THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Chúa nhật 2 Phục sinh: Chúa nhật về Lòng Thương xót của Thiên Chúa

Chủ nhật - 23/04/2017 03:57
Lời Chúa: Ga 20, 19-31
Chúa nhật 2 Phục sinh: Chúa nhật về Lòng Thương xót của Thiên Chúa
HÃY NHÌN XEM
 
Lời Chúa: Ga 20, 19-31
 
Chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Chúc anh em được bình an!”  Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa.
 
Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”
 
Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Ðiđymô, không ở với các ông khi Ðức Giêsu đến. các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tôma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.”
 
Tám ngày sau, các môn đệ Ðức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Chúc anh em được bình an.” Rồi Người bảo Tôma: “Ðặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Ðừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.”  Ông Tôma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Ðức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”
 
Ðức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người.
 
Suy niệm:
 
Thân xác chúng ta thường mang những vết sẹo,
 
hậu quả của những lần bị trầy trụa, té ngã.
 
Có những vết sẹo gợi lại cả một vùng kỷ niệm.
 
Dù vui hay buồn thì cũng là chuyện đã qua.
 
Vết sẹo làm ta kém đẹp, nhưng không làm đau như xưa.
 
Khi Ðức Giêsu phục sinh hiện ra thăm các môn đệ,
 
Ngài giúp họ nhận ra Ngài nhờ những vết sẹo.
 
Ngài cho họ xem những vết sẹo ở tay và cạnh sườn.
 
Những vết sẹo nói lên một điều quan trọng:
 
Thầy chính là Ðấng đã bị đóng đinh và đâm thâu;
 
Thầy đã chết nhưng Thầy đã thắng được cái chết.
 
Chúng ta ngỡ ngàng khi thấy Chúa phục sinh có sẹo,
 
dù điều đó chẳng đẹp gì.
 
Ngài không ngượng mà cho các môn đệ xem.
 
Những cái sẹo sẽ ở mãi với Ngài trên thiên quốc.
 
Chúng gợi lên những kỷ niệm buồn phiền, thất bại, đớn đau.
 
Nhưng nếu không có chúng thì cũng chẳng có phục sinh.
 
Chẳng cần phải xóa đi khỏi ký ức
 
cuộc khổ nạn kinh hoàng và cái chết nhục nhã.
 
Chúng ta cũng lên thiên đàng với các vết sẹo của mình.
 
Sống ở đời sao tránh khỏi những dập gẫy, thương tích.
 
Nếu chúng ta đón nhận mọi sự với tình yêu
 
thì mọi sự sẽ trở nên nhịp cầu cứu độ.
 
Tin Mừng phục sinh là Tin Mừng về các vết thương đã lành.
 
Có những vết thương tưởng  chẳng thể nào thành sẹo.
 
Chúng ta có dám cho người khác thấy sẹo của mình không?
 
Cuộc khổ nạn của Thầy đã làm các môn đệ bị thương.
 
Các vết sẹo của Thầy sẽ chữa lành những vết thương đó.
 
Hẳn Tôma đã nhìn thật lâu những dấu đinh.
 
Chính lúc đó ông khám phá thật sâu một Tình Yêu.
 
Tình yêu hy sinh mạng sống và đủ mạnh để lấy lại.
 
Tình yêu khiêm hạ cúi xuống để chinh phục ông.
 
Ông đâu dám mong Thầy sẽ đích thân hiện đến
 
để thỏa mãn những đòi hỏi quá quắt của mình.
 
Lòng ông tràn ngập niềm cảm mến tri ân.
 
Ông ra khỏi được sự cứng cỏi, khép kín, tự cô lập,
 
để bước vào thế giới của lòng tin.
 
Tôma đã tin vượt quá điều ông thấy.
 
Ông chỉ thấy và chạm đến các vết sẹo của Thầy,
 
nhưng ông tin Thầy là Chúa, là Thiên Chúa của ông.
 
Tin bao giờ cũng đòi một bước nhảy vọt khỏi cái thấy.
 
Chúng ta không được phúc thấy Chúa theo kiểu Tôma,
 
nhưng chúng ta vẫn được thấy Chúa theo những kiểu khác.
 
Cần tập thấy Chúa để rồi tin.
 
Có khi phải tập nhìn lại những vết sẹo của mình,
 
của Hội Thánh, của cả thế giới,
 
để rồi tin rằng Chúa phục sinh vẫn đang có mặt
 
giữa những trăn trở và vấp váp, thất bại và khổ đau.
 
“Phúc cho những ai không thấy mà tin”,
 
và phúc cho những ai biết thấy nên tin.
 
Cầu nguyện:
 
Lạy Chúa,
 
xin cho con luôn vui tươi.
 
dù có phải lo âu và thống khổ,
 
xin cho con đừng bao giờ khép lại với chính mình;
 
nhưng biết nghĩ đến những người quanh con,
 
những người -cũng như con- đang cần một người bạn.
 
Nếu như con nên yếu đuối,
 
thì xin cho con biết yêu thương và sáng suốt hơn,
 
thông cảm và nhân từ hơn.
 
Nếu bàn tay con run rẩy,
 
thì xin giúp con luôn biết mở ra và cho đi.
 
Khi lâm tử,
 
xin cho con biết đón nhận khổ đau và bệnh tật
 
như một lời kinh.
 
Ước chi con sẽ chết trong khiêm hạ và tín thác,
 
như một lời xin vâng cuối cùng.
 
Và con sẽ về nhà Chúa,
 
để dự tiệc yêu thương muôn đời. Amen.

Tác giả bài viết: Giuse Bảo Sơn

Nguồn tin: Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập120
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm112
  • Hôm nay16,577
  • Tháng hiện tại217,517
  • Tổng lượt truy cập13,232,770
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây