THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thứ Ba tuần V thường niên B

Thứ hai - 05/02/2018 17:50
Tin mừng Mc 7: 1-13: Câu chuyện về việc các kinh sư luật sĩ bắt bẻ các môn đệ Chúa Giêsu về các tập tục của tiền nhân, mở ra một vấn đề khác quan trọng hơn, không dừng lại ở tập tục, mà là việc hiểu luật Môsê, luật của Thiên Chúa như thế nào. Và đó là đầu mối của tranh luận giữa Chúa Giêsu và các kinh sư luật sĩ...
Thứ Ba tuần V thường niên B

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marcô (Mc 7: 1-13)

 1 Có những người Pha-ri-sêu và một số kinh sư tụ họp quanh Đức Giê-su. Họ là những người từ Giê-ru-sa-lem đến.2 Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa.3 Thật vậy, người Pha-ri-sêu cũng như mọi người Do-thái đều nắm giữ truyền thống của tiền nhân: họ không ăn gì, khi chưa rửa tay cẩn thận;4 thức gì mua ngoài chợ về, cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn; họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng.5 Vậy, người Pha-ri-sêu và kinh sư hỏi Đức Giê-su: "Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa?”6 Người trả lời họ: "Ngôn sứ I-sai-a thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta.7 Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân.8 Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm."9 Người còn nói: "Các ông thật khéo coi thường điều răn của Thiên Chúa để nắm giữ truyền thống của các ông.10 Quả thế, ông Mô-sê đã dạy rằng: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử!11 Còn các ông, các ông lại bảo: "Người nào nói với cha với mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ đều là "co-ban" nghĩa là lễ phẩm đã dâng cho Chúa" rồi,12 và các ông không để cho người ấy làm gì để giúp cha mẹ nữa.13 Thế là các ông lấy truyền thống các ông đã truyền lại cho nhau mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa. Các ông còn làm nhiều điều khác giống như vậy nữa!”

Suy niệm

 

Những người biệt phái đến từ Giêrusalem. Giêrusalem là một biểu tượng về tôn giáo. Những người biệt phái từ Giêrusalem đến cũng mang trong mình cả một truyền thống tôn giáo đáng tự hào. Nói đến Giêrusalem như thể nói đến cái gì đó uy nghi, quyền lực, hiểu biết và trường tồn. Điều này hoàn toàn đối lập với những người đến từ Galilea. Một vùng đất hỗn tạp và mờ nhạt. Mà môn đệ Chúa Giêsu lại đến từ vùng đất này. Xem ra bị coi thường: không giá trị, không truyền thống, thiếu hiểu biết và không tương xứng. 

Câu chuyện về việc các kinh sư luật sĩ bắt bẻ các môn đệ Chúa Giêsu về các tập tục của tiền nhân, mở ra một vấn đề khác quan trọng hơn, không dừng lại ở tập tục, mà là việc hiểu luật Môsê, luật của Thiên Chúa như thế nào. Và đó là đầu mối của tranh luận giữa Chúa Giêsu và các kinh sư luật sĩ. 

Kinh sư và giới luật sĩ có thế giá trong lòng xã hội Do Thái. Và trải qua thời gian lâu dài, họ tự cho mình cái quyền giải thích Sách Thánh theo truyền thống của họ. Càng giải thích và cùng với thời gian, ý ban đầu không còn được nguyên tuyền. Như dẫn chứng về giới răn thứ tư: Thảo kính cha mẹ mà Chúa Giêsu trưng dẫn. Từ nguyên thuỷ, giới răn này là một mệnh lệnh. Không thảo kính cha mẹ là tội chết. Nhưng qua thời gian, giới này đã giải thích cách lệch nghĩa, đồng hoá nó với một vài lễ phẩm phượng tự. Rằng dâng một vài lễ vật cho Chúa là ngang bằng hoặc thay thế cho việc hiếu thảo với cha mẹ. 

Đáng lẽ ra, không ai khác, những người kinh sư, biệt phái phải là những người hiểu tận căn các giới luật của Chúa và không tự tiện giải thích lời Sách Thánh như vậy. Cái quan trọng thì bị hạ cấp, cái không quan trọng thì tôn lên hàng đầu. Giải thích luật Chúa, lời Chúa cách tuỳ tiện, chúng ta không còn trung thành với Lời Chúa, không còn thấy được ý Chúa mà chỉ là ý của ta, bẻ cong lời Chúa cho những ý định của ta, hoàn toàn theo cách hiểu của ta. Vấn đề này cũng đặt ra cho ta về vấn đề đọc hiểu lời Chúa trong thời đại hôm nay. 

Lạy Chúa, xin cho chúng con mỗi khi nghe lời Chúa, nghe giảng dạy, chúng con nhận ra đâu là điều cốt yếu Chúa muốn nói với chúng con. Amen.        

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập125
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm108
  • Hôm nay29,146
  • Tháng hiện tại240,924
  • Tổng lượt truy cập13,256,177
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây