THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Suy Niệm Thứ Ba Tuần IV Mùa Chay B

Thứ hai - 12/03/2018 18:31
Tin mừng Ga 5: 1-16: Tin Mừng luôn nhắn hỏi chúng ta: “anh có muốn khỏi bệnh không?” Câu trả lời không đơn giản là “có”, nhưng phải là một sự bày tỏ trọn vẹn về sự đơn độc...
Suy Niệm Thứ Ba Tuần IV Mùa Chay B
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an (Ga 5: 1-16)

1 Sau đó, nhân dịp lễ của người Do-thái, Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem.2 Tại Giê-ru-sa-lem, gần Cửa Chiên, có một hồ nước, tiếng Híp-ri gọi là Bết-da-tha. Hồ này có năm hành lang.3 Nhiều người đau ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt ở đó, (chờ cho nước động,4 vì thỉnh thoảng có thiên thần Chúa xuống hồ khuấy nước lên; khi nước khuấy lên, ai xuống trước, thì dù mắc bệnh gì đi nữa, cũng được khỏi).5 Ở đó, có một người đau ốm đã ba mươi tám năm.6 Đức Giê-su thấy anh ta nằm đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói: "Anh có muốn khỏi bệnh không? "7 Bệnh nhân đáp: "Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi! "8 Đức Giê-su bảo: "Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi! "9Người ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và đi được.

Hôm đó lại là ngày sa-bát.10 Người Do-thái mới nói với kẻ được khỏi bệnh: "Hôm nay là ngày sa-bát, anh không được phép vác chõng! "11 Nhưng anh đáp: "Chính người chữa tôi khỏi bệnh đã nói với tôi: "Anh hãy vác chõng mà đi! "12 Họ hỏi anh: "Ai là người đã bảo anh: "Vác chõng mà đi"? "13Nhưng người đã được khỏi bệnh không biết là ai. Quả thế, Đức Giê-su đã lánh đi, vì có đám đông ở đấy.14 Sau đó, Đức Giê-su gặp người ấy trong Đền Thờ và nói: "Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước! "15 Anh ta đi nói với người Do-thái: Đức Giê-su là người đã chữa anh khỏi bệnh.16 Do đó, người Do-thái chống đối Đức Giê-su, vì Người hay chữa bệnh ngày sa-bát.
 
SUY NIỆM
 
      Người bất toại 38 năm không được ai đưa xuống hồ để được khỏi bệnh, tình trạng người này coi như tuyệt vọng: 38 năm không phải là ít, nó gần bằng một đời người; và 38 năm nằm liệt có thể ví như đã chết, vì không có khả năng tự mình tìm phương thế cứu lấy mình, dù nằm bên cạnh suối nước chữa bệnh. Hoàn cảnh anh ta cũng hết sức khốn đốn: không có người thân, không còn bạn bè vì bệnh quá lâu nên người ta bỏ anh, đúng như anh ta xác nhận “tôi không có ai…”

      Thế nhưng giữa đám người đui mù, què quặt nằm la liệt ở Cửa Chiên, Chúa Giêsu lại chọn con người này để chữa lành mặc dù anh ta không hề lên tiếng van xin. Điều đó có nghĩa là, Thiên Chúa luôn có mặt trong mọi nỗi đau của con người và khi con người lâm cơn tuyệt vọng thì chỉ một mình Thiên Chúa khởi xướng việc chữa lành, bởi những kẻ khốn khổ nhất là kẻ được Thiên Chúa lưu tâm nhiều nhất: “Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ, cứu những tâm thần thất vọng ê chề” (Tv 34, 19).

      Câu hỏi “ngươi có muốn khỏi bệnh không?” của Chúa Giêsu có vẻ như dư thừa, vì ai bị bệnh mà lại không muốn được chữa khỏi. Thế nhưng, câu hỏi đó của Người cốt để gợi lên hy vọng nơi người bệnh và để anh ta nói lên tình trạng tuyệt vọng của mình. Nếu muốn được chữa lành, anh ta phải chọn chỗi dậy; và nếu muốn khỏi bệnh anh ta phải tỉnh thức để giữ mình chừa bỏ tội lỗi sau khi đã được làm cho lành mạnh. Bởi vì, Chúa Giêsu cho biết, giữa tội lỗi và bệnh tật có một mối liên hệ rất ư gần gũi.

       Hôm nay, Chúa Giêsu cũng đặt câu hỏi đó đối với mỗi người trong chúng ta là những kẻ mang đủ thứ bệnh tật trong tâm hồn: “Ngươi có muốn khỏi bệnh không?”

       Phải chăng đã bao lần chúng ta cảm thấy bất lực và khốn khổ vì cứ sa đi ngã lại trong một thứ tội nào đó mà không thể vượt qua được? Thực ra, một phần lớn là vì chúng ta không thực sự muốn đoạn tuyệt với tội, vẫn còn có một chút yêu thích luyến tiếc nào đó đối với tội lỗi và muốn ở lại trong tình trạng cũ; hoặc chúng ta không nhìn nhận mình bất lực mà cứ cậy dựa vào sức riêng để chống lại tội lỗi để rồi chuốc lấy thất bại thảm hại; hoặc tệ hơn, chúng ta ngã lòng không tin tưởng vào tình yêu tha thứ và chữa lành của Thiên Chúa để rồi không chịu chỗi dậy sau mỗi lần vấp ngã.

       Những lần té ngã, tái phạm là bình thường và không tránh được trong thân phận làm người. Cái “khốn hơn” ở đây là nằm bẹp luôn sau mỗi lần té ngã thay vì vác chõng mà đi; cái “khốn hơn” còn là việc tin rằng tất cả đều hoàn tất mà không biết việc vô cùng cần thiết cần phải làm là tỉnh thức để chăm sóc sự sống hầu cho nó mang lại hoa trái; nói cách khác, chúng ta đừng dựa vào ân sủng để rồi cứ nằm im trong sự bất lực. 

      Lạy Chúa, Chúa đã tha thứ và phục hồi sự sống thiêng liêng cho chúng con trong bí tích Giải tội; xin cho chúng con biết giữ gìn sự sống ấy và làm cho nó tăng triển mỗi ngày để những ân huệ Chúa ban cho chúng con không trở nên vô ích. Amen.
 
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập86
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm84
  • Hôm nay20,352
  • Tháng hiện tại192,959
  • Tổng lượt truy cập13,477,333
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây