THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Khôn khờ - Khờ khôn - Suy Niệm Chúa Nhật XXXII Thường Niên

Thứ bảy - 11/11/2017 18:24
Tin mừng Mt 23: 1-12: Chúa Giêsu muốn nói với mỗi người chúng ta, và Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta điều gì đó, đừng noi theo hành vi của họ, đừng noi theo cách sống của họ, bởi vì cái lời nói của họ và cái cách sống của người biệt phái và luật sĩ nó trái ngược nhau...
Khôn khờ - Khờ khôn - Suy Niệm Chúa Nhật XXXII Thường Niên
Kính thưa Cộng Đoàn,

Khi đọc  dụ ngôn  này,  con cũng cảm thấy rất là buồn cười.  Bởi vì, chắc có lẽ, con cũng như cộng đoàn nghe rất nhiều, nhiều lần lắm rồi!   Và đặc biệt trong nhiều đám tang mà chúng ta đi dự lễ thì chúng ta cũng nghe.

 Mười trinh nữ  là dụ ngôn mà thánh Matthêu ghi lại trong Tin Mừng của Ngài. Để nói về:  năm người khôn và năm người khờ  chuẩn bị tâm hồn để đón chàng rể đến.

 Trong khi năm người thì chuẩn bị đầy đủ đèn và dầu và sẵn sàng đáp ứng sự hiện diện khi mà chàng rể đến.  Ngược lại thì, năm cô có đèn nhưng mà  lại thiếu dầu.  

Dụ ngôn này,  chúng ta thấy Chúa Giêsu sử dụng chất liệu từ phong tục của người Do Thái. Phong tục của người Do Thái thì chàng trai tìm đến gia đình cô gái để xin kết lập hôn ước.  Rồi sau đó, chàng trở về chuẩn bị chỗ ở cho người vợ mới trong nhà cha mình.Cái thời gian mà đi về đó có thể lên đến một năm .  Trong khi đó cô dâu tương lai,  thì vẫn bận rộn với những điều mà đi học hỏi để mà đi làm dâu,  rồi về việc cần thiết cho đời sống hôn nhân. Rồi đến khi chàng rể trở lại,  thì cô dâu với phù dâu được báo trước, để chuẩn bị đón tiếp chàng rể. Và khi chàng rể đến rước dâu, thì mọi người vui mừng cùng nhau để mà đi vào dự tiệc cưới.

Qua cái Dụ ngôn này chúng ta thấy, có một nhóm vinh dự đi đón kiếp chàng rể trong hôn lễ. Và rồi mọi người mang theo dầu và chuẩn bị đầy bình. Năm người khôn mang theo dầu dự trữ trong bình,  nhưng mà năm người dại thì không.  Tiếc thay, không biết vì kẹt xe, hay kẹt đường, mà chú rể  đến trễ . Dầu trong đèn cạn rồi, biết là đèn cạn, năm cô khờ mới xin năm cô khôn nhưng mà năm cô khôn thì nói rằng : Bây giờ chị đi ra ngoài hàng mà mua thì hơn!  Chứ bây giờ, mà em có sang qua cho chị, mà bây giờ chẳng may đi qua đường mà hết  dầu, coi như em với chị kể như chết chắc !

Và đèn và dầu là hai biểu tượng nổi bật ở trong  dụ ngôn. Các nhà chú giải Kinh thánh thì xem rằng đèn chính là biểu trưng  cho  phần tâm linh của con người, và dầu là biểu trưng của sự hiện diện của Chúa Thánh Thần ngự trong lòng mỗi người.  

Và nếu như  theo cái cách  lý giải này, thì sự hiện diện của Chúa, luôn luôn đảm bảo cho cái nguồn sống tâm linh của chúng ta. Dẫu rằng cuộc đời của chúng ta còn đó những cái khó khăn,  những cái hiểu lầm,  những cái gai góc nhưng mà  có Chúa ở cùng, thì cái cuộc sống của chúng ta sẽ mạnh dạn. Chúng ta sẽ bước đi cùng với Thần Khí.  Còn nếu dầu chúng ta cạn kiệt,  Chúa không có ở trong người chúng ta, thì chúng ta rất là  dễ suy sụp với cuộc sống.

Những người mà có dầu thì sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu trước mặt Chúa vào lúc nào Chúa gọi họ trở về với Chúa. Còn nếu mà người không có dầu thì coi như  xong, không thể nào mà đi được.  

 
Với cái thông điệp của dụ ngôn này,  chúng ta hiếu rằng không ai có thể vào Nước Trời bằng một Đức Tin vay mượn được.

Mười cô Trinh Nữ này không thể nào mà : 5 cô này cho năm cô kia mượn được. Rằng cái câu trả lời của năm cô khôn dường như xem ít kỷ ! Nhưng mà xét cho bằng cùng, trong cái hoàn cảnh này thì đây là câu trả lời duy nhất,  bởi vì, chàng rể đã đến rồi.  

Thời gian đâu có chờ đợi nữa,  để mà đi vay mượn được. Với lại ngọn đèn ở đây nè biểu thị cho Đức Tin,  cho Lòng Mến  và nếu ai  chuẩn bị  Dầu,  thì sẵn sàng đủ để đi đón.

Ai có khả năng đi đón? Chỉ có rằng mình thôi, chủ thôi . Mình là cái người chủ và mình chuẩn bị dầu cho mình đó là những nhân đức là CHÚA trong cuộc đời của mình. Mình kết hợp mật thiết với Chúa. Điều này chắc chắn rằng (xin lỗi nhé) Dầu thì có thể cho mượn được nhưng cái Đức Tin của chúng ta, lòng mến của chúng ta, cái bác ái của chúng ta thì không thể nào mà cho người khác được.

 Dầu là đời sống Đức Tin là Chúa ở trong ta mỗi người chúng ta. Phải tập luyện cái đời sống tâm linh của chúng ta để: Đời sống tâm linh của chúng ta ngày một lớn,  để có Đức tin và có CHÚA ở trong người chúng ta.

Tâm hồn chúng ta quan trọng vì chúng ta sống theo xác thịt hay Thần Linh. Nếu mà chúng ta sống theo thần linh thì cuộc đời của chúng ta luôn luôn có Chúa, cuộc đời chúng ta luôn luôn bình an.

Còn  nếu mà chúng ta đi theo cái xác thịt, thì dù chúng ta ở trong bình cũng sẽ cạn thôi. Rồi khi chúng ta thấy chàng rể đến thì cửa đóng lại, các cô thì có năn nỉ như vậy thì xem ra có tiếc hay không!

Và qua cái viễn tượng ngày cánh chung này. Chúng ta cảm thấy đó là một lời nhắc nhở cho chúng ta. Khi mà người dại nói với người khôn xin bớt  Dầu cho chúng tôi bởi vì đèn chúng tôi gần tắt. Nhưng người khôn trả lời, không đủ cho chúng ta và cho các chị. Chúng ta không thể lấy dầu của người khác. Chúng ta không thể nào nhờ Người khác cầu nguyện. Chúng ta không nhờ người khác sống đời sống Đức tin cho chúng ta, và rồi lời kết thúc của dụ ngôn cũng là lời cảnh báo với chúng ta hãy canh thức vì anh em không biết giờ nào ngày nào lời cảnh báo phù hợp với tâm tình của tháng các linh hồn mà chúng ta đang bước vào.

Ngày hôm nay, khi chúng ta bước vào tháng các linh hồn,  chúng ta nhớ đến ông bà, cha mẹ, anh chị em của  chúng ta. Với cái chết của những người đã đi trước chúng ta «nay anh, mai tôi»  

Một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi thôi.  Thời gian vắn và dài đó không thể nào biết được!  Có thể chỉ là đêm nay có thể chỉ là đem mai có thể chỉ là đêm mốt, có thể chỉ là một tháng nào đó mà chúng ta không biết.  Bởi vì chúng ta chỉ là thụ tạo, trong bàn tay của Đấng Tạo Hóa  là Thiên Chúa thôi.

Ngày sống thì có rồi, mà ngày chết thì không biết. Ngày sinh thì có rồi, mà ngày tử thì không biết.

Và chàng rể đến với chúng ta là điều chắc chắn không thể nào mà chàng rể không đến . Nhưng mà liệu rằng, cái thái độ của chúng ta đáp ứng cái sự chờ đón chàng rể như thế nào?  

Chúng ta có khôn ngoan tỉnh thức để mà thắp sáng ngọn đèn đức tin của chúng ta bằng đời sống nhân đức, bằng đời sống Yêu Thương, bằng đời sống bác ái. Hay là chúng ta cứ “ âu ơi ví dầu” chờ ngày nay, ngày mai, ngày mốt.

Con nói thật chứ! Con ngồi tòa giải tội, con cảm thấy buồn nhất là cái chuyện mà bỏ  lễ.  Một ngày Chúa cho mình bao nhiêu tiếng đồng hồ một tuần,  trong 7 ngày, mà một tuần mình chỉ (xin lỗi) bố  thí cho Chúa một tiếng thôi, mình lại tính toán với Chúa.  Chưa nói, một ngày Chúa cho mình 24 tiếng đồng hồ.  Mình dành cho giờ ăn là bao nhiêu? giờ ngủ là bao nhiêu? giờ chơi là bao nhiêu? giờ giải trí là bao nhiêu? và mình nhớ đến Chúa là bao nhiêu?  Dầu là chỗ đó đó !

Dầu là cái tâm tình mình nhớ đến Chúa. Dầu là cái tâm tình mình tỉnh thức mình đón nhận Chúa vào trong cuộc đời của chúng ta.  

Chúa Giêsu nói: “Vậy, anh em hãy canh thức, vì anh em không biết giờ nào, ngày nào…”  Lời dạy rất là được nhấn mạnh bởi từ «vậy». Ở đây cho thấy là điểm chính yếu của dụ ngôn mọi người đều được mời gọi canh thức. Đó không phải là tình trạng ngủ, không ngủ . Các trinh nữ trong cái dụ ngôn này cũng ngủ say đấy chứ! Nhưng là một thái độ tâm linh, tinh thần luân lý phù hợp, để chúng ta bước vào Tiệc Cưới Cánh Chung của Chúa,  cho dù Ngài đến chậm, chứ không như chúng ta tưởng.

Thái độ canh thức đó là một thực tại cốt yếu đuợc đòi hỏi bởi:   Thời điểm, ngày, giờ, tháng, năm xảy đến .  Quang lâm  là:   ngày, giờ mà chúng ta không thể nào biết được. Không biết ngày nào giờ nào, có khi đi ra đường thấy một chiếc xe nó mất thắng, nó lao vào ta.  Hay chỉ cần một cơn gió thoảng thôi! Một cơn đau máu, mà chúng ta có thể nằm xuống vĩnh viễn.  

Và chính vì thế, trang Tin Mừng ngày hôm nay, là một trang Tin Mừng rất ý nghĩa. Nhắc nhớ chúng ta, chúng ta chọn thái độ sống chúng ta. Chúng ta là những người khờ dại hay là những người khôn ngoan.  Nên nhớ, chúng ta không thể nào mượn được  nhân đức của người khác, cũng như chúng ta không thể nào chia sẻ nhân đức của chúng ta cho người khác.   

Nhiều lần, nhiều lúc trong cuộc sống, chúng ta soi mói người này, người kia là đạo đức giả. Người này người kia,  thế này thế kia, sau khi thấy họ làm cái này cái kia.  Nhảm,  vô duyên! Khi mà mình chết, Chúa sẽ không bao giờ hỏi cái người A,   người  B, người C mà Chúa hỏi chính mỗi người chúng ta.

Chúa đâu hỏi ông cha xứ như thế nào? Chúa đâu hỏi bà xơ sống như thế nào? Và thậm chí CHÚA không hỏi vợ chồng ta sống như thế nào? và ba mẹ chúng ta sống như thế nào nữa? Mà Chúa hỏi mỗi người chúng ta rằng : Ngày xưa khi ở trần gian chúng ta sống như thế nào?  Và chúng ta chuẩn bị cái gì để mà hành trang theo CHÚA.

Được lời lãi  và cả thế gian mà lỗ vốn mất linh hồn thì được ích gì? Lời đó còn văng vẳng bên tai chúng ta,  để chúng ta nhìn lại cuộc đời chúng ta.

Và  xin Chúa cho chúng ta luôn luôn,  chuẩn bị dầu đầy bình trong cuộc đời  chúng ta. Để bất cứ lúc nào,  mà chàng rể đến, chúng ta  cũng có dầu,  mà vui vẻ hân hoan, để bước theo chàng rể, đi vào dự tiệc cưới với chàng rể. Amen.

Huệ Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập23
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay3,863
  • Tháng hiện tại123,498
  • Tổng lượt truy cập13,138,751
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây