THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Suy Niệm Thứ Bảy Tuần XIII Thường Niên B

Thứ sáu - 06/07/2018 18:39
Tin Mừng Mt 9: 14-17: Chúa Giêsu nói với họ rằng: "Làm sao các phù rể có thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi, bấy giờ họ mới giữ chay...
Suy Niệm Thứ Bảy Tuần XIII Thường Niên B
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mátthêu (Mt 9: 14-17)

Khi ấy, Chúa Giêsu sang miền Giêsarênô, các môn đệ Gioan đến gặp Người mà hỏi: "Tại sao chúng tôi và những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ của Ngài lại không?". Chúa Giêsu nói với họ rằng: "Làm sao các phù rể có thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi, bấy giờ họ mới giữ chay. Không ai lấy vải mới mà vá vào áo cũ, vì miếng vải mới làm áo dúm lại, và chỗ rách lại càng tệ hơn. Người ta cũng không đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, bầu da vỡ, rượu đổ ra, và bầu da mới hư mất. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu da mới, và cả hai được nguyên vẹn".

SUY NIỆM 

Để trả lời cho thắc mắc của người Do Thái: "Tại sao chúng tôi và các người Pharisêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?", Chúa Giêsu nói: "Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, đang khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi khỏi họ, bấy giờ họ mới ăn chay".

Chúng ta cần chú ý vài cụm từ trong câu trả lời của Chúa: 

- "Dự tiệc cưới lại có thể than khóc?"; "chàng rể ở với họ": diễn tả niềm vui.

- "Chàng rể bị đem đi khỏi họ"; "họ mới ăn chay": diễn tả nỗi buồn.

Như vậy, điều đáng chú ý là, Chúa Giêsu không coi việc ăn chay của người Do Thái là cách thực hành tôn giáo, mà chỉ là cách thể hiện nỗi buồn sầu. Nói cách khác, ăn chay ở đây không được coi là một thực tại có liên hệ với Thiên Chúa, nhưng như giọt nước mắt nói lên nỗi buồn, sự ăn chay nói lên tâm trạng bi thương của con người. 

Qua cách trả lời của Chúa Giêsu, ta càng thấy thái độ ăn chay giả hình của người Do Thái: Họ ăn chay nhưng không có lòng thống hối, không khiêm nhường. Bằng chứng là họ soi mói, họ phê phán các môn đệ. Trong việc phê phán ấy, còn cho thấy họ tự cao, tự mãn về việc chay tịnh, về tinh thần đạo đức mà mình có được.

Chúa Giêsu đòi chúng ta phải phá bỏ kiểu ăn chay hình thức mà lòng vẫn chất đầy sự kiêu ngạo. Cần phải thay thế bằng cách mặc lấy tinh thần mới, con người mới, suy tư mới, lối sống mới.

Chúng ta đã bước theo Chúa Giêsu, có nghĩa là ta đã nhận Chúa Giêsu là lý tưởng, là sự nghiệp, là lẽ sống của mình. Cần phải mang lấy tâm tư của Chúa Giêsu; mang lấy cái nhìn và não trạng của Chúa Giêsu; và bước theo đường hướng mà Chúa đã vạch ra.

Chúa chính là rượu mới và ta cần phải biến mình thành bình mới để có thể chứa đựng chính Chúa và bước theo Người. Đó chính là điều Chúa dạy: "Rượu mới phải đổ vào bầu da mới".

Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con luôn ý thức mình để luôn biết buông bỏ thói tự phụ, kiêu căng và đố kỵ, để có thể học lấy tinh thần mới của Chúa mà luôn có cái nhìn khoang dung hơn, độ lượng hơn, cảm thông hơn. Amen. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay26,386
  • Tháng hiện tại269,689
  • Tổng lượt truy cập13,554,063
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây