THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Trong Thánh lễ, Sách lễ được đặt trên bàn thờ lúc nào?

Thứ bảy - 25/03/2017 22:19
 
Trong Thánh lễ, Sách lễ được đặt trên bàn thờ lúc nào?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Nhiều ảnh chụp được công bố cho thấy Đức Giáo Hoàng giảng trong Thánh Lễ hàng ngày của mình từ giảng đài, có lẽ sau khi đọc bài Tin Mừng, nhưng trong hậu cảnh có thể thấy rằng Sách lễ bàn thờ đã được đặt trên bàn thờ. Thưa cha, theo con biết, Sách lễ bàn thờ không được đặt trên bàn thờ, cho đến khi bàn thờ được chuẩn bị cho phần dâng lễ vật. Con nói vậy có đúng không? Thật không may, xu hướng đặt Sách lễ bàn thờ trên bàn thờ, trước khi Thánh Lễ bắt đầu, đang là một trong các lỗi thường gặp nhất, mà con nhìn thấy hầu hết ở các nơi con đi! – B. C., Birmingham, Vương quốc Anh.


Đáp: Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma nói như sau:

"139. Sau lời nguyện cho mọi người, mọi người ngồi và bắt đầu hát ca tiến lễ (x. số 74), nếu có rước lễ phẩm. Thầy giúp lễ hay một thừa tác viên giáo dân khác đem khăn thánh, khăn lau chén, chén thánh và Sách Lễ đặt trên bàn thờ.

"306. Trên bàn thờ chỉ đặt những gì mà việc cử hành Thánh Lễ đòi hỏi, nghĩa là, sách Tin Mừng từ đầu cử hành cho đến khi công bố Tin Mừng, chén thánh với đĩa, bình thánh, nếu cần, khăn thánh, khăn lau và Sách Lễ từ lúc trình lễ phẩm cho đến khi tráng chén. Phải đặt cách kín đáo những gì cần khuếch âm tiếng của vị tư tế” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).

Tuy nhiên, có một ngoại lệ duy nhất của luật này, vốn là dành cho Thánh Lễ chỉ có một người giúp:

"256. Vị tư tế, sau khi cúi sâu chào bàn thờ, đứng trước bàn thờ, làm dấu thánh giá, và nói: "Nhân danh Chúa Cha"; đoạn quay chào người giúp bằng một trong các công thức đề nghị; rồi làm việc thống hối.

“257. Sau đó ngài tiến lên bàn thờ và hôn bàn thờ, đoạn đến bên Sách Lễ phía trái bàn thờ và đứng ở đó cho đến hết lời nguyện cho mọi người.

“258. Sau đó ngài đọc ca nhập lễ, và kinh "Lạy Chúa, xin thương xót" và "Vinh danh", theo luật chữ đỏ" (Bản dịch, như trên).

Do đó, theo tôi nghĩ, Qui chế tổng quát Sách lễ Rôma là khá rõ ràng. Trong hầu hết các Thánh lễ, Sách lễ không được đặt trên bàn thờ, cho đến khi trình lễ phẩm. Chúng tôi phải nêu ra rằng Sách lễ cũng giả định sự hiện diện của các người giúp cần thiết, để thực hiện các công việc được mô tả.

Tại tất cả các Thánh Lễ Giáo hoàng, các qui chế này cũng được tuân giữ với độ chính xác lớn.

Tuy nhiên, các Thánh Lễ tại nhà Santa Marta là ít trang trọng hơn; thường không có người giúp hoặc phó tế, và tất cả các linh mục hiện diện đồng tế với Đức Thánh Cha. Nhà nguyện cũng tương đối nhỏ, và đã không được thiết kế với loại hình sử dụng trọng thể.

Hơn nữa, các nhóm người tham dự Thánh Lễ này là khác nhau mỗi ngày, và đến nhà nguyện ngay trước khi Thánh Lễ bắt đầu. Do đó, không dễ dàng để sắp xếp Thánh lễ thường xuyên như được thực hiện trong khung cảnh giáo xứ.

Khi nhìn các hình chụp, có thể thấy rằng dường như Đức Thánh Cha thường sử dụng hai Sách lễ, một tại một bục đọc sách của vị chủ tọa, và một trên bàn thờ. Bằng cách này, sự phân biệt rõ ràng giữa các phần khác nhau của Thánh Lễ được giữ lại.

Tôi có thể nói rằng trong khi thật là tốt hơn để cố gắng giữ cho bàn thờ trống trải cho đến khi trình lễ phẩm, các hoàn cảnh cụ thể của việc cử hành Thánh lễ mỗi ngày có thể tạo ra một cái gì đó trở ngại, để làm như vậy.

Cuối cùng, điều quan trọng là hãy nhớ rằng các cử hành nhỏ trong nhà nguyện này không nhằm cung cấp một mẫu gương cho phần còn lại của Giáo Hội. Ngay cả các cử hành Thánh lễ lớn của Đức Giáo Hoàng, vốn được chuẩn bị trong từng chi tiết, phải chú ý đến số lượng người tham dự đông, từ 15.000 người trở lên. Do đó, các chưởng nghi Giáo hoàng của buổi lễ đôi khi phải tìm kiếm các giải pháp, vốn không được quy định trong các sách phụng vụ, trong khi vẫn tôn trọng sự thánh thiêng của nghi thức.

Còn các người phụ trách chuẩn bị các cử hành phụng vụ trong bối cảnh giáo xứ thường xuyên, nên tuân theo hướng dẫn của các sách phụng vụ đã được phê duyệt, và các văn bản chính thức khác ở cấp hoàn vũ, quốc gia hay địa phương. (Zenit.org 28-2-2017)

Nguyễn Trọng Đ

 
Trong Thánh lễ, Sách lễ được đặt trên bàn thờ lúc nào?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Nhiều ảnh chụp được công bố cho thấy Đức Giáo Hoàng giảng trong Thánh Lễ hàng ngày của mình từ giảng đài, có lẽ sau khi đọc bài Tin Mừng, nhưng trong hậu cảnh có thể thấy rằng Sách lễ bàn thờ đã được đặt trên bàn thờ. Thưa cha, theo con biết, Sách lễ bàn thờ không được đặt trên bàn thờ, cho đến khi bàn thờ được chuẩn bị cho phần dâng lễ vật. Con nói vậy có đúng không? Thật không may, xu hướng đặt Sách lễ bàn thờ trên bàn thờ, trước khi Thánh Lễ bắt đầu, đang là một trong các lỗi thường gặp nhất, mà con nhìn thấy hầu hết ở các nơi con đi! – B. C., Birmingham, Vương quốc Anh.


Đáp: Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma nói như sau:

"139. Sau lời nguyện cho mọi người, mọi người ngồi và bắt đầu hát ca tiến lễ (x. số 74), nếu có rước lễ phẩm. Thầy giúp lễ hay một thừa tác viên giáo dân khác đem khăn thánh, khăn lau chén, chén thánh và Sách Lễ đặt trên bàn thờ.

"306. Trên bàn thờ chỉ đặt những gì mà việc cử hành Thánh Lễ đòi hỏi, nghĩa là, sách Tin Mừng từ đầu cử hành cho đến khi công bố Tin Mừng, chén thánh với đĩa, bình thánh, nếu cần, khăn thánh, khăn lau và Sách Lễ từ lúc trình lễ phẩm cho đến khi tráng chén. Phải đặt cách kín đáo những gì cần khuếch âm tiếng của vị tư tế” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).

Tuy nhiên, có một ngoại lệ duy nhất của luật này, vốn là dành cho Thánh Lễ chỉ có một người giúp:

"256. Vị tư tế, sau khi cúi sâu chào bàn thờ, đứng trước bàn thờ, làm dấu thánh giá, và nói: "Nhân danh Chúa Cha"; đoạn quay chào người giúp bằng một trong các công thức đề nghị; rồi làm việc thống hối.

“257. Sau đó ngài tiến lên bàn thờ và hôn bàn thờ, đoạn đến bên Sách Lễ phía trái bàn thờ và đứng ở đó cho đến hết lời nguyện cho mọi người.

“258. Sau đó ngài đọc ca nhập lễ, và kinh "Lạy Chúa, xin thương xót" và "Vinh danh", theo luật chữ đỏ" (Bản dịch, như trên).

Do đó, theo tôi nghĩ, Qui chế tổng quát Sách lễ Rôma là khá rõ ràng. Trong hầu hết các Thánh lễ, Sách lễ không được đặt trên bàn thờ, cho đến khi trình lễ phẩm. Chúng tôi phải nêu ra rằng Sách lễ cũng giả định sự hiện diện của các người giúp cần thiết, để thực hiện các công việc được mô tả.

Tại tất cả các Thánh Lễ Giáo hoàng, các qui chế này cũng được tuân giữ với độ chính xác lớn.

Tuy nhiên, các Thánh Lễ tại nhà Santa Marta là ít trang trọng hơn; thường không có người giúp hoặc phó tế, và tất cả các linh mục hiện diện đồng tế với Đức Thánh Cha. Nhà nguyện cũng tương đối nhỏ, và đã không được thiết kế với loại hình sử dụng trọng thể.

Hơn nữa, các nhóm người tham dự Thánh Lễ này là khác nhau mỗi ngày, và đến nhà nguyện ngay trước khi Thánh Lễ bắt đầu. Do đó, không dễ dàng để sắp xếp Thánh lễ thường xuyên như được thực hiện trong khung cảnh giáo xứ.

Khi nhìn các hình chụp, có thể thấy rằng dường như Đức Thánh Cha thường sử dụng hai Sách lễ, một tại một bục đọc sách của vị chủ tọa, và một trên bàn thờ. Bằng cách này, sự phân biệt rõ ràng giữa các phần khác nhau của Thánh Lễ được giữ lại.

Tôi có thể nói rằng trong khi thật là tốt hơn để cố gắng giữ cho bàn thờ trống trải cho đến khi trình lễ phẩm, các hoàn cảnh cụ thể của việc cử hành Thánh lễ mỗi ngày có thể tạo ra một cái gì đó trở ngại, để làm như vậy.

Cuối cùng, điều quan trọng là hãy nhớ rằng các cử hành nhỏ trong nhà nguyện này không nhằm cung cấp một mẫu gương cho phần còn lại của Giáo Hội. Ngay cả các cử hành Thánh lễ lớn của Đức Giáo Hoàng, vốn được chuẩn bị trong từng chi tiết, phải chú ý đến số lượng người tham dự đông, từ 15.000 người trở lên. Do đó, các chưởng nghi Giáo hoàng của buổi lễ đôi khi phải tìm kiếm các giải pháp, vốn không được quy định trong các sách phụng vụ, trong khi vẫn tôn trọng sự thánh thiêng của nghi thức.

Còn các người phụ trách chuẩn bị các cử hành phụng vụ trong bối cảnh giáo xứ thường xuyên, nên tuân theo hướng dẫn của các sách phụng vụ đã được phê duyệt, và các văn bản chính thức khác ở cấp hoàn vũ, quốc gia hay địa phương.

Tác giả bài viết: Giuse Bảo Sơn

Nguồn tin: Nguyễn Trọng Đa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập118
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm116
  • Hôm nay15,407
  • Tháng hiện tại258,710
  • Tổng lượt truy cập13,543,084
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây