THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Đức Phanxicô: “Chúng ta cùng đi với những người đã xa đức tin”

Thứ năm - 06/07/2017 01:22
Trong Video của Đức Phanxicô tháng 7, Đức Phanxicô nhấn mạnh đến tầm quan trọng của niềm vui loan báo Tin Mừng.
Đức Phanxicô: “Chúng ta cùng đi với những người đã xa đức tin”

Video của Đức Phanxicô do trang Mạng Thế giới Cầu nguyện của Giáo hoàng cho biết, ý chỉ cầu nguyện tháng 7 là “cầu nguyện cho những người đã sống xa đức tin để họ tìm lại sự hiện diện của Thiên Chúa giàu lòng thương xót, qua lời cầu nguyện và chứng tá đức tin của chúng ta”. Ngài xin: “Trong những lúc xa cách này, chúng ta phải mang đến cho họ hy vọng trong tinh thần kitô; bằng lời nói và cả bằng chứng tá của chúng ta, qua sự tự do, qua niềm vui của chúng ta”. Một niềm vui lây lan, không có niềm vui này thì ngày nay khó mà rao giảng Phúc Âm được.
 

Đức Phanxicô nhấn mạnh: “Dù có nhiều lý do của việc xa cách này, nhưng khi một tín hữu kitô buồn thì có nghĩa là họ xa Chúa Kitô. Trong những lúc này, đừng để họ một mình”. Với hơn 1,2 tỷ tín hữu trên thế giới, Đức Phanxicô đề nghị tín hữu đi ra ngoài thực tại cụ thể của Giáo hội công giáo, lôi kéo sự chú ý của những người đang qua cơn khủng hoảng, họ cần chúng ta đi cùng để tìm lại đức tin. Một quan tâm Đức Phanxicô mang trong lòng và ngay từ đầu triều giáo hoàng của mình, ngài đã thấy đây là một sự khẩn cấp của Giáo hội.
 

Một ánh sáng cần tìm lại
 

Đức Phanxicô viết trong Thông điệp Ánh sáng Đức tin (Lumen Fidei, 2013), bản thông điệp đã được Đức Bênêđictô XVI chuẩn bị cho năm đức tin: “Điều khẩn cấp là phải tìm lại đặc tính đặc biệt của ánh sáng đức tin, vì một khi ngọn lửa này tắt, thì tất cả ánh sáng khác cuối cùng sẽ mất sức sống mạnh mẽ của nó. Đức tin vào Chúa Giêsu Kitô có khả năng chiếu rọi mọi cuộc hiện sinh và tỏa lan ra cho người khác.” Linh mục Frédéric Fornos, Dòng Tên, giám đốc Mạng Thế giới Cầu nguyện của Giáo hoàng và Phong trào Thánh Thể Người trẻ đã nói: “Ánh sáng trên con đường dẫn chúng ta đến đồng cỏ xanh tươi, dù qua lũng âm u” (Tv 23).
 

Trong các thánh lễ ở Nhà nguyện Thánh Mácta, Đức Phanxicô thường nhắc đến tầm quan trọng trong việc làm chứng trong đời sống kitô hữu. Cũng như ngày 9 tháng 9, ngài kêu gọi các linh mục và giáo dân đừng xem việc rao giảng Tin Mừng như một công việc đơn giản, một “chuyến đi dạo” bình thường. Có một ngày nọ, có một đứa con trai hỏi ngài: “Chúng ta ai cũng biết có những người xa Giáo hội: chúng ta phải làm gì với họ?”. Đức Giáo hoàng trả lời: “Con nghe nhé, việc cuối cùng con làm là nói với họ một cái gì! Bắt đầu qua việc làm, rồi họ sẽ thấy những gì con làm, họ sẽ đặt câu hỏi cho con. Và con trả lời cho họ. Rao giảng Tin Mừng, là mang đến chứng tá này: tôi, tôi sống như vậy, bởi vì tôi tin ở Chúa Giêsu Kitô. Nhưng tại sao bạn làm những việc này? Vì tôi tin ở Chúa Giêsu Kitô và tôi loan báo Chúa Giêsu Kitô, không phải chỉ với Lời, nhưng với cuộc sống”.
 

Theo gương Thánh Philippe Néri
 

Năm 2015, trong ngày kỷ niệm năm trăm năm ngày sinh của Thánh Philipp Néri, Đức Phanxicô phát biểu: “Một liều lượng tinh thần hài hước lành mạnh là liều thuốc bổ cho chúng ta!”. Thánh Néri là thánh của niềm vui, bổn mạng của các danh hài. Với nụ cười, ngài biến đổi tâm hồn người nghe. Ngài là gương mẫu sáng chói cho Giáo hội và sứ vụ của Giáo hội trên thế giới.
 

Trong lần viếng thăm nước Cuba năm 2015, Đức Phanxicô nhắn nhủ với các linh mục, tu sĩ nam nữ: “Niềm vui kitô (…) là dấu hiệu rõ ràng sự hiện diện của Chúa Kitô trong cuộc sống. Khi có các bộ mặt buồn bã là dấu hiệu báo động, là có một cái gì đã không tốt.
 

Để cầu nguyện với thách thức…
 

Để cầu nguyện với thách thức, trang mạng prieraucoeurdumonde.net của Mạng Thế giới Cầu nguyện của Giáo hoàng đề nghị một loạt các chứng từ, các tiến trình thiêng liêng để giúp chúng ta có dịp “trở về mỗi ngày” và làm cho người anh em mình trở về. Trong bài xã luận, linh mục Daniel Régent, Dòng Tên nhấn mạnh: “Khi cầu nguyện cho người khác là chúng ta cũng cầu nguyện cho mình”. Đức Phanxicô cũng cho biết: “Chúng ta hãy dám mời anh em mình… Nếu chúng ta cầu nguyện cho người anh em đã xa cách, thì chúng ta biết, chính chúng ta cũng cần lòng thương xót của Chúa.  Lời cầu nguyện và chứng tá của chúng ta sẽ có thêm sức mạnh nếu chúng ta xem Giáo hội như cách mà Chúa Giêsu cho chúng ta để đến với Chúa Cha, với sự sống… Nếu chúng ta ý thức chúng ta được may mắn Chúa cho chúng ta trở về mỗi ngày thì lời cầu nguyện của chúng ta sẽ sốt sắng hơn”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập81
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm77
  • Hôm nay20,352
  • Tháng hiện tại197,560
  • Tổng lượt truy cập13,481,934
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây