THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Sứ Điệp Truyền Giáo Của Đức Giáo Hoàng Phanxicô 2017

Thứ bảy - 21/10/2017 00:22
Ngày Thế giới Truyền giáo năm nay Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người quây quần bên Đức Giêsu, nhà truyền giáo đầu tiên, để suy tư về “Truyền giáo ở tâm điểm của Đức tin Kitô giáo”...
Sứ Điệp Truyền Giáo Của Đức Giáo Hoàng Phanxicô 2017
Khi khẳng định Hội Thánh tự bản chất là truyền giáo, Đức Thánh Cha muốn nhấn mạnh: Hội Thánh của Chúa Kitô chỉ thực sự tồn tại trong thế giới khi Hội Thánh thực thi sứ mạng truyền giáo của mình. Vì thế, nhân ngày Khánh Nhật Thế giới Truyền giáo năm 2017, Đức Thánh Cha mời gọi Hội Thánh cùng suy tư về căn tính và trách nhiệm của mình trong bối cảnh thế giới đang có những biến động về đời sống xã hội và con người. Ngài gợi ra 3 câu hỏi cơ bản sau đây trong bài huấn dụ:   

1/ Nền tảng của việc Truyền giáo là gì?

2/ Đâu là tâm điểm của việc Truyền giáo?

3/ Có những cách tiếp cận cơ bản nào để thực hành Truyền giáo?

1. Trước hết, việc Truyền giáo của Hội Thánh hướng tới những người thành tâm thiện chí được Tin Mừng biến đổi, vì Tin Mừng là tin vui, là sự sống của Đức Kitô Phục sinh nên sự sống của Ngài mới có sức biến đổi nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần.

Những ai bước theo Đức Giêsu trên đường Truyền giáo, đấng là đường, là sự thật và là sự sống, cũng được kết hiệp mật thiết với Chúa Cha như Người nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Chính sự sống của Đấng Phục Sinh sẽ giải thoát họ khỏi mọi ích kỷ và là nguồn sáng tạo trong tình yêu.   

2. Dựa vào tin mừng thánh Gioan (x.Ga 4,23-24), Đức Thánh Cha khẳng định Thiên Chúa Cha hằng mong ước cho mọi người được ơn biến đổi này bằng việc thờ phượng trong thần khí và sự thật dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần như Đức Giêsu đã làm để tôn vinh Chúa Cha. 

3. Vì thế, Truyền giáo của Hội Thánh không nhằm mục đích truyền bá một ý thức hệ tôn giáo hoặc giới thiệu một học thuyết xa vời, mà là làm cho thời của Đức Giêsu hiện diện trong lịch sử của chúng ta.

Nhờ việc công bố Tin Mừng của Hội Thánh, Đức Giêsu phục sinh trở thành người đương thời của chúng ta, để những ai mở lòng đón nhận Người với đức tin và lòng mến chân thành, họ sẽ trải nghiệm sức mạnh biến đổi này nhờ cùng một Chúa Thánh Thần.

4. Theo giáo hoàng Bênêđíctô XVI: là một Kitô hữu không do kết quả của một sự lựa chọn đạo đức hay một ý tưởng cao siêu nào, nhưng là cuộc gặp gỡ với một Người, một cuộc găp gỡ có sức biến đổi. Do đó, Tin Mừng chính là Đức Kitô, Người mời gọi mọi người đón nhận và chia sẻ sự sống của Người qua mầu nhiệm sự chết và phục sinh của Người. 

5. Thế giới đang rất cần Tin Mừng, bởi đó Chúa Kitô tiếp tục sứ mạng của mình qua Hội Thánh như người mục tử nhân lành không ngừng tìm kiếm và chăm sóc các con chiên lạc. 

Đức Thánh Cha rất vui mừng khi chứng kiến trong Hội Thánh có những người được Tin Mừng biến đổi, luôn sẵn sàng hiến thân vì người khác như anh Dinka, như vị thừa sai tại Uganda và những chứng từ khác nhờ Tin Mừng đã vượt qua được tính ích kỷ, sự hẹp hòi và xung đột, đồng thời cổ vũ tinh thần hoà giải, yêu thương và chia sẻ…

6. Điều đó chứng tỏ sứ mạng của Hội Thánh luôn sinh động và thúc đẩy chúng ta liên tục lên đường “ra khỏi vùng đất tiện nghi của mình để đến với mọi vùng ‘ngoại vi’ đang cần ánh sáng Tin Mừng” (Evangelii Gaudium, 20). 

Sự xuất hành liên tục giúp chúng ta luôn ý thức rằng mình đang trên đường tiến về quê hương đích thực, giữa cái “đã có” và cái “chưa có” của Nước Trời. 

7. Ngài còn nhắc cho Hội Thánh biết rằng mình không phải là cùng đích tự tại, mà chỉ là dụng cụ và là trung gian khiêm tốn của Nước Trời.

8. Đặc biệt những người trẻ ngày nay đang được thu hút bởi con người Đức Giêsu và Tin Mừng của Người, và đang tích cực dấn thân phục vụ con người thời đại với lòng can đảm và phấn khởi.

9. Các Hội Giáo Hoàng Truyền giáo được nhắc tới như là phương tiện đánh thức các cộng đoàn Kitô hữu có lòng khao khát vượt ra khỏi ranh giới và an toàn của mình để loan báo Tin Mừng. Nhờ tinh thần thừa sai sâu sắc và sự cam kết của mình, các Hội này liên tục khơi dậy sự nhận thức và lòng nhiệt thành truyền giáo nơi mọi thành phần trong Hội Thánh để cùng hoạt động và làm tăng trưởng tâm hồn truyền giáo nơi mọi người. 

Đặc biệt trong Ngày Khánh Nhật Thế giới Truyền giáo hàng năm, Hội thúc đẩy tinh thần truyền giáo của các cộng đoàn bằng nhiều hình thức khác nhau như lời cầu nguyện, chứng tá bằng đời sống và hiệp thông của cải nhằm đáp ứng nhu cầu bao la và cấp bách của việc rao giảng Tin Mừng.

10. Sau cùng, Đức Thánh Cha mời gọi Hội Thánh hướng nhìn gương Đức Maria, nguồn cảm hứng cho việc thi hành sứ mạng của chúng ta. Ngài xin Mẹ giúp chúng ta biết mau mắn “xin vâng” trước nhu cầu cấp bách làm cho Tin Mừng của Đức Giêsu được vang lên trong thời đại của chúng ta; ban cho chúng ta sự nhiệt tâm mới để đem tin vui sự sống; đồng thời giúp chúng ta có được tinh thần can đảm thánh thiện cần thiết để khám phá những cách thức mới nhằm đem ơn cứu độ đến cho mọi người. 

Nt. Maria Phạm Thị Hoa O.P

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập126
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm120
  • Hôm nay22,103
  • Tháng hiện tại210,420
  • Tổng lượt truy cập13,494,794
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây