THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Suy Niệm Thứ Năm Tuần Bát Nhật Phục Sinh B

Thứ tư - 04/04/2018 17:50
Tin Mừng Lc 24: 35-48: Chúa Giêsu lại nói: "Tại sao các con lại bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy nhìn xem chân tay Thầy, chính Thầy đây mà! Cứ chạm đến xem...
Suy Niệm Thứ Năm Tuần Bát Nhật Phục Sinh B
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca (Lc 24: 35-48)

Khi ấy, hai môn đệ thuật lại những việc đã xảy ra dọc  đường, và hai ông đã nhận ra Chúa lúc Người bẻ bánh như thế nào. Các ông còn đang nói, thì chính Chúa Giêsu hiện ra đứng giữa các ông và phán: "Bình an cho các con. Này Thầy đây đừng sợ!" Nhưng mọi người bối rối tưởng mình thấy ma. Chúa Giêsu lại nói: "Tại sao các con lại bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy nhìn xem chân tay Thầy, chính Thầy đây mà! Cứ chạm đến xem, ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây?" Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. Thấy họ còn chưa tin và vì vui mừng mà bỡ ngỡ Chúa hỏi: "Ở đây các con có gì ăn không?" Các ông dâng cho Người một mẩu cá nướng và một tảng mật ong, Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ. Rồi Người nói: "Đúng như lời Thầy đã nói với các con, khi Thầy với các con là: cần phải ứng nghiệm tất cả mọi lời đã ghi chép về Thầy trong sách Luật Môsê, trong các Sách Tiên tri và các Thánh Vịnh. Rồi Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh. Người lại nói: "Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, và ngày thứ ba, người sẽ từ cõi chết sống lại, Rồi phải nhân danh Người mà rao giảng sự thống hối và ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, Còn các con, các con sẽ làm chứng về những điều ấy.

SUY NIỆM

“Sao hoảng hốt? Sao lòng các anh còn ngờ vực?”. Chúa Giêsu đã hỏi như vậy khi Người hiện ra với các môn đệ sau biến cố hậu Emmaus. Đó là sự hoảng hốt của những người chưa từng kinh nghiệm biến cố Chúa phục sinh. Có khi nào chúng ta cũng hoảng hốt và ngờ vực trong đời sống mỗi ngày của chúng ta chăng? Những biến cố vượt ra ngoài trí hiểu thông thường của chúng ta. Những điều xảy ra ngoài tiên liệu của chúng ta khiến ta không khỏi chất vấn về chính mình và tại sao nó lại như vậy. Biết chất vấn và ngờ vực, nói theo ngôn ngữ triết học, đó là khởi đầu cho nhận thức về sự tồn tại của chúng ta. Nó còn mở ra nhận thức căn bản hơn, về sự hiện diện siêu nhiên, sự hiện diện của Thiên Chúa, của Đấng bên trên chúng ta, nhưng cũng ở trong chúng ta. Tại sao con người chúng ta có thể nhận thức về Ngaười, tư duy về sự hiện diện của chính mình, về ý nghĩa cuộc đời, chúng ta sẽ đi về đâu? Chúng ta không đặt câu hỏi để ngờ vực về chính nguồn gốc của mình, nhưng chúng ta đặt chất vấn hiểu tại sao chúng ta có mối liên quan với Thiên Chúa. Rằng trong Ngài, chúng ta được hiện diện. Trong sự phục sinh vinh hiển của Chúa, chúng ta tìm được nguồn cội và ý nghĩa cho cuộc hành trình trần thế. 

Vâng, thông thường, con người chết thì không thể sống lại. Cái chết sẽ đưa ta về cát bụi. Nhưng trong Chúa Phục Sinh, Đấng đang hiện ra trước mặt các ông bằng sự vinh hiển sáng láng, đó không phải là hình ảnh ma mỵ, mà là một thân xác thần thiêng. Điều này lý giải sự linh thiêng của con người chúng ta sau cái chết. Chết không phải là chấm dứt nhưng là bước vào một thế giới khác. Một thế giới mà chúng ta ở trong trạng thái tồn tại căn bản nhất, giống như hiện thực của Chúa Giêsu trong biến cố phục sinh này. Đó là một sự biến đổi, giống như tự các Tông đồ sau sự việc chứng kiến Thầy phục sinh hôm nay, nhận thức của các ông đã thực sự được thay đổi hoàn toàn. Từ kinh nghiệm trực giác - thấy và nghe - các ông đã đi vào một kinh nghiệm khác căn bản và quan trọng hơn: kinh nghiệm siêu nhiên, kinh nghiệm của đức tin. Mà chỉ khi gặp được Chúa rồi, mọi nhận thức và đức tin của chúng ta sẽ thay đổi hoàn toàn, từ u tối bước vào ánh sáng, từ vật chất đi vào thiêng liêng. 

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết tự vấn về chính mình và về đức tin của mình. Tự vấn để chúng con kinh nghiệm hơn về đức tin của chúng con, rằng phải tin vào Chúa nhiều hơn. Amen. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập151
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm129
  • Hôm nay24,138
  • Tháng hiện tại235,916
  • Tổng lượt truy cập13,251,169
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây