THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thứ Tư Tuần XXXI Thường Niên B

Thứ ba - 06/11/2018 20:07
Tin mừng Lc 14: 25-33: Lời mời gọi từ bỏ và vác thập giá của Chúa Giêsu, với cái nhìn nhân loại, tưởng chừng khắc nghiệt, sẽ trở nên vô vọng, lại có một sức mạnh thu hút lạ thường. Lời mời gọi ấy là lẽ sống vô song để những ai tin nhận và sống theo, sẽ đặt trọn niềm hy vọng của mình.
Thứ Tư Tuần XXXI Thường Niên B

Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo thánh Luca (Lc 14: 25-33)

Khi ấy, có nhiều đám đông cùng đi với Chúa Giêsu, Người ngoảnh lại bảo họ rằng: "Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta. Còn ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta. Và có ai trong các ngươi muốn xây tháp mà trước tiên không ngồi tính toán phí tổn cần thiết, xem có đủ để hoàn tất không? Kẻo đặt móng rồi mà không thể hoàn tất, thì mọi người xem thấy sẽ chế giễu người đó rằng: "Tên này khởi sự xây cất mà không hoàn thành nổi". Hoặc có vua nào sắp đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên không ngồi suy nghĩ, xem mình có thể đem mười ngàn quân ra đương đầu với đối phương dẫn hai mươi ngàn quân tiến đánh mình chăng? Bằng chẳng nổi, thì khi đối phương còn ở xa, vua ấy sai một phái đoàn đến cầu hòa. Cũng thế, bất kỳ ai trong các ngươi không từ bỏ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ Ta".

Suy niệm

Bước theo Chúa sao mà khó quá, bởi ta sẽ phải từ bỏ, không chỉ là của cải vật chất, mà còn từ bỏ cả những cái là căn cội của cuộc đời mình như cha mẹ, mạng sống. 

Không chỉ có thế, sự từ bỏ còn đi tới mức độ mạnh hơn: Chúa đòi ta từ bỏ để nhận thập giá: “Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta. Còn ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta”. Đúng là một đòi hỏi quá dứt khoát và triệt để. 

Theo Chúa, làm môn đệ Chúa để được gì mà phải thiệt thòi đến vậy? Theo mà điều kiện nặng nề như thế, thì theo để làm gì? Nhất là đối với thế giới hôm nay, đại đa số người chỉ muốn tìm cho mình cuộc sống tự do dễ dãi, ích kỷ, coi trọng vật chất, tôn thờ quyền lợi cá nhân, v.v. thì với điều kiện khắc nghiệt như thế, thật là điều không tưởng? Lời Chúa xem ra quá lạc lỏng, xa lạ? 

Không đúng! Bởi khoảng 2.000 năm qua, nhưng Lời Chúa Giêsu vẫn cứ mới nguyên, vẫn là lời sống cho biết bao nhiêu anh chị em chọn làm lẽ sống của mình. Những anh chị em ấy quả cảm bước theo Chúa Giêsu, từ bỏ mọi sự, nhận thập giá làm niềm vui của đời mình. 

Chính họ đã làm cho tinh thần và lời dạy của Chúa Giêsu chẳng những không mai một, không lạc lỏng mà còn sống, sống mạnh và lan rộng cả thế giới, qua mọi thế hệ. Họ là ai? Hơn hai tỷ người theo Chúa Kitô trên khắp thế giới là một bằng chứng hùng hồn. Đặc biệt, trong số ấy, có vô số anh chị em hiến dâng đời mình sống ơn gọi tu trì. Những anh chị em ấy đã đáp lại lời mời gọi bỏ mình, vác thập giá, theo Chúa Giêsu. 

Hoặc biết bao nhiêu vị thánh, họ là những người có thể đã được Hội Thánh tôn phong, hay chưa tôn phong, cũng có thể sẽ không bao giờ tôn phong trên bàn thờ Hội Thánh. Tất cả những vị thánh ấy có chung một tấm lòng: đã vì lời mời gọi từ bỏ mà suốt đời sống nghèo khó, chỉ giàu có tình yêu mà thôi. 

Tất cả họ, những người theo Chúa Giêsu đã nhìn lên thánh giá mà không tiếc mạng sống mình, hiến dâng cho Thiên Chúa toàn thân, hiến dâng trọn cuộc đời. 

Hóa ra, lời mời gọi từ bỏ và vác thập giá của Chúa Giêsu, với cái nhìn nhân loại, tưởng chừng khắc nghiệt, sẽ trở nên vô vọng, lại có một sức mạnh thu hút lạ thường. Lời mời gọi ấy là lẽ sống vô song để những ai tin nhận và sống theo, sẽ đặt trọn niềm hy vọng của mình. 

Đó cũng là lời mời gọi làm nên căn tính của tất cả những ai theo Chúa Giêsu. Nhờ đó, người ta nhận ra họ là môn đệ của Người. Vì theo Chúa Giêsu chỉ có mỗi một con đường duy nhất là từ bỏ và chấp nhận thập giá đời mình. 

Vì hơn ai hết, những anh chị em dám dấn thân làm môn đệ của Chúa hiểu rằng, chính khi từ bỏ là lúc nhận lại chính mình. Chính lúc quên mình, là lúc gặp lại bản thân. Chính lúc chết cho thân phận tội lỗi, chết cho sự tha hóa có thể lôi kéo ta hướng chiều về sự dữ, là lúc ta vui sống muôn đời (ý nghĩa của thánh Phanxicô - kinh Hòa Bình). 

Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn tin tưởng và mạnh mẽ theo Chúa đến cùng. Xin cho chúng con luôn chọn Chúa là gia nghiệp, là lẽ sống của chúng con. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm69
  • Hôm nay20,352
  • Tháng hiện tại188,902
  • Tổng lượt truy cập13,473,276
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây