THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Làm chứng như Gioan - Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng B

Thứ bảy - 16/12/2017 17:33
Tin mừng Ga 1: 6-8.19-28: Hôm nay, chúng ta thấy Gioan đã giới thiệu mình như thế này: « Tôi làm phép rửa trong nước, nhưng giữa các ngươi có một Đấng mà các ngươi không biết. Đấng ấy sẽ đến sau tôi nhưng Đấng ấy đã có trước tôi, và tôi không đánh cởi dây giày cho Người. »...
Làm chứng như Gioan - Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng B
Tin mừng Ga 1: 6-8.19-28

Kính thưa Cộng đoàn,

Hôm nay, chúng ta đã đi quá nửa mùa vọng rồi!

Hôm nay, chúng ta thấy Gioan đã giới thiệu mình như thế này: « Tôi làm phép rửa trong nước, nhưng giữa các ngươi có một Đấng mà các ngươi không biết. Đấng ấy sẽ đến sau tôi nhưng Đấng ấy đã có trước tôi, và tôi không đánh cởi dây giày cho Người. ».

Thái độ của Gioan rất khẳng khái, về Chúa Giêsu. Trong Tin Mừng hôm nay, Gioan giới thiệu Chúa Giêsu đã ở giữa anh em rồi. Nhưng mà anh em không biết!  Và rồi Gioan đã làm chứng cho sự hiện diện của Chúa Giêsu: không bằng lời nói mà bằng chính cả cuộc đời của mình.  Bằng chứng, chúng ta thấy Gioan, vì lẽ phải, vì sự thật, vì sự công chính, đã chấp nhận mất mạng sống mình. Và đây là điều mà chúng ta quan tâm.  

Chúng ta quan tâm vì sao?  Vì còn chưa đầy hai tuần nữa chúng ta bước vào đại lễ Chúa Giáng Sinh.  Chúng ta mừng một biến cố, một kỷ niệm không phải là chỉ để mừng, nhưng chúng ta đặt lại vấn đề, chúng ta nhìn lại cuộc đời của chúng ta.  

Chúa Giêsu đã giáng sinh năm nay là năm thứ mấy?  

Năm thứ 2017 rồi, nhưng mà liệu rằng mỗi người chúng ta là người Kitô Hữu đó!  Nhưng chúng ta có truyền cho mọi người biết sự hiện diện của Chúa, và Chúa đã đến trong trần gian này hay không?  

Còn nhớ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, khi mở cửa Thánh bước vào Thiên niên kỷ thứ ba, ngài nói: “Đây là thiên niên Kỷ của truyền giáo” .

Đặc biệt tại Philippines, tại Đại Hàn, tại Việt Nam. Ở Philippines thì 80% là người Công giáo, rồi Đại Hàn thì có 8% và Việt Nam cũng có 8% mà thôi! Còn các nước khác thì con số và tỷ lệ còn thấp hơn nữa, có khi chỉ là 0,5 hoặc là 1 % thôi.  

Và mỗi người Kitô hữu của chúng ta có trách nhiệm làm chứng cho người khác biết rằng: Chúa chính là Đấng phải đến trong trần gian, Chúa mang niềm vui và sự sống cho mọi người.

Và thử hỏi coi, đời của chúng ta, chúng ta đã làm chứng cho Chúa như thế nào?  

Ngày hôm nay, phải nói rằng vẫn còn đó lấp lánh những khuôn mặt, những ánh sáng của những bước chân truyền giáo.

Có dịp đi qua thăm nước Lào. Phải nói rằng tổng số linh mục của nước bạn chỉ ở con số 29 thôi. Và một cái mảnh đất còn đó biết bao nhiêu là lúa cần thợ gặt.  

Khi đi qua thăm, thấy những anh em trẻ thấy tội nghiệp quá! Có mấy cha bạn nhỏ hơn lớp, thấy mấy anh em hy sinh quá!

Chân ướt, chân ráo đi qua Lào với hai bàn tay trắng.  Rồi từ từ gầy dựng lên cái nhà tiền chế, rồi quy tụ các em. Và phải nói rằng: đặc biệt nhất là cái ngôn ngữ và cái thức ăn.   Cái ngôn ngữ Lào, cái chữ nó viết rằn ri.  Cái thức ăn thật sự, như người dân tộc thiểu số mình. Phải nói rằng rất khó ăn!  Và các cha trẻ đặc biệt các thầy trẻ đã hội nhập gần như một cách nhanh chóng, để mà sống ở giữa họ. Chẳng làm gì cả, như làm rẫy làm ruộng như họ và sống đồng thân, đồng phận với họ.

 Có một lần, Cha chở đi vào trong các làng. Từ nhà thờ Tòa Giám mục Pakse mà đi tới cái làng đó thì mất khoảng chừng 80 cây số 60 cây số là đường nhựa còn 20 cây số là đường ổ voi. Đi từ nhà thờ chính tòa, đi tới cái ngã ba vào chỉ một tiếng đồng hồ, nhưng mà từ ngã ba đi vào với 20 cây số! Xe chạy hơn một tiếng đồng hồ!  

Quá khó khăn và quá vất vả!  nhưng các cha trẻ vẫn kiên trì đi vào đó!

Có một là điều lạ là:  ở bên Lào không phân biệt được cái ngày nào Chúa Nhật Phục Sinh cả!  Bởi vì có những làng không bao giờ có linh mục tới. Nên các cha nói rằng:  Tụi em ở bên đây, Chúa Nhật Phục Sinh cũng là Chúa Nhật Phục Sinh! CHÚA nhật 2 Phục Sinh cũng là Chúa nhật Phục Sinh! Chúa nhật 3 Phục sinh cũng là Chúa nhật Phục Sinh! CHÚA nhật 4 Phục sinh cũng là Chúa nhật Phục Sinh!

 Rảnh là cứ xách xe đi vào làng này làng kia, nơi mà các vị truyền giáo đã đặc bước chân đến. Và bây giờ những linh mục trẻ cũng bước chân đến.  

Và đặc biệt có một ông thầy rất là hay! Thầy đang học ở Đại Chủng Viện ở Lào, nhưng mà rồi thầy lại đi truyền giáo.

Và người Lào đó!   Thầy chỉ đi đến dạy học và chăm sóc sức khỏe cho họ thôi! Sống với người Lào và nghe đâu thầy bị bắt, mà một lần chuộc như vậy là tính ra tiền Việt Nam là 130 triệu - 140 triệu.  Nhưng mà thầy khẳng định rằng là dù cho bị bắt thầy vẫn lên đường truyền giáo.

Phải nói rằng, đó là gương sáng của sự hy sinh chính mình, để mà giới thiệu Chúa cho người khác. Và như thế, cuộc đời của mỗi người chúng ta, làm sao cuộc đời của chúng ta, chúng ta phải giới thiệu CHÚA như những người truyền giáo đó!

Như Thánh Gioan nói: “Có Đấng ở giữa anh em, mà anh em không nhận biết Ngài. Và chúng ta sẽ cãi rằng:  chúng con nhận biết mà!  Bởi vì chúng ta là những người có đạo mà.  

Nhưng mà xin thưa rằng:  cái biết đó nó có hai loại!

Là cái biết của tri thức và cái biết của cảm nghiệm.

Cái biết của tình thương và cái biết của chia sẻ.   

Và cái biết của chỉ thấy trên giấy tờ.

Chúng ta biết Chúa đấy chứ!  Qua sách vở, qua giáo lý, qua Thánh Kinh, qua các bài giảng.  Và được học nhiều nghe nhiều lắm chứ!

Nhưng mà cái cảm nghiệm cái tình yêu thương Chúa trong cuộc đời.  Và chúng ta có cái rung động của người nghèo hay không?

Chúng ta vẫn xem tivi thấy lũ này lụt kia!  và bao nhiêu người chết đó!  Nhưng liệu rằng:  Trái tim chúng ta có rung động trước những cái đói khổ, những cái vất vả của những người nghèo khổ ở vùng sâu vùng xa hay không?

 Có khi nào chúng tôi cảm thấy: giờ này trời mưa nhưng mình được may mắn, mình được ở trong một cái nhà bốn bức tường, mưa cũng không bao giờ hắt tới, bão cũng không bao giờ đụng tới.

Chúng ta có cảm nghiệm được chúng ta hạnh phúc hơn những người khác!

Khi đó là cái biết của cảm nghiệm và chính từ cái biết cảm đó, chúng ta chia sẻ người với người nghèo.  

Cũng đâu đó, có những bạn sinh viên rất tuyệt vời!  Tới mùa hè lại cứ khăn gói quả mướp, chạy đi lên vùng Tây Nguyên. Đi vào những cái làng dân tộc, để mà chỉ dạy học, chỉ ở với các em.

Người ta nói rằng:  «vô tri thì bất mộ». Cần để phải học để mà biết Chúa.”  Nhưng cái biết đó chỉ là một cái bước đầu thôi!

Chúa Giêsu cần sinh ra trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. Và chúng ta muốn giới thiệu Chúa Giêsu cho người khác, thì chúng ta phải để Chúa Giêsu tái sinh lại trong tâm hồn và cuộc sống của chúng ta.

Nói biết CHÚA thì dễ lắm! Và nói về Chúa thì dễ lắm! Và nói với Chúa thì dễ lắm!

Nhưng vấn đề chính là trong cuộc sống, mình mang Chúa đến cho anh chị em đồng loại của mình như thế nào? Đó mới là chuyện quan trọng.

Để chuẩn bị tâm hồn đón nhận Chúa. Ngày hôm nay, chúng ta nhìn lại cuộc đời của chúng ta. Để chúng ta xin Chúa thêm ơn cho chúng ta. Để chúng ta mở lòng ra, chúng ta đón Chúa đến thật sâu: trong lòng, trong trí, và trong cung cách sống của chúng ta. Để chúng ta mang lấy cái thao thức, mang lấy cái tâm thức Thương Xót, mang lấy cái cảm mến với người nghèo, những người tất bạt của Chúa Giêsu.

 
Xin Chúa thêm ơn cho chúng ta, để Chúa đong đầy chúng ta, bằng cả cuộc đời có Chúa.  Và để rồi từ đó, chúng ta mới giới thiệu CHÚA cho người khác như Thánh Gioan Tẩy Giả.  

Chắc có lẽ, Chúa không bắt buộc chúng ta, phải bỏ mình, phải  tử đạo, chấp nhận chết như Gioan Tẩy Giả đâu!

Nhưng Chúa mời gọi mỗi người chúng ta, qua cung cách sống của mình: Chúng ta mang lấy hình ảnh, mang lấy tâm tư, mang lấy cảm nghĩ, mang lấy cung lòng, mang lấy đôi tay, mang lấy bàn chân của Chúa Giêsu, để chúng ta đến chia sẻ với những người nghèo với những người tất bạt.
 
Cách đây không lâu có một cô bé quen. Cô hỏi: cha ơi!  ở dưới xứ cha, cha có tổ chức thiếu nhi không?

Thì con mới nói thật sự ra trong lòng thì, cũng chẳng nghĩ gì cả, nếu ai cho thì làm thôi!  Và rồi cô bé hứa rằng cô bé sẽ chia sẻ một chút gì đó cho các em nghèo. Phải nói rằng với đồng bạc, lương nhân viên bình thường thôi, nhân viên văn phòng nhưng mà phải nói rằng cô đã tiết kiệm một cái phần nhỏ để chia sẻ cho người nghèo.

Phải chăng đó là những con người đã cảm nhận được một Chúa Giêsu trong đời mình, và mang Chúa Giêsu cho người khác, giới thiệu Chúa Giêsu cho người khác.

Chắc có lẽ, mỗi người chúng ta đối diện trước mặt Chúa. Chúng ta nói: con nghèo lắm, Chúa ơi! Con không có gì cả. Nhưng xin thưa rằng:  con có tấm lòng.  

Việc quan trọng rằng, chúng ta có can đảm chia sẻ cho người khác hay không mà thôi!

Khi chúng ta khép lòng lại, thì Chúa Giêsu lại chết trong cuộc đời của chúng ta.  

Khi chúng ta mở lòng ra, thì Chúa Giêsu một lần nữa lại tái sinh trong cuộc đời của ta.  

Và khi ta sống như thế! Mọi người nhìn vào ta, thấy có một Chúa Giêsu hiện diện và sống trong cuộc đời của chúng ta.
 
Ước gì ngày hôm nay, ngày chuẩn bị bước vào những ngày cuối để đón mừng mầu nhiệm Giáng Sinh.  Xin cho chúng ta thật sự mở lòng ra.  Đặc biệt chúng ta làm chứng, một cách sâu lắng hơn như Gioan Tẩy giả. Amen


Huệ Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập20
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay3,742
  • Tháng hiện tại123,377
  • Tổng lượt truy cập13,138,630
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây