THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Chúa Nhật III Mùa Vọng B

Thứ bảy - 16/12/2017 21:29
Tin mừng Ga 1: 6-8.19-28: Hôm nay, chúng ta hãy tự đặt câu hỏi cho chính mình: Kitô hữu, chúng ta là ai? Như người ta đã chất vấn Gioan Tẩy Giả: "Ông là ai? Ông nói gì về chính mình?"...
Chúa Nhật III Mùa Vọng B

Học viện Piô Giáo hoàng - Chú Giải

CHỨNG TỪ CỦA GIOAN TẨY GIẢ


CÂU HỎI GỢI Ý
 

1. Tin mừng thứ 4 khác với Tin mừng Nhất lãm ở chỗ nào trong việc trình bày Gioan Tẩy giả?

2. Trong thần học Gioan, chứng từ gồm có những yếu tố nào?

3. Cuộc điều tra về thiên sai tính nơi cc.20-23 khác vơi cuộc điều tra tương tự trong Nhất lãm ở chỗ nào.

4. Việc Gioan Tẩy giả cứ mãi thanh minh rằng mình chẳng phải là Đấng Messia có đáng ngạc nhiên không?

5. Gioan Tẩy giả phủ nhận mình là Êlia. Điều này phải chăng không mâu thuẫn với việc Chtía Giêsu mình nhiên quả quyết Êlia chính là Gioan Tẩy giả (Mt 11,14 và 16, 11 tt)?

6. Dầu là ngôn sứ, và là vị ngôn sứ lớn hơn cả (x. Mt 11,9; Lc 7,26-28.), Gioan Tẩy giả vẫn quả quyết mình chẳng phải là Đấng ngôn sứ. Ông muốn nói cái gì vậy?

7. Phải hiểu câu 25 và câu trả lời của Gioan (cc.26-27; như thế nào?

1. Hơn các Tin mừng Nhất lãm, Tin mừng Gioan nhấn mạnh về con người và sứ mạng của Cioan Tẩy giả; ông đặc biệt nói đến chỗ đứng của vị Tiền hô trong diễn tiến của chương trình cưu rỗi, dù im hơi lặng tiếng trên nhiều chi tiết tiểu sử. Dưới con mắt của thánh sử, sứ mạng này quan trọng đến nỗi ông không ngần ngại đề cập đến nó, chèn nó vào trong bài tựa đầy cân đối và trang trọng của mình, dù phải phá vỡ sự quân bình của bản văn đó đi.
Dầu chúng ta có lập trường thế nào về cơ cấu của Bài tựa chăng nữa, như coi các câu xen về Gioan Tẩy giả như đã được thêm vào hay đã có từ trước, thì vẫn phải công nhận rằng hai lần đề cập tới vị Tiền hô trong bài mở đầu long trọng này tương ứng với sự chú trọng đặc biệt đến ông trong toàn thể cuốn Tin mừng. Và, trước khi tường thuật việc kêu gọi các Tông đồ, dù ngay ở phần đầu kéo dài từ Bài tựa đến Tiệc cưới Cana (phần mà người ta vẫn quen gọi là "tuần" đầu tiên của sứ vụ Chúa Giêsu.), thánh sử đã hướng cái nhìn về khuôn mặt bí ẩn của vị Tiền hô.

2.Ta hiểu được dễ dàng tại sao trong tuần đầu này, cuộc phỏng vấn Gioan Tẩy giả của người Do thái đi trước việc gọi các môn đồ. Lý do là chính vì chứng từ của Gioan Tẩy giả mà các môn đồ đầu tiên sẽ đi theo Chúa Giêsu (1,26-37), chính vì lời của Anrê (đồ đệ Gioan Tẩy Giả ) mà Simon đến với Con Thiên Chúa (1,41-42). Như thế, thánh sử đã làm nổi bật vai trò bất khả thay thế của Gioan Tẩy giả vào lúc hừng đông của sứ vụ Chúa Kitô.

Vai trò chứng nhân cho Ngôi lời nhập thể mà vị Tẩy giả đang đóng, trước tiên được thực hiện gitĩa Israel, dân của Thiên Chúa mà Gioan có sứ mạng giới thiệu Đấng Messias cho, nhưng chứng từ của ông cũng có giá trị cho mọi người thuộc mọi thời đại; trong tư tưởng của thánh sử, chính cho toàn thể thế giới mà vị Tẩy giả loan báo cứu Chúa: ông đến... để mọi người nhờ ông mà tin". Sứ điệp của vị Tiền hô được liên kết một cách bất khả phân với cái tin vui, Tin Mừng mang đến cho mọi người, và đồng thời được tham dự vào tính cách phổ quát của Tin Mừng đó. Tư tưởng của tác giả bài tựa không chỉ nhắm tới khoảng thời gian sống ngắn ngủi của Chúa Kitô trên trần thế; mà còn tới diện tiến hậu lai của lịch sử tôn giáo

thế giới; và chứng từ của vị tiền hô, tóm lược chứng từ của các ngôn sứ xưa, được đặt như một ngọn hải đăng ở ngay khởi điểm giai đoạn chủ yếu này.

"Xuất hiện một người được Thiên Chúa sai đến mang tên là Gioan". Đối lại với thì Imparfait ên của động từ "eimi" (hiện hữu) vốn diễn tả hữu thể trường tồn của Ngôi Lôi, là thì aoriste egeneto của động từ ginomai (xuất hiện), động từ nói lên sự chuyển thành có tính cách lịch sử, sự xuất hiện trong thời gian. Tuy nhiên, tên của con người ấy, một cái tên rất quen thuộc với mọi độc giả của bài tựa, lại được loan báo với một kiểu nói khoa đại của ngôn ngữ sêmita hơn là của ngôn ngữ hy lạp, mặc dầu giới Hy lạp cũng biết tới kiểu nói này. Tên đó là Gioan, có nghĩa: Thiên Chúa đã tha thứ (johannan). Khi sai Con Ngài đến là Thiên Chúa biểu lộ lòng nhân từ đối với loài người tội lỗi, và đấy là điều được báo điềm nơi tên Gioan.

"Ông đã đến để làm chứng, để chứng thực về sự sáng, ngõ hầu mọi người nhờ ông mà tin". Dưới mắt bốn thánh sử, sứ vụ công khai của Chúa Giêsu khởi đầu với phép rửa mà Người nhận từ tay Gioan trên bờ sông Giođanô, nhưng chính Gioan, qua tất cả hoạt động của mình, đã chuẩn bị cho biến cố gần kề của thời thiên sai; trong ông đã thực hiện cuộc trở về của Êlia mà Malaki đã loan báo (Ml 3,23). Tất cả những điều này dầu có trong Tin mừng Nhất lãm và Tin mừng thứ bốn. Nhưng Tin mừng thứ bốn khác biệt ở chỗ là không mấy quan tâm tới chính ngôn sứ vụ của vị Tiền hô, ví dụ như tới việc ông rao giảng, cho bằng với vai trò chứng nhân cho Chúa Kitô của ông. Tin mừng thứ 4 chẳng tường thuật cảnh Chúa Giêsu chịu phép rửa, nhưng lại nhấn mạnh cách thích thú tội chứng từ của vị Tiền hô về Chúa Kitô sau cuộc thần hiện trong phép rửa (1,19-34).

Ở đây ta có thể đưa ra một nhận xét lý thú. Trong lúc Tin mừng Nhất lãm giải thích cách mập mờ thảm kịch cuộc đời Chúa Ciêsu và sự thù nghịch của quyền bính ở Giêrusalem vốn sẽ gây nên cái chết cho người, thì trong Tin mừng thứ 4, thảm kịch đã kết cấu ngay từ khởi điểm: từ Giêrusalem, "người Do thái" (nghĩa là các thủ lãnh của dân: thượng tế là Biệt phái) sai tư tế và Lêvi đến bên bờ sông Giođanô đế chất vấn vị Tẩy giả là ai chứng tại sao ông làm phép rửa, và bây giờ vị Tiền hô đã làm chứng về Chúa Kitô. Như vậy là ngay thì đầu sứ vụ công khai của Chúa Giêsu, quyền bính tôn giáo của Thành thánh đã chính thức được báo cáo về Chúa Giêsu Nadarét như chứng từ của vị Tẩy giả.

3. Việc nhấn mạnh đến đề tài chứng từ như điều kiện cần thiết của niềm tin vào Chúa Giêsu là một trong những nét đặc sắc nhất của thần học Gioan. Chứng từ quả khác xa mối liên hệ khách quan với một sự kiện hay với một lời nói: đó là một sự dấn thân để phục vụ chân lý. Trong thế giới la hy cổ thời, martus (chứng nhân) không chỉ là một kẻ chứng kiến đơn thuần, có phận sự đưa ra bằng chứng; đương sự còn phải bảo đảm cho kết cục của vụ kiến mà mình đã tham dự vào. Từ nguyên thủy, chứng nhân là kẻ biện hộ, là người phụ tá. Đương sự không chỉ có bổn phận tường thuật những gì đa nghệ và đã thấy, song còn phải can thiệp vào vụ kiện. Chứng nhân thật là một người bảo đảm và bảo chứng. Vì thế, các sứ đồ, xét là chứng nhân, không chỉ có việc xác nhận thực tại của các sự kiện Tin mừng, mà còn phải lấy niềm xác tín và cuộc sống mình áp dấu lên đó, cho mọi người thay ơn cứu chuộc của Chúa Kitô đã được thực hiện nơi bản thân họ.

Trong Tin mừng thứ 4, nơi mà cuộc sống Chúa Kitô được trình bày như một cuộc xung đột vì thế gian cứng lòng tin, phương diện pháp lý của chứng từ được nhấn mạnh rất nhiều: Chú a Giêsu không chỉ mặc khải các chân lý thần linh, mà còn phơi bày đáy sâu mọi tâm hồn và bắt buộc họ phải chọn thái độ; cái thảm kịch của việc chọn lựa hay từ khước Chúa Giêsu ấy có giá trị cho mọi thời. Do việc Con Thiên Chúa nhập thể đến trong thế gian này, loài người bị thúc bách. Phải Chọn lựa giữa ánh sáng và tối tăm, hay nói cách khác, giữa chân lý và gian tà, giữa tình yêu và thù hận, giữa sự sống và cái chết, một cuộc chọn lựa có liên hệ đến số phận đời đời của họ. Chúa Giêsu bị luận tội bởi những kẻ từ khước Người, và đấy là một vụ án không bao giờ dứt, một vụ án còn kéo dài mãi tới hôm nay (x. 5,45; 15, 18; 16, 11). Bị buộc tội như thế, Chúa Giêsu phải tự vệ bằng cách nại đến nhiều chứng nhân (x 5,32-47) mà Gioan Tẩy giả, xét theo thời gian, là kẻ đầu tiên.

Rõ ràng là cái việc làm chứng được quan niệm như vậy y nhất định phải khởi từ việc chứng thực một sự kiện lịch sử đặc thù. Có thấy đi làm chướng. Đây là điều được đặc biệt nhấn mạnh trong câu mở đầu thư 1 Gioan (1, 1-3) nơi nói rõ: căn nguyên của chứng từ tác giả về Chúa Kitô ngôi lời là một kinh nghiệm khả tác của bàn tay, cặp mắt, lỗ tai. Các sứ đồ sẽ có thể làm chứng cho Chúa Giêsu bởi vì họ đã ở với Người từ đầu sứ vụ công khai của Người (Ga 15,27). Cái làm cơ sở cho khả năng đoan chứng của vị tiền hô, đó là việc ông đã nghe thay trên bờ sông Giođanô khi Chúa Giêsu chịu phép rửa (Ga1,31-34). Kitô giáo là một tôn giáo nhất thiết liên kết với các sự kiện lịch sử và phải như vậy. Dĩ nhiên, như Guitton viết "người ta có thể định nghĩa sứ điệp Kitô giáo bằng nhiều cách. Nhưng người ta không thể định nghĩa bằng nhiều cách cái làm nên yếu tính, cơ cấu và mối tương quan cấu thành (relation constitutive) của nó. Mối tương quan thiết yếu này, cái khiến cho Kitô giáo chẳng phải là một huyền thoại, một triết lý hay một hệ thống thần học suông, chính là mối tương quan giữa sự kiện và ý tưởng trong sự duy nhất của một ngôi vị đích thực đã sống trong lịch sử, một ngôi vị mà người ta chỉ có thể tiếp xúc bằng con đường của lịch sử và của chứng từ. Tôi nghĩ rằng trong thời đại hiện nay có một cuộc khủng hoảng về ý niệm chứng từ, tương ứng với cuộc khủng hoảng về ý tưởng sự kiện, cả hai đều cùng một nguồn gốc. Và vì những lý do sâu xa tương tự, đây cũng là cuộc khủng hoảng của ý niệm Nhập thể hiểu theo nghĩa lịch sử của nó, tức là sự
nhập thể của một Thiên Chúa làm người, đi vào lịch sử. Người ta tưởng có thể bắt lấy được tác giả của sự sống mà không cần một cuộc Phục sinh thực sự hiểu theo nghĩa lịch sử. Người ta tưởng áp dụng được cho mình hiệu quả của việc cứu chuộc bằng cách gạt qua một bên thực tại của việc Nhập thể hiểu theo nghĩa lịch sử" (C.Guitton, Jésus, Paris, 1956, tr.26-27). Cái khuynh hướng muốn đặt sự kiện lịch sử vào trong ngoặc như vậy để chỉ giữ lấy ý niệm thì không còn gì mâu thuẫn hơn với não trạng của các tác giả Tân ước, và đặc biệt với não trạng của Gioan, người cho rằng tất cả lâu đài Kitô giáo xây trên một kinh nghiệm độc nhất, kinh nghiệm mà có nhiều người làm chứng.

Trong Tin mừng thứ 4, Chúa Giêsu, Đấng từ trời xuống để làm chứng nhân cho những gì đã thấy và nghe nơi Chúa Cha. Lần lượt được Gioan Tẩy giả, được công việc của mình, được Thánh kinh, Chúa Cha và Thánh Thần cùng các sứ đồ làm chứng cho. Hết thảy mớ chứng từ này được dùng vào mục đích tăng cường cho chứng từ của Chúa Giêsu là sự mặc khải về những mầu nhiệm của thế giới Thiên Chúa. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa chứng từ của Chúa Giêsu và chứng từ của bao kẻ khác về người, ấy là khi Chúa Giêsu đoan chứng về các thực tại thiên giới, thì chứng từ của Người nằm trên cái Người đã thấy nơi Cha... Trong trường hợp nhân chứng loài người thì không phải thế: đối với họ, có sự phân cách giữa đối tượng của thị kiến và đối tượng của chứng từ: biên cố mà người ta thấy cho biết một điều người ta không chứng kiến được và chính thực tại dấu ấn này là cái người ta sẽ làm chứng cho.

Nơi chương 5, khi nhắc đến chứng từ của Chúa Cha, Chúa Giêsu bắt đầu làm chứng cho chính mình Người, không hẳn về thiên sai tính - điều mà Thánh kinh và loan đã (dẫn chứng đủ - cho bằng về tử hệ thần linh của Người. Bấy giờ Người xác định vai trò của vị Tẩy giả và nhắc lại câu chuyện phỏng vấn, mà chúng ta chú giải hôm nay, như sau: "Các ngươi đã phái người đi gặp Gioan và ông đã làm chứng cho sự thật. Phần Ta, Ta không phải nại vào chứng của người nào, nhưng Ta nói thế chỉ vì phần rỗi các ngươi. Ông ấy là đèn được thắp lên và rạng sáng, các ngươi đã muốn vui hưởng chốc lát ánh sáng đèn ấy. Phần Ta, Ta có chứng lớn hơn và chứng của Gioan" (5,33-36).

Một tiếng tóm tắt tất cả đoạn vừa nêu. Gioan là cây đèn. Ong chẳng phải là chính ánh Sáng. Điểm này sẽ sáng tỏ hơn khi đem đối chiếu với Tv 132,17 (LXX ): "Ta sẽ dọn một chiếc đèn cho Người được Xức dầu của Ta" ( Đấng Kitô của Ta). Câu song song của Cựu ước này quả đã giải thích 5,35. Nó nhấn mạnh vai trò cao quý nhưng cần bị lu mờ đi mà vị Tiền hô phải đóng trong chương trình cứu rỗi.

4. Dù được trình bày dưới hình thức một cuộc phỏng vấn, bản văn kể lại việc người Do thái chất vấn Gioan Tầy giả vẫn là một tuyên ngôn: "Và đây là chẳng của Gioan..." (c. 19 ). Vì quả thật đó là một chứng từ. Đáp lại câu hỏi người ta đặt ra, Gioan trước hết làm chứng về mình; và chính như là phần nhập đề cho chứng từ sẽ đưa ra ngày hôm sau về chiên Thiên Chúa (c.29) mà Gioan giải thích ở đây về phép rửa của ông.

Người Do thái cống hiến cho ông cơ hội đưa ra một chứng từ như thế: người Do thái từ Giêrusalem sai tư tế và Lêvi đến thỉnh vấn ông..." (c. 19). Tin mừng Nhất lãm và thánh Gioan năng cho ta gặp những phái đoàn có sứ mạng gây khó khăn cho Chúa Giêsu như vậy. Thường thì chúng có tính cách bán chính thức. Ở đây là một phái đoàn chính thức đến với Gioan cách công khai. Nhưng ta đã thoáng thấy có sự nghi ngờ và không tin nơi lời các sứ giả. Và ấn tượng này là do việc dùng danh hiệu người Do thái. Thật vậy, ta biết rằng Gioan dùng chữ vừa nói cho Israel cứng lòng và bất trung, trong khi gán chữ "người Israel" cho những kẻ mở lòng đón nhận lời Chúa Giêsu, và coi "Israel" như là danh hiệu cao quý của tuyển dân ( 1,31.47.49; 3, 10; 2, 13). Câu tuyên bố: " ơn giải thoát khơi nguồn tự người Do thái" (4,27) là một luật trừ nhưng có lý do: Gioan muốn phân biệt rõ ràng người Do thái và người Samari trong Israel, nên bây giờ phải dùng chữ "Do thái".

Cuộc thẩm vấn tạo nên khung cửa chứng từ rõ ràng chia làm hai phần: trước nhất là vấn nạn về lai lịch, thứ đến là vấn nạn về phép rửa của Gioan. Mỗi vấn nạn kéo theo nhiều câu trả lời có hình thúc tuyên sấm, huyền bí và rất cô đọng. Những câu này làm thành chứng từ của Gioan về chính mình, chứ chẳng phải là một chứng từ về chính Chúa Kitô, Đấng chưa xuất đầu lộ diện.

5. Nhìn chung hình thức, cuộc chất vấn này giống với nhiều cuộc điều tra khác về thiên sai tính được kể lại trong Tin mừng Nhất lãm, như cuộc chất vấn Chúa Giêsu do các môn đồ của Gioan Tẩy giả được thầy đang bị tù sai đến (Mt 11,2-6ss), như lần Chúa Giêsu hỏi các môn đồ: "Theo lời thiên hạ nói thì Ta là ai?" và các ông đã đáp lại: "Kẻ thì bảo là Gioan Tẩy giả," nhóm khác là Êlia, nhóm khác nghĩa là một trong các ngôn sứ" (Mc 8,27tt ss; x.Ga 7,40tt), như đoạn nói Hêrôđê nghe tin đồn về nhiều dư luận chung quanh Chúa Giêsu: Người là Gioan Tẩy giả hay một ngôn sứ hoặc Êlia đã sống lại (Mc 6, 14-10ss).

Thành thử truyền thống Gioan xem ra không xa với truyền thống Tin mừng nhất lãm mấy: Chỉ có khác một điểm - một điểm thật quan trọng - là nơi Gioan, người ta đặt câu hỏi về thiên sai tính của Gioan Tẩy giả, còn trong Tin Mừng nhất lãm thì về thiên sai tính của Chúa Giêsu.

Từ bây giờ, qua những cuộc chất vấn vừa kể, ta hãy nhớ rằng dân chúng đang chờ đợi sự xuất hiện của một Đấng Messia, của một ngôn sứ, hay sự trở về của Êlia. Và việc họ xuất hiện được liên kết ít nhiều với việc xuất hiện của Vương quốc.

6. Gioan Tẩy giả không phải là Đấng Messia (c.20). Chẳng còn gì nghi ngờ nữa: nguyên câu trả lại tiêu cực đầu tiên này cũng đã dứt khoát. Người ta của có thể đồng hóa vị tiền hô với Êlia, đã có thể bảo ông là ngôn sứ lớn nhất, nhưng ông không phải là Đấng Messia. Điểm then chốt đã được giải quyết. Chấp nhận điều này rồi, các câu hỏi tiếp theo chỉ còn là những hệ luận. Đối với thánh sử Gioan cũng như đối với Tin Mừng Nhất lãm và toàn thể truyền thống Kitô giáo, chỉ có Chúa Giêsu là Đấng Messia, Đấng Kitô. Tất cả những người khác không thể được gán cho cái tước hiệu có khả năng thỏa mãn nỗi mong chờ nghìn xưa của Israel ấy.

Thật lạ lùng khi sự kiện này được nhấn mạnh như vậy, đặc biệt là trong Gioan. Lý do nằm trong lịch sử của sứ vụ Chúa Giêsu và của Giáo hội ban đầu. Thời ấy người ta đã bị cám dỗ xem Gioan Tẩy giả như là đấng Messia. Chính Gioan Tẩy giả đã mạnh mẽ phản ứng lại một sự đồng hóa như thế. Dầu vậy một vài môn đồ muộn màng của ông, mà các sứ đồ sẽ gặp sau này (Cv 19,1-7) sẽ còn thói quen đó, nên đã khiến những lời của vị Tẩy giả mang lại tính cách thời sự và đồng thời có dịp lưu tồn.

7. Việc xuất hiện của vị sứ giả, được loan báo như là Tiền hô của Đấng Messia (Ml 3,1), đã được quan niệm như là sự tái xuất của Elia (Mt 3,23-24). Người đương thời với Chúa Kitô đã chờ đợi êlia đích thân trở về và chính các môn đồ, nhất là sau cuộc Biến hình có mặt Elia bên cạnh Chúa Kitô, đã tự hỏi phải chăng nên theo quan niệm đó (Mt 17,3-10). Quan niệm này, các ký lục đều chủ trương. Vì thế không lạ gì khi các người có phận sự điều tra đã hỏi Gioan: "Ông có phải là Elia chăng?".

Gioan Tẩy giả trả lời trong chiều hướng lai lịch cá nhân: không ông chẳng phải là Elia bằng xương thịt, mặc dầu ông lấy lại tất cả cách phục sức bên ngoài của vị ngôn sứ (Mt 3,4; so sánh 2V 1,8). Điều đó không ngăn cản ông, qua sứ vụ của mình, đóng vai trò mà các ngôn sứ đã gán cho Elia khi thời thiên sai đến, như Chúa Kitô sẽ dạy (x. Lc 1,17.). Theo nghĩa này, Chúa Giêsu sẽ có thể nói mà không nghịch lại với lời vị Tiền hô, rằng Elia đã đến trong con người của Gioan Tẩy giả để chuẩn bị cho các tâm hồn đón nhận cuộc tỏ mình của Chúa Kitô (Mt 17, 11-13) "Chính ông là Elia phải đến" (Mt 11, 14).

8. Đã hơn một lần thánh sử Gioan đề cập đến Đấng Ngôn sứ (LE prophète) (định quán từ cho thấy người ta mong chờ sự xuất hiện của một ngôn sứ đã định, chứ chẳng phải của bất cứ ngôn sứ nào. Tin mừng Gioan nói đến Đấng Ngôn sứ ở 6, 14; 7,40; và có lẽ 7,52) Ngược lại, Tin mừng Nhấ lãm xem ra không cho thấy có sự chờ đợi vị ngôn sứ tuyệt hảo này. Chúa Giêsu chỉ được trình bày trong ấy như một ngôn sứ nói trống. Như vậy ở đây xuất hiện thêm một sự khác biệt giữa truyền thống Nhất lãm và truyền thống Gioan. Tuy nhiên có lẽ không nên phóng đại dị biệt này. Do thái giáo vào thế kỷ I trước công nguyên đã ý thức là chẳng còn ngôn sứ nào xuất hiện (Đn 3,37-39; 1Mcb 9,27). Và sự im lặng lâu dài này của Thiên Chúa đã khiến người ta giả thiết rằng vị ngôn sứ được kêu gọi phá vỡ sự im lặng đó hẳn có một vai trò vượt xa vai trò các ngôn sứ xưa.

Vị ngôn sứ tương lai ấy, Đệ nhị luật đã tùng loan báo: ta sẽ cho chỗi dậy giữa anh em chúng một ngôn sứ như ngươi (Môisen). Ta sẽ đặt lời của Ta nơi miệng nó và nó sẽ nói với chúng mọi điều Ta sẽ truyền cho nó" (Đnl 18,1 8). Các tai ương đổ xuống trên Israel đã khiến cho niềm hy vọng dựa trên lời hứa này trở nên đặc biệt nao nức trong một vài nhóm người. Bằng chứng là các bản văn tìm được ở Qumrân: các bản văn này ám chỉ đến sự xuất hiện của Đấng Ngôn sứ. Trong đông thứ IV, người ta còn tìm được một tuyển tập các lời Kinh thánh được trích dẫn liên tiếp nhau mà rõ ràng nhắc đến lời hứa của Đnl 18, 18. Và chú ng ta không có lý do gì để giới hạn tầm mức của chứng từ này vào Qumrân mà thôi.

Trong bối cảnh đó, sự phủ nhận của Gioan Tẩy giả trở nên thật dễ hiểu. Đối với vài kẻ, việc đồng hóa Đấng Ngôn sứ với Đức Messias phải là điều cố nhiên hơn là đồng hóa Người với Elia. Cái tước hiệu ngôn sứ ấy mà Tin Mừng nhất lãm cho là không đủ đối với Chúa Kitô, thì truyền thống Gioan trái lại (như Hội thánh sơ khai về sau trong Cv 3,22 và 7,37) đã coi như một thuộc tính thiên sai và vì thế không thể gán cho Gioan Tẩy giả; mối ưu tư muốn nhấn mạnh vai trò thứ yếu của ông này đã khiến thánh sử tránh dùng hạn từ ấy cho vị Tiền hô. Trái lại, Tin mừng Nhất lãm chẳng ngần ngại tuyên bố Gioan Tẩy giả là ngôn sứ cao cả nhất (Mt 11,9; Lc 7,20.28).

9. Bị ép buộc phải nói lên điều ông nghĩ về mình là vai trò của mình, GIoan Tẩy giả chấm dút cuộc tranh luận bằng cách. trích một câu Thánh kinh để trả lời. Ông bảo mình là tiếng nói của Thiên Chúa, nghĩa là phát ngôn nhân và ngôn sứ của Ngài. Theo sấm ngôn của Hôse ( Hs 2, 16) và Isaia ( Is 40,3-5) qua miệng Gioan Tẩy giả, Thiên Chúa kêu gọi dân Do thái đi vào hoang địa sống đời thầm lặng, nghèo hèn và trong trắng; có như vậy, họ mới sửa lại được ngay ngắn con đường dẫn tới tâm hồn họ, con đương đã bị kẹt vì tội lỗi, để Chúa có thể đi qua đó dễ dàng lúc Ngài đến. Tắt một lời, Thiên Chúa dùng Gioan Tẩy giả kêu mời dân Do thái đến hoang địa ốc để tạo cho mình một tâm hồn biết đón nhận, biết sẵn sàng tin vào Đấng Messia khi Người xuất hiện: "ông đến đề làm chứng...hầu mọi người nhờ ông mà tin" (1,17).

10. Câu hỏi thứ hai (c.25) thật ra chẳng khác câu đầu. Nếu Gioan Tẩy giả đã trả lời mình là Đức Messia, là Elia hay Đấng ngôn sứ, thì người ta sẽ coi là thường chuyện ông làm phép rửa. Thật vậy, các biệt phái vẫn chờ đợi Đấng Messias, Elia, Đấng Ngôn sứ rao giảng một phép rửa. Người ta quả có chờ mong phép rửa thiên sai, một phép rửa: khác với các nghi thức thanh tẩy rất nhiều của Do thái cũng như các lễ nghi tẩy rửa phân theo cấp bậc của phái Qumrân. Phép rửa "cánh chung" phải là một nghi thức thống hối độc nhất chứ không là một việc thường ngày. Trong Tin Mừng Gioan, phép rửa này được nói đến sơ sơ không minh bạch bằng trong Tin mừng nhất lãm, nhưng điều đó chẳng quan trọng. Dầu sao, những gì chúng ta biết về nó cho thấy nó hoàn toàn khác biệt với các nghi thức tẩy rửa được lặp lại nhiều lần và với thứ phép rửa tân tòng nhằm đưa người ngoại vào cộng đoàn Do thái.

Tuy nhiên, có một bản văn khám phá ở Qumrân giúp ta lập lại bầu khí thiêng liêng trong đó phép rửa của Gioan đã được rao giảng. Nó nằm trong Thủ bản Môn đồ, gần như là một vật thể xa lạ: "Và bấy giờ Thiên Chúa, với chân lý của Ngài, sẽ tẩy sạch từng công việc một và sẽ thanh lọc cho mình " tòa nhà (thân thể) của mỗi người để loại trừ mọi tinh thần gian ác ra khỏi các chi thể xác thịt của nó và để thanh tẩy nó khỏi mọi hành vi vô đạo bằng Thần khí thánh thiện của Ngài; rồi Ngài sẽ làm vọt lên trên nó thần khí sự thậtnhư nước rửa tội" (cột IV, hàng 20-21)

Gioan trả lời mình rửa trong nước. Đấy là một cách nói giản lược. Và ta có thể hiểu rằng thính giả hiểu ngay. Dầu sao, ý nghĩa câu trả lời sẽ xác định hơn sau đó, khi ông nói ở câu 33: (Đấng đã sai tôi đến thanh tẩy bảo tôi rằng): Ngươi thấy Thần khí đáp xuống và lưu lại trên ai, thì chính Người là Đấng thanh tẩy trong Thánh Thần". Gioan, Gioan chỉ rửa trong nước. Thành thử rõ ràng là phép rửa của Gioan không tương ứng với việc rảy nước cánh chung trong Thủ bản Môn đồ. Phép rửa trong Thánh Thần này, một kẻ khác sẽ khai mạc: "Đứng giữa các ông một Đấng mà các ông không biết" (c.26). Lúc này, Gioan chưa bảo Đức Messia sẽ làm phép rửa. Nhưng Người đã ở giữa dân Do thái, ẩn mình trong bí mật, chưa xuất đầu lộ diện ra. Chính trong tương quan với sự hiện diện huyền hí của đại nhân vật mai ẩn ấy màGioan Tẩy giả ban phép rửa bằng nước, một nghi thức chuẩn bị và tạm thời, một nghi thức mà ông không giải thích gì thêm trong trình thuật của chúng ta.

CHÚ GIẢI CHI TIẾT

"Người Do thái": Nơi Gioan, hạn từ này đôi khi ám chỉ các thành phần của dân Israel (3,25; 4,9.22..); nhưng trong hầu hết mọi trường hợp nó nhắm đến họ như những người đại diện cho một thế giới đang đi dần đến chỗ ngộ nhận rồi đối nghịch với Đấng Thiên Chúa sai đến, nghĩa là nó đặc biệt ám chỉ các quyền bính hiện hữu (2,18; 5,10-18; 7,1.13; 9,22 v.v.)

"Họ đã được biệt phái sai đến": người ta không biết phải dịch câu 24 này sao cho đúng. Có thể hiểu rằng phái đoàn gồm có cả Biệt phái, hay chỉ gồm Biệt phái, hoặc do Biệt phái sai đi (như cách dịch của BJ và Nguyễn thế Thuấn ở đây muốn hiểu). Nhưng cách dịch sau cùng này, nếu đúng, lại khác nữa nghi ngờ sự hiểu biết mà tác giả Tin Mừng thứ 4 có thể có về Do thái giáo trước năm 70. Các biệt phái bấy giờ thù nghịch với các tư tế và Lêvi (l, 19) những người mà họ không, có quyền sai phái được. Thành thử câu này là một trong các!ý chứng để gán Tin Mừng thứ 4 không phải cho Gioan sứ đồ, con của Dêbêđê, nhưng cho một Gioan khác ("Gioan Trưởng lão", mà papias đã nói đến?) môn đồ của vị sứ đồ.

"Vậy tại sao ông dám thanh tẩy?": Cái làm bận tâm quyền bính tôn giáo hơn cả chính là phép rửa giao ban. Vì đây không phải là các nghi thức thanh tẩy thường thấy giữa người Do thái mà trong đó mỗi người tự rửa cho mình, sông là một phép rửa được ban với uy quyền do một người vốn là thừa tác viên độc hữu. Đàng khác, đây chẳng phải là Gioan làm phép rửa cho lương dân, để họ gia nhập Do thái giáo, nhưng là cho những người Do thái tinh ròng. Sau cùng, ông đặt phép rửa này tương quan với Nước Thiên Chúa mà ông loan báo là gần đến; khiến cho người ta phải nghĩ rằng ông có những tư tưởng, hoài bão thiên sai. Tất cả những điều đó phải được làm sáng tỏ kỹ lưỡng.

"Bêthania, bên kia sông Giođanô": Khó xác định địa danh này. Thực vậy, một vài thủ sao ghi một tên rất là bác học: Bethabara, địa danh hy bá có nghĩa "chỗ lội qua được". Cách viết này không hẳn là không nguyên thủy, nhung có thể ngày xưa, ngoài ngôi làng của Mátta và Maria, có một nơi gọi là Bêtania mà nay bị lãng quên. Nếu nhân cách đọc Bethabara, chỗ lội qua được", thì đấy là một khúc cạn của sông Giođanô nằm phía bắc Biển chết. Như thế, Tin mừng được mặc khải tại chính địa điểm mà ngày xưa tuyển dân đã vượt qua sông Giođanô để đi vào đất hứa. Một lối điển hình luận như chẳng phải xa lạ với thánh Gioan. Thành thử không cấm ta đề cập đến nó, mặc dầu hình như đây là tư tưởng của origène hơn là của thánh sử.

KẾT LUẬN

Như vậy bản tổng kết của ngày thứ nhất này còn khá tiêu cực Lời nói của vị Tẩy giả như tạo nên một khoảng trống cần được lấp đầy. Gioan Tẩy giả không phải là Đức Messia. Cũng chẳng phải là Elia hay Đấng Ngôn sứ. Dĩ nhiên ông làm phép rửa, nhưng chỉ trong nước mà thôi. Ông tự nhận là không đáng cởi giây giầy cho Đấng đến sau mình. Như mọi người Do thái tới chất vấn, ông cũng chờ đợi Đức Messia. (ông không biết gì về Người hơn họ. Ông chỉ hay một điệu là ông xuất hiện trước Người. Để Chiên Thiên Chúa, tuyển nhân của Thiên Chúa được mặc khải, cần phải đợi "ngày" thứ hai.

Đem ra khỏi văn mạch chung, bản văn của chúng ta còn nhấn mạnh nhiều đến tính cách tương đối, tính cách phụ tùy hoàn toàn của công việc vị Tẩy giả. Nét này - nếu đem so sánh với Tin mừng Nhất lãm - đúng là nét căn bản trong hình ảnh mà Tin mừng thứ 4 phác họa ra cho ta về vị Tiền hô. Theo Tin mừng thứ 4, Gioan Tẩy Giả chỉ là nhân vật trong đó tập trung niềm chờ mong của cả Cưụ ước.

Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG.

1. Cuộc xuất hành thứ nhất là cuộc xuất hành từ chốn nô lệ Ai cập về miền đất hứa dưới sự hướng dẫn của Môisen, ngang qua Biển đỏ và sa mạc, với manna làm của ăn và mạch suối hốc đá làm thứ giải khát. Cuộc xuất hành mới là cuộc xuất hành đưa người Do thái từ cảnh lưu đày Babylon về lại Thánh địa, dưới sự hướng dẫn của Thiên Chúa, Mục tử của dân, ngang qua sa mạc Syria đầy chướng ngại đối với những kẻ thoát chỉnh lưu đày. Đó là cuộc phục hưng Israel để đợi chờ Đấng Messia đến. Vào thời của Đấng Messia, ta thấy cuộc xuất hành được làm lại. Gioan Tẩy giả, đứng ở sa mạc, bên bờ sông Giođanô, đưa đám người thống hối qua con sông thánh để tiến về Chúa Kitô (Mt 3, 1-11). Chúa Giêsu khai mạc cuộc đời công khai trong sa mạc của cám dỗ và của đói khát (Mt 4,1- 11). Việc người đi trên nước (Ga 6, 16-21) mở đầu cho lời hứa ban manna đích thực (Ga 6,31-34) là Mình Người, bánh sự sống chân thật (Ga 6,35), của ăn nuôi hồn (Ga 6,51-58). Việc Người bị gương cao trên Thập giá thể hiện hình ảnh biểu tượng con rắn đồng thời Xuất hành (Ga 3,4). Rồi Chúa Giêsu bàn về cuộc xuất hành của cái chết Người với Môisen và Elia trong cuộc biến hình trên núi (Lc 9,31 ). Vào ngày Thăng thiên, Người hoàn tất cuộc xuất hành về với Cha (Cv 1,9). Đến lượt chúng ta, trong Giáo hội của Chúa Kitô, chúng ta đi qua nước rửa tội và, nhờ được Thánh Thể nuôi dưỡng, chúng ta trở nên đủ sức thắng vượt các cơn cám dỗ vốn làm cho ta xa Chúa (lCr 10). Việc biến cải tâm hồn và lòng thống hối làm nên cuộc xuất hành của tội nhân, là kẻ chạy trốn ách thống trị của tội ác và tìm lại được, nhờ ơn tha thứ, sự bình an của tâm hồn (Mt 3,1-3.). Cái chết là cuộc Xuất hành đưa linh hồn nào đã dựa vào Chúa, tìm gặp Chúa Kitô và Thiên Chúa trong hạnh phúc vĩnh cửu (2Cr 5,6- 10).
2. Sau bài tựa là phần nhập đề tổng quát và là tóm lượt của cuốn sách, Gioan đặt ngay đầu Tin mừng của ông khuôn mặt vị Tẩy giả. Đối với thánh sử, ông này rõ ràng là khuôn mặt của mùa Vọng, là điển hình của con người đứng giữa quá khứ vào thời Chúa giá lâm. Thành thử chúng lạ gì khi, suốt mùa Vọng, giáo hội nhắc đến khuôn mặt của Gioan trong nhiều bài Tin mừng Chúa Nhật, để nói cho chúng ta biết rằng mùa Vọng, mùa Vọng của chúng ta là gì: vì nếu Chúa đã đến, Người cũng còn phải đến thực sự. Người đã có đấy, nhưng vẫn còn là vị Thiên Chúa mai ẩn giữa chúng ta, và vì thế chúng ta vẫn luôn luôn là những kẻ không có nơi cư ngụ vững chắc đời này, vẫn còn là lữ khách xuất hành đứng giữa thời gian và vĩnh cửu, còn là những kẻ phải chờ đợi Chúa đến, những kẻ vẫn cử hành Mùa Vọng ngay cả trong mùa Giáng sinh, những kẻ phải hiểu rằng đây luôn là khởi điểm và thời gian của cuộc hành hương, đây luôn là cuộc hành trình đi qua thời gian trong nguy nan gian khổ, cuộc hành trình vững tâm đi đc'n ánh sáng vĩnh cửu mà chúng ta còn chờ đợi. Đối với chúng ta, điều đó có nghĩa là vĩnh cửu chưa có đấy, nhưng không có nghĩa là chúng ta được phép bất quan tâm đến ánh sáng đã thắp lên, bất lưu ý tới trần gian này. Chúng ta phải lấy vị Tiền hô làm kiểu mẫu.

3. Kinh thánh nói Gioan Tẩy giả đã bị các sứ giả của người biệt phái chất vấn về lai lịch, trong thâm ý xin ông làm một cử chỉ, nói lên một lời để hợp pháp hóa cuộc sống, công việc của ông. Và ông đáp lại: ''tôi không phải là Chúa Kitô". rằng đời chúng ta há chẳng có chuyện tương tự, một kinh nghiệm tương tự, khi chúng ta phải kiên quyết mà bảo: Không! Tôi không phải thế. Tôi đâu có phải là một người mạnh, một kẻ chẳng cần Thiên Chúa và chẳng cần tìm hạnh phúc nơi Ngài". Vấn đề luôn luôn là xem con người tôi có bám chặt vào 'kinh nghiệm ấy chăng, có nói tiếng không chăng, vì ý nghĩa đích thực của đời tôi hệ tại chỗ thừa nhận ra sự yếu đuối của mình, tội trạng của mình và nhường chỗ cho cái duy nhất có thể đi vào đời tôi và ban cho nó ý nghĩa. Khắp nơi và luôn mãi, chúng ta phải từ bỏ sự tự tôn lẫn thói kiêu ngạo bằng cách bảo: "Tôi không phải thế. Tôi chỉ là tiếng kêu trong sa mạc, theo kiểu nói của vị Tiền hô".

4. Ngày nay có nhiều kẻ đang bao quanh ta mà chất vấn: "Kitô hữu, bạn là ai?". Họ là người ngoài Kitô giáo, người quan sát vô tư hay người lưu ý đến lối sống của ta. Cũng hỏi ta như thế lương tâm ta ("Mày nói sao về chính mày") hay những kẻ, trong Hội thánh, đang coi sóc linh hồn ta và phải trả lẽ về ta trước mặt Chúa như: hàng giáo phẩm, cha giải tội, cha linh hướng.

5. Nếu thành tâm, ta sẽ không chấp nhận bị tưởng lầm, tưởng lầm là Chúa Kitô (như thể ta đại diện Người hoàn toàn, hay thử coi mệnh ngang hàng với Người), tưởng lầm là các ngôn sứ có trách nhiệm về vận mạng của kẻ đồng đạo) và đòi bất khả ngộ, tưởng lầm như là bậc thánh vì chúng ta là những tội nhân (1Ga 1,8).

6. Với lòng khiêm tốn của vị Tẩy giả, hãy chấp nhận trở thành một tiếng nói, một âm vang của Ngôi lời, Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa (Ga1,1-2). Dù chúng ta là phản ảnh của vinh quang Chúa Kitô (2cr 4,6), là hình ảnh sống động của Con Thiên Chúa (Rm 8,29), đấy vẫn là một ân huệ nhưng không của Ngài (Ep 2,8). Dù có thể làm gì cho Ngài, chúng ta bao giờ cũng chỉ là những tôi tớ (Lc 16,16).
 Noel Quession - Chú Giải

Có một người được Thiên Chúa sai đến, đó là Gioan. Ong đến để làm chứng...

Cùng với Đức Maria, Gioan Tẩy Giả là khuôn mặt lớn xuất hiện trong Mùa Vọng. Mỗi năm, Phụng vụ đều dành trọn Chúa nhật II và III Mùa Vọng nói về Gioan.

Một bài ca diễn Tin Mừng (bài hát được sáng tác từ nội dung Tin Mừng) đã ca tụng tuyệt vời vai trò duy nhất của Gioan: "Là vị Ngôn sứ cuối cùng, là chứng nhân đầu tiên cua Đức Giêsu Kitô, là tiếng kêu trong hoang địa, thế mà ông đã khiêm tốn tự xóa nhòa đời mình trước Đấng mà ông loan báo: Lạy Ngài, đó là sự cao cả, niềm vui của Ngài giờ đây đã nên trọn vẹn. Hỡi vị chứng nhân của ánh sáng, xin hãy nói cho chúng tôi hay, Đấng Mê-si-a sẽ đến với chúng tôi bằng con đường nào!". Và những câu chuyện tiếp của bài ca đã lập lại một số lời của Gioan.

Thực sự, không ai tiêu biểu hơn Gioan trong Mùa Vọng. Ong là vị ngôn sứ cuối cùng và cao cả của Cựu ước (Lc 1,76; Mt 11,9): Do đó ông là con người nối kết giữa quá vãng và tương lai, giữa điều có trước và cái đến sau.
Lạy Chúa, xin giúp con biết trung thành với nguồn góc của chúng con trong quá khứ, nhưng cũng luôn mơ tới mọi cái mới mẻ mà Chúa muốn chúng con thiết lập Hôm Nay.

Ong đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng.Chứng nhân của ánh sáng! Tước hiệu đẹp biết bao! Gioan là người chứng tá!

Ba Tin Mừng kia đều giới thiệu cho ta, Gioan Tẩy Giả như "người rao giảng lòng sám hối" chỉ có Tin Mừng thứ tư cho ta hay, ông được coi như "chứng nhân của ánh sáng"… "người chứng thứ nhất của Đức Giêsu Kitô". Ta đừng quên rằng, từ chứng nhân, được sử dụng trong tiếng Hy Lạp, ở thuộc ánh "Martyros", và trên thực tế, Gioan đã là vị "chứng nhân đầu tiên" của Đức Giêsu. Tin Mừng Thánh Gioan luôn lặp lại tư tưởng này: Thế gian "lên án" Đức Giêsu. Người ta phủ nhận và tố cáo Người. Cuộc kết án này chỉ nhằm đến một vấn nạn: "Nhưng ông ta là ai?" Khi đó các chứng nhân mới xuất hiện và làm chứng cho kẻ bị tố cáo. Từ "chứng tá" được sử dụng 14 lần, và động từ "làm chứng" được dùng tới 33 lần. Người chứng đầu tiên đã xuất hiện, đó là Gioan Tẩy giả: "ông đến để làm chứng về ánh sáng". Liệu tôi có dám quyết định theo Đức Giêsu, khi người ta tố cáo Người không?

Và đây là lời chứng của ông Gioan, khi người Do Thái đến hỏi ông: "Ông là ai? Tại sao ông làm phép rửa?"

Những câu hỏi trên cũng mời gọi ta tự vấn về vai trò chứng nhân của mình. Mọi Kitô hữu đều phải trở nên nhân chứng cho Đức Kitô. Do đó ta hãy nhìn coi, chính cách sống của Gioan đã đặt vấn đề cho những người đồng thời với ông. Người ta thắc mắc về lai lịch của ông. Chúng ta có trở thành vấn đề cho những người nhìn ngắm chúng ta sống không? Trong cung cách đối xử của ta có điều gì kích thích người khác phải suy nghĩ không? Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống cách nào để những người sống chung quanh chúng con, các bạn đồng sự, những người quen biết đều tự hối về "bí quyết" chúng con đang sống. Vậy ông là ai?

Tôi không phải là Đấng Kitô... cũng không phải là vị Ngôn sứ... tôi là một "Tiếng kêu".

Vậy là sau lời hạch hỏi về lai lịch của Gioan, người chứng, lại đến lý lịch của Đức Giêsu mà người ta muốn tìm biết. Vấn nạn thực sự đang gây nóng bỏng trên môi miệng những kẻ thăm dò, đó là: "ông có nhận mình là Đức Kitô không?". Rồi một câu hỏi khác lại được gợi lên: "Thôi được, vậy ông ấy là ai? ông có biết ông ta không?"

Câu trả lời của Gioan đáp ứng cả hai: ông khiêm tốn chậm rãi nói, ông không phải là Đấng Kitô... Rồi ông nói thêm, ông chỉ muốn là một "tiếng kêu, tiếng kêu về một người khác! Hôm Nay, Giáo Hội và mỗi Kitô hữu, cần phải lập lại chứng tá can trường của Gioan: "Hỡi Giáo Hội, Giáo Hội có thể nói gì về chính mình? Giáo Hội coi mình là ai? Hỡi Kitô hữu, bạn có thể nói gì về chính mình? Bạn coi mình là ai?". Không, tôi không phải là Đức Kitô. Tôi chỉ là tiếng vang vọng của Đức Kitô. Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi những tự phụ coi mình như chiếm hữu chân lý, như những "kẻ độc quyền thừa hưởng" Đức Giêsu Kitô.

Có một Vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết.

Đấng Kitô không hiện diện ở một nơi duy nhất? Tôi tin rằng Đấng Kitô mà các ông đang kiếm tìm đó, đã ở giữa các ông, ở giữa những hy vọng, những cuộc giao chiến, những tình yêu nhân loại của các ông! Tính ưu việt duy nhất của Giáo Hội, của người Kitô hữu, là "nhận biết" và gọi tên " Đấng mà con người đang mong đợi và dò dẫm tìm kiếm, Đấng đang hiện diện trong cuộc đời họ, chẳng hạn, vào ngày 10-12-1948, khi Liên Hiệp Quốc công bố bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, thì chúng ta nhận ngay ra rằng, đó là một sự hiện diện "của Đấng đang" ở giữa cho dù Người chưa được người ta nhận biết. "Ta đói các ngươi đã nhận ra quyền sống của ta... Ta ở tù, bị ngược đãi bị tra tấn, các ngươi đã nhận ra quyền được bảo vệ nhân phẩm cuả ta....Nỗi khát vọng lớn lao của nhân loại là được sống công bình hơn, thì đó là sự hiện diện của Đấng hoàn toàn công chính. Biết bao người thuộc mọi tôn giáo các vị lãnh đạo các quốc gia thuộc mọi ý thức hệ, đã

có thể công bố một văn kiện như thế, thì đó không phải là một dấu chỉ thời đại sao? ở giữa các ông vẫn có một vị nào đó... cho dù các ông chưa gọi được tên Người. Dù là Kitô hữu nhưng có thể chúng ta đã miễn cương phải chấp nhận phong trào đề cao nhân quyền trên đây, bởi vì ta cũng thuộc vào số người thường nhạo báng những quyền đó, mỗi lần ta khinh miệt một người anh em. Nhưng làm sao ta lại không vui mừng trước yêu cầu phải tôn trọng mọi người đang lớn dần trong nhân loại. Hôm Nay, khi ta biết rằng, Thiên Chúa đã làm người, và trong Đức Kitô mà ban tính con người đã được nâng lên tới một phẩm giá siêu việt và điều đó không phải chỉ có giá trị cho các kẻ tin Đức Kitô, nhưng đúng ra cho mọi người thiện chí, được ơn Thánh hoạt động cách vô hình trong tâm hồn...", như Công đồng Vatican II đã quả quyết rõ ràng (G.S 22).

Vị mà các ông không biết... Người sẽ đến...

Suốt cuộc đời Đức Giêsu đã không được người đời nhận biết. Thiên Chúa không đến trong tiếng kèn thổi, trong sấm sét bão giông. Thiên Chúa không phải là "kẻ chà đạp" hay "thống trị". Người như "tiếng gió thì thầm mà ta không biết đâu đến và sẽ thổi tới đâu". (Ga 3,8). Thiên Chúa là "Đấng tự để cho người ta chà đạp, đóng đinh, buộc tội". Như thế có ngược đời không? Không đâu! Đó là sự thật về Thiên Chúa, Đấng chỉ có thể là "Thiên Chúa dấu ẩn", ta không thể nắm bắt được "Bản thể " của Người. Và về căn tính của Đức Giêsu "(Vậy ông là ai'), tất cả mọi dò tìm của lý trí cũng đều bất lực. Người thực sư là "Thiên Chúa không thể biết được", là "Thiên Chúa dấu ẩn"!

Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhận ra Chúa, ngay tại nơi Chúa ẩn dấu, con đang kiếm tìm Chúa trong sức khỏe, trong thành công, trong tình thân hữu, trong hạnh phúc được sống (và Chúa vẫn ở đó!). Thế mà con chỉ thấy bệnh tật, thất bại trong cuộc sống vợ chồng, bà con hay nghề nghiệp, và nghèo đói. Lạy Chúa, xin giúp con đừng bỏ qua mà không nhận ra sự hiện diện đáng bị che dấu của Chúa.

Này bạn, nếu bạn khám phá ra Tôi đang dấu ẩn, nhưng luôn hiện diện, thì bạn đã tìm được một nguồn vui sướng mà không ai, không gì có thể làm say mê bạn hơn được, niềm vui Magnificat của những người nghèo, niềm vui của Gioan Tẩy Giả khi ông thấy mình nhỏ bé đi, còn niềm vui của Người "bây giờ đã trọn vẹn" (Ga 3,29-30).

Tôi không đáng cởi quai dép cho Người...

Gioan Tẩy Giả là con người "khiêm tốn xóa bỏ đời mình trước Đấng ông loan báo" Gioan Tẩy Giả, đó là chứng nhân đúng nghĩa nhất. Ong chỉ hiện diện nhằm quy chiếu về một Đấng khác. ông từ chối tước hiệu Kitô (Ga 1,20). ông mong ước được 'biến đi" để Người "lớn lên" (Ga 3,30). Ong không phải là ánh Sáng, nhưng chỉ là một cây đèn nhỏ đốt sáng trong đêm tối (Ga 5,35). Ong là người "tôi tớ" không xứng đáng cởi quai dép cho chủ (Ga 1,27). Ong chỉ là bạn hữu của chàng rể, đứng xa xa, bị xóa mờ (Ga 3,29).

ông đã hết sức hoàn tất "tác vụ " của mình, bằng cách tự đình chỉ công việc của mình để làm 'lợi ích cho Đức Giêsu, bằng cách hy sinh mọi môn đệ của mình để gđi họ đến theo một Đấng khác" (Ga 1,35-39). Cuối cùng ông đã chết trước khi thấy vinh quang của Đấng Phục sinh, trong cảnh hoàn toàn mù tối của nghi ngờ: "Thầy có phải là Đấng Thiên Chúa sai đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác " (Mt. 11,2). Như thế Gioan Tẩy Giả không những là một chứng nhân" tuyệt hảo, mà cũng là "mẫu tín hữu" tiêu biểu: "Kẻ không thấy nhưng vẫn tin " (Ga 20,29).

Lạy Thánh Gioan Tẩy Giả, xin cầu cho chúng con.

Lạy Thánh Gioan Tẩy Giả, xin ban cho chúng con có khả năng tự xóa mờ và sống khiêm tốn như Ngài.

Lạy Thánh Gioan Tẩy Giả, xin ban cho chúng con "tình yêu điên cuồng" đó, biết hy sinh cho kẻ khác để niềm vui chúng con được trọn vẹn…

Tôi đây làm phép rửa bằng nước.

Đó là những chuyên viên "thanh tẩy", các tư tế và trợ tế chính thức, được giấy tờ công nhặn hẳn hoi (Ga 1,19), đến kiểm chứng tư cách chính. thức của kẻ ngoại cuộc này, mà hoạt động "tha tội" (Mc l,4) của ông ta đáng bị tôn giáo tinh tuyền, tôn giáo của Giêrusalem ngần ngại và cấm đoán (Ga 1, 1 9 ). Bởi vì những kẻ đến hạch hỏi Gioan, chính là nhóm người pharisêu, những kẻ "sạch", những "Peruoushim", biết trọn vẹn lề luật, các quy định, những điều được phép hay cấm đoán... (Ga 1,24). Nhưng than ôi, những người Pharisêu trung hậu này, khi chăm chú đến những nghi thức đúng thực, lạy bỏ qua Đấng duy nhất có quyền tha tội. Phần lớn số người trong nhóm họ sẽ từ chối Ngài. Bởi vì chính Gioan Tẩy giả biết rõ Đấng đó: Không phải ông, người thừa tác và tôi tớ hèn mọn tha tội... vì ông chỉ làm phép rửa bằng nước... nhưng sau ông, sau cử chỉ làm phép rửa có tính nghi thức của ông, thì "chiên xóa bỏ tội trần gian" sẽ đến (Ga l,29).

Lạy Chúa, càng tới gần lễ Noen, xin giúp chúng con mau mau tới gần Chúa, vì chỉ mình Chúa mới xóa bỏ được tội lỗi.

Các việc đó đã xảy ra tại Bêtania, bên kia sông Giođan.

Họ đã từ Giêrusalem đến... từ thành thánh, trung tâm thế giới để phổ biến và giám sát lời Chúa. Thế mà, Thiên Chúa lại tỏ mình ra trên một miền đất lạ,, bên kia sông Giođan. Vị thánh sử rất tin vào tầm quan trọng của khung cảnh địa lý này, khiến ông nhấn mạch tới hai lần (Ga 1,28 và 10 40). Lạy Chúa, xin gúp chúng con trở nên nhưng "thừa sai", không đóng khung mình trong ranh giới hạn hẹp của chúng con. Xin mở rộng lòng chúng con nhận ra sự hiện diện kỳ diệu của Chúa... trên bờ sông bên kia.
 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

" Giữa các ngươi có một Đấng mà các ngươi không biết "

I. Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay nói về sứ mạng của vị Tiền sứ tên là Gioan. Đặc điểm của sứ mạng này là làm chứng cho sự sáng thật chính là Chúa Kitô. Chúa Kitô đến thế gian để chiếu ánh sáng cho thế gian.

II. SUY NIỆM:

1 / " Có người đã được Chúa sai đến..."

Đây là hai câu trích trong bài tự ngôn Tin Mừng của Thánh sử Gioan, nói đến sứ mạng của Gioan Tiền sứ là làm chứng cho Chúa Kitô.

Để giải thích về sứ mạng của Gioan Tiền hô, thánh sử đã so sánh thân thế của Gioan Tiền hô với Ngôi Lời:

+ Ngôi Lời: Đấng đã có từ trước, còn Gioan được sinh ra trong thời gian.

+ Ngôi Lời là Thiên Chúa, là sự sống, là sáng soi thiên hạ, còn Gioan chỉ là người phàm, không phải ánh sáng, chỉ là cái đèn đem lại sự sáng cho thế gian. ( Ga 5, 35 )

Quả vậy, Gioan chỉ là cái đèn Thiên Chúa gởi đến để soi đường dẫn lối cho thiên hạ nhân biết Ngôi Lời và tin phục Người, nghĩa là nhờ Gioan chứng nhận đây là Ngôi Lời để mọi người tin.

2 / " Và đây là chứng của Gioan...":

Bài tường thuật điều tra chính thức về thánh Gioan Tiền sứ.

3 / " Những người Do thái sai các vị Tư tế...":

- Công việc của Gioan: lời rao giảng và đời sống khổ hạnh của ông, đã gây tiếng vang sâu rộng, dân chúng tấp nập kéo đến, chính vì vậy mà người Do thái ái ngại muốn biết Người là ai, phải chăng là Đức Kitô?

- Để điều tra về thân thế của Gioan, người Do thái ( hiểu về những người thuộc đạo Do thái chính tông, tiêu biểu trong những người lãnh đạo, các thầy cả Thượng phẩm, thành phần hội đồng Công tọa và nhóm Biệt phái... ) đã cử một phái đoàn gồm các thầy Tư tế và Lêvi đến điều tra về Gioan và họ đặt ra năm câu hỏi:

1 / Ông là ai?: phái đoàn không đặt câu hỏi trực tiếp ông có phải là Đức Kitô không? nhưng Gioan hiểu ý họ và đã trả lời thẳng cho họ: " Tôi không phải là Đức Kitô ".

2 / Ông có phải là Êlia không?: theo tiên tri Malakia ( 3, 1 -2 ) và sách Giáo sĩ ( 48, 10 - 11 ) thì Êlia sẽ trở lại trước khi Đức Kitô xuất hiện. Người Do thái quan niệm sự trở lại của Êlia theo nghĩa đen, nghĩa là đích thân Êlia sẽ hiện đến ( Mc 9,12 - Mt 17,10 ). Gioan đã chối theo nghĩa đen này: lời chối này không mâu thuẫn gì đối với lời của Chúa Giêsu " Và nếu các ông muốn nhận thì Ông chính là Êlia phải đến " ( Mt 11, 14 ). Ở đây hiểu về tinh thần Êlia ở trong Gioan, chứ đích thân Êlia không tái sinh như người Do thái quan niệm.

3 / Hay ông là một tiên tri?: người Do thái tin rằng trong các vị anh hùng cứu nước như Samuen, Giêrêmia, Môisen... sẽ có vị trở lại cõi trần, sách Đệ nhị luật 18, 15 nói có vị tiên tri sẽ xuất hiện. Vị tiên tri đây là Chúa Cứu Thế ( Cv 3, 32; 7, 37 ). Họ hỏi xem Gioan có phải là một trong các vị anh hùng hay là tiên tri mà sách Đệ nhị luật nói không. Vì thế Gioan đã trả lời: " không". Sự thực Người cũng là tiên tri, nhưng không phải là tiên tri theo sách Đệ nhị luật nói ( Mt 11, 1 ).

4 / Vậy ông là ai để chúng tôi thưa lại với những người...: Thánh Gioan không trả lời trực tiếp: Tôi là Tiền sứ của Chúa Cứu Thế, vì ông khiêm tốn nhưng ông mượn lời của tiên tri Isaia ( 41, 3 ) nói về người Tiền hô của Chúa Cứu Thế để trả lời: " Tôi chỉ là tiếng người kêu trong sa mạc, hãy dọn lối cho Chúa! ".

Phái đoàn Do thái biết Kinh Thánh nên họ hiểu ngay là Gioan có ý nói mình là Tiền sứ Chúa Cứu Thế.

5 / Vậy tại sao ông làm phép rửa?: phái đoàn xem ra không thoả mãn về những câu trả lời của Gioan, nên họ tỏ ra bực tức khi hạch hỏi ông về phép rửa.
Bằng một giọng thản nhiên, Gioan nói rõ ông là tiên tri dọn đàng Chúa Cứu Thế thì cố nhiên phép rửa của ông cũng chỉ là phép dọn đường mở lối cho phép rửa chính thức của Đấng Cứu Thế. Và ông nhấn mạnh thêm: Chúa Cứu Thế đã đến rồi và hiện nay đang sống giữa họ, thế mà họ không nhận ra Người.

III. ÁP DỤNG:

A / Áp dụng theo Tin Mừng:

1 / Gioan là một gương mẫu của Mùa Vọng vì ông đã dọn đường cho Chúa đến bằng lời rao giảng và bằng đời sống khổ hạnh. Chúng ta noi gương Gioan dọn đường cho Chúa đến bằng lời rao giảng cho tha nhân biết đón nhận ơn Chúa đến hằng ngày, để họ biết chuẩn bị đón Chúa đến trong giờ chết.

2 / Gioan bị điều tra về lai lịch: chúng ta cũng thường bị người chung quanh điều tra về lai lịch của chúng ta khi họ đặt câu hỏi về ta. Chúng ta có trung thành với lý tưởng đã theo để chúng ta trả lời cho những người chung quanh về ta không?

3 / Gioan không tự nhận cho mình là Đấng Cứu Thế nhưng chỉ nhận mình là vị Tiền hô dọn đường cho Chúa Cứu Thế đến. Chúng ta khi thành công điều gì, không tự nhận vinh dự cho mình, nhưng hướng vinh dự ấy về Thiên Chúa, để qua chúng ta, người ta nhận ra quyền năng của Chúa.

B / Áp dụng thực hành:

+ Noi gương Gioan, khi làm việc tông đồ, chúng ta phải đề phòng tính hiếu danh, ham lợi lộc...

+ Noi gương Gioan, chúng ta sống khiêm nhường bằng cách không hiếu danh, không ganh tỵ vì muốn mình nổi hơn người khác.

+ Noi gương Gioan, chúng ta sống chứng tích để gương sáng theo lời làm chứng về Chúa: hiền lành, khiêm nhường, tha thứ, thương người...
 
Lm Phanxicô Xavie Lê Văn Nhạc - Bài Giảng Lễ

Kitô hữu, bạn là ai?
Is 61,1-2a.10-11; 1Tx 5,16-24; Ga 1,6-8.19-28
  
 
   
 
 


T
rên đường đi, cảnh sát giao thông chặn tôi lại, kiểm tra giấy tờ. Tôi xuất trình thẻ chứng minh nhân dân, trong đó có ghi sẵn họ và tên, địa chỉ, ngày và nơi sinh của tôi. Thế là cảnh sát hài lòng, vì đã biết được tôi là ai trong giấy tờ. Nhưng cảnh sát lại không biết tôi làm những việc gì, những mối quan hệ của tôi, những suy nghĩ của tôi, lý tưởng của tôi, niềm vui, nỗi buồn của tôi. Tất cả những điều đó ông không cần lưu tâm. Ông đã cầm được giấy chứng minh nhân dân chính thức của tôi và thế là đủ. Nếu có cần thì hỏi thêm giấy chủ quyền xe gắn máy và thuế lưu hành…

Ngày xưa, khi Gioan Tẩy Giả công khai xuất hiện bên bờ sông Giođan, rao giảng Phép Rửa sám hối, dân chúng tuôn đến với ông, khiến nhà cầm quyền đạo đời Do Thái phải thắc mắc: Ông ấy là ai? Và họ cử phái đoàn đến điều tra xét hỏi. Họ đã mở cuộc phỏng vấn: Ông là ai? Gioan Tẩy Giả đã không xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ khẩu, đã không nêu tên tuổi, địa chỉ, lý lịch của mình, nhưng ông nói rõ sứ mạng, lý tưởng của ông, sự dấn thân, ơn gọi và lẽ sống của ông: "Tôi là tiếng của người kêu trong sa mạc… Tôi đây làm phép rửa bằng nước. Nhưng có một Vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người". Gioan Tẩy Giả hướng toàn bộ cuộc đời ông về Đức Giêsu. Bản thân ông không là gì cả. Cuộc đời ông, sứ mạng ông, đam mê của ông chính là loan báo Đấng Kitô. Ngài đến mạc khải cho con người ý nghĩa của cuộc sống và lịch sử của họ. Ngài mang đến cho con người Tin Mừng: Thiên Chúa là Tình yêu, là ơn tha thứ, là bình an và niềm vui cho nhân loại. Cho đến chết, Gioan Tẩy Giả là tiếng hô dọn đường cho Chúa đến.

Thưa anh chị em,

Hôm nay, chúng ta hãy tự đặt câu hỏi cho chính mình: Kitô hữu, chúng ta là ai? Như người ta đã chất vấn Gioan Tẩy Giả: "Ông là aiÔng nói gì về chính mình?"

Chúng ta không đơn giản trả lời bằng cách xuất trình giấy chứng minh có ghi "Thiên Chúa giáo" hoặc giấy rửa tội của chúng ta ra. Vấn đề là, như Gioan Tẩy Giả, chúng ta trả lời về ý nghĩa cuộc sống của chúng ta, về động cơ bên trong thúc đẩy và chi phối cuộc đời chúng ta. Chắc chắn chúng ta còn nhớ câu chuyện sau đó, khi Gioan đang ở trong tù, ông đã sai các môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu là ai: Chúa Giêsu đã trả lời: "Các anh cứ về thuật lại cho Ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được khỏi, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng, và phúc thay người nào không mất niềm tin vào tôi" (Lc 7,12-23). Chúng ta cũng hãy tự trả lời về chính mình bằng chính những việc làm của chúng ta, bằng chính cách sống của chúng ta. Cả cuộc đời chúng ta phải nói về Đức Giêsu, phải loan báo Đức Giêsu và sứ mạng của Ngài.

Kitô hữu là ai?

Là những người đàn ông, đàn bà, thanh niên, thiếu nữ, thiếu nhi, những người yêu mến Đức Giêsu. Nhưng không phải như người yêu thích một đồ vật hay một nhân vật đã đi qua, cũng không phải như người ta yêu thích một bài hát hay, hoặc một văn sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng đã chết. Người kitô hữu yêu mến Đức Giêsu như một người yêu, như một người bạn. Bởi vì, đối với chúng ta, Đức Giêsu chẳng phải là một nhân vật đã đi vào quá khứ, nhưng Ngài hiện đang sống với chúng ta, trong chúng ta. Chúng ta yêu mến Ngài. Chính tình yêu này là động cơ thúc đẩy chúng ta làm việc cho Ngài và tiếp tục công việc của Ngài: đó là yêu thương những con người nghèo khổ, giải phóng những kẻ bị áp bức, bốc lột, chữa lành những tâm hồn tan vỡ, đem tự do đến cho những kẻ bị giam cầm, loan báo Tin Mừng cho những con người bất hạnh. Trong thời đại chúng ta, vẫn còn có Mẹ Têrêxa của Công Đoàn Thừa Sai Bác Ái, Sư huynh Roger Schutz của Cộng Đoàn Taizé, Cha Pierre của Cộng Đoàn Emmau, và còn biết bao tấm gương âm thầm khác nối tiếp bước chân Gioan Tẩy Giả.

Anh chị em thân mến,

Hôm nay, Chúa mời gọi chúng ta trở nên những con người của niềm vui và đem niềm vui của Chúa đến cho người khác. Chẳng phải chỉ nói rằng: tôi là người có đạo, tôi đi nhà thờ, tôi thuộc họ đạo này, giáo xứ nọ. Nhưng chính yếu là chính cuộc sống của tôi, hành động của tôi, sự chọn lựa của tôi như Đức Giêsu đã sống, đã hành động và đã chọn lựa. Ngày nay chúng ta cần có nhiều người như Gioan: cởi mở, can đảm, thẳng thắn làm chứng cho Chúa Kitô không những bằng lời nói mà nhất là bằng hành động cụ thể, đem niềm vui và hạnh phúc đến cho mọi người. Với những chứng tá ấy, người ta sẽ nhận ra chúng ta là bạn của Đức Kitô, là kitô hữu.

Vì thế, mỗi người kitô hữu phải là một Gioan Tiền Hô, phải sống thế nào để qua lời nói và hành động của chúng ta, những người khác có thể gặp được Chúa Cứu Thế: trong gia đình, ngoài xã hội, nơi làm việc, chỗ giải trí, chúng ta phải sống ra sao để ai găp được chúng ta là phần nào đã gặp được Đức Giêsu. Mỗi người chúng ta phải là một ngọn đèn, một ngôi sao Giáng Sinh, một nhân chứng của ánh sáng. Noi gương Gioan Tiền Hô, hãy sống hết lòng với Chúa và do đó luôn thao thức làm cho người khác tìm gặp Chúa Giêsu và đón nhận ơn cứu độ của Ngài.
 

Lm Giuse Maria Lê Quốc Thăng - Bài Giảng Lễ

Làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô
Qua các bài đọc Kinh thánh của Chúa nhật III mùa Vọng này, Giáo hội mời gọi con cái mình sống niềm vui đón nhận ơn cứu độ của Chúa. Niềm vui trào dâng khi Thiên Chúa, qua Tiên tri Isaia (Bài đọc I), cho thấy Ngài tuyển chọn, xức dầu sứ giả của Ngài và sai đi công bố hồng ân cứu độ cho muôn dân. Niềm vui được cụ thể hóa trong cuộc sống bằng lời cảm tạ Thiên Chúa trong mọi sự. Vui mừng là thái độ sống của người Kitô hữu, đó là lời kêu gọi của Thánh Phaolô (Bài đọc II). Vui mừng vì bên ngoài bầu khí Noel đã rọn ràng, nhưng bên trong vui mừng vì Kitô hữu được Thiên Chúa tuyển chọn và xức dầu để trở nên chứng nhân của Chúa Giêsu, Đấng là Ánh Sáng, là Đấng Kitô được Chúa Cha sai đến.

I. KHÁM PHÁ SỨ ĐIỆP TIN MỪNG: Ga 1,6-8.19-28

Bản văn được chọn hôm nay nằm trong phần bài tựa của Tin mừng thứ IV và phần kế tiếp, Gioan Tẩy giả làm chứng về mình. Hơn các Tin mừng khác, Tin mừng thứ IV nhấn mạnh về con người và sứ mạng của Gioan Tẩy giả, đặc biệt là vị trí của ông trong công trình cứu độ. Gioan xuất hiện với vai trò chứng nhân, mở đường cho Đấng Cứu Thế, Ngôi Lời Nhập Thể. Chứng nhân, theo ngôn ngữ Hy-La cổ thời (Martus), không chỉ là người thấy sự kiện và làm chứng sự kiện là có thực bằng các bằng chứng khách quan, nhưng còn là người trực tiếp tham dự vào sự kiện đó. Vì thế, Gioan hay các Tông đồ và mọi Kitô hữu sau này là những chứng nhân của Tin mừng không phải chỉ nói về Tin mừng mà còn phải lấy niềm tin và cuộc sống theo Tin mừng của mình để chứng thực rằng: Ơn cứu độ, tình yêu của Thiên Chúa đã và đang thực hiện nơi bản thân mình.

1. Gioan làm chứng về Ngôi Lời Nhập Thể: "Có người được Chúa sai đến, tên là Gioan, ông đến như một chứng nhân để làm chứng về sự sáng, hầu mọi người nhờ ông mà tin". Câu Tin mừng này nói lên toàn bộ sứ mạng của Gioan, ông đến để làm chứng và nhờ ông mà mọi người tin vào Chúa Giêsu, Ngôi Lời của Thiên Chúa là ánh sáng được sai đến trần gian. Ngay bài tựa của Tin mừng thứ IV, Chúa Giêsu, Ngôi Lời của Thiên Chúa được nhìn nhận là ánh sáng đã có từ muôn thuở, tồn tại muôn đời và đã đến để chiếu soi thế gian u tối. Gioan không phải là ánh sáng nhưng là chứng nhân cho ánh sáng: Chứng nhân trước thẩm quyền tôn giáo Do Thái (Ga 1,9-28); trước dân Israel (Ga 1,31-34); trước môn đệ của mình (Ga 1,35-37). Gioan minh chứng về Chúa Giêsu qua câu trả lời chất vấn của những người Do Thái. Theo Lề luật của Do Thái giáo, chính hối nhân tự thanh tẩy mình, chỉ khi nào Đấng Kitô xuất hiện, Ngài mới thanh tẩy người khác. Cho nên, việc Gioan cử hành nghi thức thanh tẩy cho người khác và nhiều người tuôn đến với ông, khiến cho công nghị, các thượng tế nghi ngờ không biết ông là ai. Cần phải hỏi xem ông có phải là Đức Kitô hay không? Ông không phải là Đấng Kitô. Không còn nghi ngờ gì nữa. Người ta có thể đồng hóa Gioan Tẩy giả với Êlia, để coi ông là Tiên tri lớn nhất của Cựu ước, nhưng ông không phải là Đấng Messia. Ông chỉ là người loan báo về Đấng Messia mà thôi. Gioan đã nói và làm chứng về Chúa Giêsu bằng tất cả cuộc đời của mình. Câu kết của Tin mừng về Gioan Tẩy giả khẳng định: "Ông Gioan đã không làm một dấu lạ nào cả, nhưng những gì ông nói về Đức Giêsu đều là sự thật" (Ga 10,41).

2. Gioan làm chứng về chính ông: Trước sự chất vấn của mọi người: Ông có phải là Đấng Kitô, là Êlia hay là một Đấng Tiên tri? Gioan đã phủ nhận tất cả mà chỉ khiêm tốn xác nhận vai trò của mình trước Đấng mà ông loan báo.

v Gioan tự nhạn mình là "tiếng kêu" mở đường cho Đấng Messia ngự đến. Gioan lấy lời Tiên tri Isaia 40 loan báo để gán cho bản thân và sứ mạng của ông: "Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi. Tự nhận mình là tiếng kêu, Gioan thừa nhận vị thế nhỏ bé trước Đấng sẽ đến và ông có trách nhiệm phải báo cho dân chúng biết Đấng ấy sẽ đến. Đấng ấy mới đính thực là Người mà dân đang chờ đợi. Ông không xứng đáng cởi dây giầy cho Người. Người có trước ông, ông chỉ được sai đi trước mở đường cho Người.

v Với nghi thức thanh tẩy, Gioan cũng minh chứng cho mọi người thấy, phép Rửa của ông chỉ là sự chuẩn bị tâm hồn dân chúng đón nhận sự thanh tẩy đích thực của Đấng Messia. Ông làm phép Rửa trong nước, còn Đấng đến sau ông, Người sẽ thanh tẩy trong Thánh Thần, phép Rửa của Người mới có hiệu năng tha tội và công chính hóa con người.

II. CHIÊM NGƯỠNG CHÚA GIÊSU:

Gioan đã khẳng định mình không phải là Đức Kitô, Đấng phải đến. Ông chỉ là tiếng kêu trong hoang địa để dọn đường cho Chúa Giêsu, Đức Kitô đích thực mà muôn dân đang mong đợi. Người là ánh sáng đến chiếu soi vào bóng tối của thế gian tội lỗi. Người là Đấng đến để thanh tẩy mọi tâm hồn tin vào Người, để ban cho họ ơn cứu độ. Người là Đức Kitô, nghĩa là Đấng được Thiên Chúa Cha xức dầu Thánh Thần sai đi cứu độ nhân loại. Chiêm ngưỡng Chúa Giêsu là Đức Kitô hay Đấng Messia, mỗi người chúng ta gia tăng niềm vui, hy vọng và tin yêu để dấn thân vào đời làm chứng cho Tin mừng, vì biết rằng mỗi người sẽ được cứu độ, được giải phóng khỏi ách nô lệ của ma quỷ, tội lỗi và sự chết để trở nên con cái ánh sáng, tự do của Thiên Chúa.

III. SỐNG VÀ CHIA SẺ TIN MỪNG:

1. Kitô hữu tiếp nối vai trò Gioan Tẩy giả trong thế giới hôm nay:

Khi được hỏi ông có phải là Đức Kitô, là Tiên tri Êlia hay là tiên tri nào đó, Gioan Tẩy giả khiêm tốn tự nhận mình là "tiếng kêu" dọn đường cho Chúa đến, ông không phải là Đức Kitô. Ngày nay cũng sẽ có nhiều người đến chất vấn chúng ta: Kitô hữu, anh là ai? Chắn chắn mỗi người đều dễ dàng trả lời: "Tôi không phải là Đức Kitô". Danh xưng Kitô hữu cho thấy có mối liên hệ mật thiết với Đức Kitô. Kitô hữu là người bạn của Đức Kitô, là người đi theo Đức Kitô, là họa ảnh của Đức Kitô cho mọi người thấy Người như thế nào. Tắt một lời, Kitô hữu cũng như Gioan là "tiếng kêu", một âm vang của Ngôi Lời. Là tiếng kêu, là âm vang bằng chính cuộc đời tạn hiến hy sinh vì Tin mừng, để mọi người biết chuẩn bị tâm hồn đón Chúa. Dọn đường cho Chúa đến với xã hội và con người hôm nay. Là tiếng kêu, Kitô hữu có trách nhiệm gióng lên tiếng kêu cảnh tỉnh thế giới. Phải là tiếng kêu phản ánh lời Tin mừng để cảnh tỉnh thế gian đầy u mê, tọi lỗi và bất công này. Là tiếng kêu, Kitô hữu phải lên tiếng kêu gọi xây dựng hòa bình và công lý, tình yêu và sự sống…

2. Niềm vui đời nhân chứng:

Chúa nhật III mùa Vọng, phụng vụ gọi là Chúa nhật của niềm vui, vì thế âm hưởng của các bài đọc Kinh thánh hôm nay toát lên một niềm vui. Niềm vui vì Thiên Chúa tuyển chọn mỗi người là sứ giả đi công bố ơn giải thoát, năm hồng ân của Thiên Chúa (bài đọc I). Vui luôn trong Chúa vì theo lời Thánh Phaolô, Thiên Chúa muốn chúng ta vui và Người gìn giữ chúng ta toàn vẹn cho tới ngày Đức Giêsu Kitô ngự đến (Bài đọc II). Niềm vui chỉ trọn vẹn nếu chúng ta thực sự đáp trả lại sự chọn lựa của Thiên Chúa và sống trong ân nghĩa của Chúa. Nói cách khác, theo tinh thần của bài Tin mừng, Kitô hữu xác tín vào ơn gọi làm chứng cho Chúa như Gioan Tẩy giả. Gioan đã làm chứng và giới thiệu cho mọi người biết về Đức Kitô, Đấng là niềm hy vọng muôn dân đang trông chờ. Kitô hữu cũng làm chứng và giới thiệu về Đức Kitô như thế cho đời hôm nay. Làm chứng về Đức Kitô là niềm vui, niềm hy vọng đang chờ mong thì tâm hồn và cuộc sống của người Kitô hữu cũng toát lên niềm vui và hy vọng của mình nơi Đức Kitô. Là sứ giả Tin mừng, cuộc đời mình phải vui trước đã. Phải cảm nghiệm được niềm vui ơn cứu độ, niềm vui có Chúa trong cuộc đời, mới có khả năng chia sẻ cho người khác và lời chứng của mình mới có khả năng thuyết phục người khác.

3. Kitô hữu làm chứng nhân cho Chúa bằng chính đời sống:

Cũng như Gioan Tẩy giả là người làm chứng cho Đức Kitô, người tín hữu hôm nay cũng là những chứng nhân của Đức Kitô. Trong cuộc sống thực tế, nhiều khi ta lầm tưởng mình là người đạo đức, người đại diện ngang hàng của Đức Kitô, nên những gì mình nói và làm đều phải được người khác tôn trọng và chấp nhận. Mình cũng dễ lầm tưởng mình là tiên tri có trách nhiệm về vận mạng của người khác, nên đòi người ta phải công nhận mình là chân lý. Mình cũng dễ lầm tưởng mình là thánh nên chịu khó đọc kinh xem lễ, nhưng lại chẳng thiết sống lời Chúa. Dù có đạo đức thánh thiện đến đâu đi nữa; dù có giữ trọng trách cao đến mấy đi nữa, mãi mãi Kitô hữu vẫn chỉ là người làm chứng cho Đức Kitô. Càng sống đúng lời Người, càng khiêm nhu thì chứng tá càng sống động và chân thực. Chứng của Gioan thuyết phục và lôi kéo mọi người đến cùng ông vì chính đời sống của ông. Ông làm chứng không phải với tư cách của người ngoài cuộc nhìn vào nhưng với tư cách người trong cuộc, được Thiên Chúa sai đến. Kitô hữu cũng vậy, cảm nghiệm được ơn Chúa, gặp gỡ được Chúa và làm chứng cho người khác thấy bằng chính kinh nghiệm của mình, cuộc sống của mình.

IV. LỜI CẦU CHUNG:

Mở đầu: Anh chị em thân mến. Trong niềm vui mừng được làm chứng nhân của Tin mừng Đức Kitô, chúng ta cùng dâng lên Chúa những ước nguyện của chúng ta.

1. Chúng ta cùng cầu nguyện cho Giáo hội, cách riêng cho các vị mục tử trong Giáo hội luôn biết noi gương Thánh Gioan Tẩy giả trở nên nhân chứng của Đức Kitô bằng nỗ lực loan báo Tin mừng cho thế giới, với lòng dũng cảm và trung thành.

2. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo các quốc gia đang phải đối diện với biết bao thử thách cám dỗ của quyền lực, danh vọng biết quan tâm xây dựng đất nước thực sự có hòa bình, ấm no, tự do, và công lý.

3. Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người trong cộng đoàn chúng ta thực sự trở nên những tiếng kêu dọn đường cho Chúa đến bằng sự can đảm lên tiếng chống lại những tệ nạn và điều sai trái; bênh vực sự thật và công lý; xây dựng cuộc sống theo những giá trị Tin mừng.

Lời kết: Lạy Thiên Chúa là Cha nhân hậu, Cha đã yêu thương ban Con Một yêu dấu của Cha là Đức Giêsu đến ban ơn cứu độ cho chúng con, xin Cha hằng tuôn đổ ơn Thánh Thần trên chúng con, để mỗi người chúng con biết mở rộng lòng và biết chuẩn bị anh chị em bên cạnh cùng đón Đức Giêsu ngự đến, Người là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.

 

 


Hành Trang Mục Vụ Khóa 10 - ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay4,450
  • Tháng hiện tại124,085
  • Tổng lượt truy cập13,139,338
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây