh, đang hiện diện với chúng con.

Một Thiên Chúa gần kề. Một Thiên Chúa yêu thương.

Tôi không khi nào ở một mình, cho dù tôi có tưởng mình là bị bỏ rơi hay , cô đơn.

Để có thể loan báo Thiên Chúa nhân hậu, luôn hiện diện gần cận: trước hết, chính bản thân ta cần phải có kinh nghiệm.

Tôi có thể nói thế nào cho kẻ khác về nước trời, hạnh phúc thiên đàng có đó ":...về "Thiên Chúa đang ở bên bạn"…nếu chính tôi lại không tin như thế.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con tin rằng, Nước Chúa đã khởi sự!

Anh chị em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được khỏi bệnh, và khử trừ, ma quỷ.

Đức Giêsu tóm lược mọi ân huệ mà các tông đồ cần mang đến cho anh em đồng loại qua bốn việc làm trên.

Chính Đức Giêsu cũng thực thi như thế: Tôi hình dung ra Đức Giêsu đang chữa bệnh, đang cho kẻ chết sống lại, đang làm cho kẻ phong hủi được làm sạch, đang giải thoát kẻ có tội.

Tổng đồ là kẻ mang lại ân phúc... giúp anh em thăng tiến... đem đến cho họ ánh sáng, bình an, niềm vui…

Khi nghĩ đến mọi công việc thường ngày mà Đức Giêsu yêu cầu tôi thực hiện, tôi thử suy nghĩ xem Người đang chờ đợi tối điều gì đây... Bởi vì, hôm nay, Người cũng lặp lại cho tôi những câu trên.

Và tôi đã dùng cách nào để giúp đỡ, phục vụ, cứu chữa?

Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy. Đừng mang vàng, bạc, hay tiền giắt lưng. Đừng mang bao bị đừng mặc hai áo đừng đi giày hay cầm gậy, vì thợ thì đáng được nuôi ăn.

Ở đây ta thấy một Giêsu yêu sách lạ thường: Người là người đầu tiên đã thể hiện như thế... trong một lối sống nghèo... quảng đại... "cho đi". Tôi chiêm ngắm nếp sống khó nghèo, giản dị của Đức Giêsu.

Ta coi đó là điều gắt gao. Tuy nhiên, Đức Giêsu đã đòi hỏi như thế.

Đó là vì Người biết rõ niềm vui của chúng ta hệ tại đâu: Ta càng có, càng muốn thêm... không khi nào ta hài lòng đủ. Trái lại, kẻ nào biết giản lược tối thiểu những nhu cầu của mình sẽ được vui mừng tự do nhiều hơn: ít nhiều Đức Giêsu vẫn bằng lòng.

Vào nhà này anh em hãy chào chúc bình an cho nhà đó. Nếu nhà ấy xứg đáng thì bình an của anh em sẽ đến với họ... Nếu người ta không đón tiếp, anh em hãy ra khỏi nhà ấy...

Cần phải trình bày Tin Mừng, nhưng không nên áp đặt: mọi người đều có quyền tự do.

Cống hiến bình an. Trao ban niềm vui: Mang lại sự trợ lực. Đừng ngạc nhiên, nếu ta không thành công, hay không được người đời đón nhận: Hãy giữ cho mình sự bình an niềm vui trong lòng. Chính vì Thiên Chúa, ta mới nỗ lực hành động.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây