THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

CHÚA NHẬT LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

Thứ sáu - 02/06/2017 10:48
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gio-an

Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em! "
Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa.
Người lại nói với các ông: "Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em."
Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.

Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

SỰ HIỆN DIỆN CỦA CHÚA THÁNH THẦN 
Hôm nay chúng ta long trọng mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống đánh dấu một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của Chúa Thánh Thần, kỷ nguyên áp dụng ơn cứu độ, như lời Chúa Giêsu xác quyết với các môn đệ: “Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế”. Chúa Giêsu vẫn tiếp tục ở với các các môn đệ không bằng thân xác hữu hình nữa, nhưng cách thiêng liêng, tức là bằng sự hướng dẫn và thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.
Như vậy, Chúa Thánh Thần là ai? Trong kinh Tin Kính, Giáo hội tuyên xưng: “Tôi tin kính Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống”. Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa, đồng bản tính với Ngôi Cha và Ngôi Con, nên người là Đấng vô hình, không ai trông thấy Người được. chúng ta chỉ có thể nhận ra sự hiện diện của Người qua những dấu chỉ và những tác động như: “Gió”; “Lửa”; “Lưỡi” và “hơi thở”. Mà các bài học Lời Chúa hôm nay điều minh chứng:
1. Lửa 
Trên bình diện tự nhiên, lửa có tác dụng tẩy uế, soi sáng và sưởi ấm.
Còn trên bình diện siêu nhiên, (Lửa) Chúa Thánh Thần thanh luyện mọi tội lỗi chúng ta, sưởi ấm những tấm lòng "nguội lạnh" và đốt cháy những phàm tục, ích kỷ và kiêu ngạo để chúng ta yêu mến Thiên Chúa nhiều hơn.
2. Lưỡi
Trong bài đọc I, sách Tông đồ Công vụ cho chúng ta thấy lửa xuất hiện trên các Tông đồ dưới hình thức những cái lưỡi: nghĩa là Chúa Thánh Thần ban cho các Tông đồ nhiều đặc ân như là: ơn thượng trí; ơn hiểu biết; ơn minh mẫn về mầu nhiệm Thiên Chúa, và đồng thời thêm ơn lợi khẩu. Hơn nữa, lưỡi là bộ phận phát âm, chính vì thế mà Thánh sử Luca ngụ ý Chúa Thánh Thần ban cho các Tông đồ khả năng rao giảng Lời Chúa. 
3. Gió
Gió xua tan những oi bức, nóng nảy, ngột ngạt của đời sống bon chen, sự đấu tranh nghiệt ngã để tìm kế sống; và đồng thời gió còn làm cho chúng ta mát mẻ, thanh thản, và dễ chịu hơn.
4. Hơi thở
Hơi thở là hình ảnh sự sống; không còn hơi thở tức là đã chết từ lâu rồi. Bài Tin Mừng cho thấy, Chúa Giêsu hiện đến chúc bình an cho các Tông đồ rồi thổi hơi và nói: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần”. Và có lần Chúa Giêsu cũng nói với Nicôđêmô: “Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần khí mà sinh ra thì cũng vậy”.
Đúng thế, chúng ta không thấy được không khí, nhưng không khí rất cần cho sự sống. Con người có thể nhịn ăn chừng hai tháng, nhịn uống chừng hai tuần, còn không khí thì không ai có thể nhìn thở quá mười phút.
Chúa Thánh Thần là hơi thở của Chúa Giêsu phục Sinh. Hơi thở ấy, Chúa Giêsu chuyển thông cho Giáo hội, để Giáo hội sống chính đời sống của Người, đời sống làm con cái Thiên Chúa.
Chúa Thánh Thần chính là lửa của lòng mến, gió của yêu thương và sự sống được dồi dào. Một khi lửa của lòng mến Chúa cạn kiệt, thì cuộc sống tự nhiên sẽ lấn át cuộc sống tâm linh; những lo toan tính toán của đời thường sẽ thế chỗ cho những việc đạo đức mỗi ngày. Và ngọn đèn của cuộc đời sẽ "nguội lạnh", "khô khan".
Hoặc khi tâm hồn chúng ta thiếu gió yêu thương trước những đau khổ của người khác; thì đời sống chỉ là sự dửng dưng, vô tình, ích kỷ và cuộc sống sẽ trở nên oi bức, ngột ngạt. Vì thế, cuộc sống "mà không có lửa của lòng mến Chúa", "không có gió của yêu thương" thì con người đã lịm tắt. Cuộc sống mòn mỏi, thiếu sức sống và "lạnh tanh".
Vì thế, Thánh Phaolô đã diễn giải một cách thâm sâu qua bài đọc II; những người tin vào Chúa Giêsu và lãnh nhận Chúa Thánh Thần sẽ làm nên một thân thể của Đức Kitô, tức là sự hiệp nhất trong Giáo hội, các tín hữu tuy làm nhiều việc khác nhau nhưng tất cả đều là chi thể của nhau. Vì thế, chúng ta hãy yêu thương và phục vụ nhau, mỗi người hãy sống cho mọi người và mọi người hãy sống cho mỗi người.
Trong ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, ước gì trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta hãy cố gắng sống đẹp lòng Chúa Thánh Thần. Bởi Chúa Thánh Thần là thần chân lý, thần yêu thương, cho nên tâm tình cố chấp, gian dối, chia rẽ là những điều trực tiếp phản nghịch với Chúa Thánh Thần. Trái lại, nếu chúng ta cố gắng sống khiêm nhường, chân thành và bác ái thì Chúa Thánh Thần sẽ không ngừng ở với chúng ta. Người sẽ soi sáng chúng ta, dẫn dắt chúng ta tiến sâu vào Vương Quốc của Ngài; Vương quốc của yêu thương và niềm an vui bất tận, như lời Thánh Phaolô nói: “Nước của Thiên Chúa không phải là việc ăn việc uống, nhưng là công chính, bình an và hoan lạc trong Chúa Thánh Thần”. Nguyện xin Chúa Thánh Thần đến sửa lại mọi sự trong lòng chúng con. Amen.
Tác giả bài viết: Lm. Simon Trần Văn Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập80
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm72
  • Hôm nay5,322
  • Tháng hiện tại200,523
  • Tổng lượt truy cập13,215,776
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây