THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Giải đáp phụng vụ: Làm gì khi Bánh thánh rơi xuống nền nhà?

Thứ bảy - 26/04/2014 23:36
Giải đáp phụng vụ: Làm gì khi Bánh thánh rơi xuống nền nhà?
 
Giải đáp phụng vụ: Làm gì khi Bánh thánh rơi xuống nền nhà?

Nguyễn Trọng Đa


Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Thưa cha, đâu là thủ tục đúng khi một Bánh thánh rơi xuống nền nhà, trong khi linh mục cho rước lễ? Chúng tôi đã được bảo là cứ để Bánh thánh nằm trên nền nhà cho đến khi việc rước lễ kết thúc, sau đó linh mục lấy Bánh thánh lên và đặt Bánh thánh trong một bát nước để cho Bánh thánh tan ra, sau đó đổ tất cả vào một thiết bị trong nhà thờ hoặc giếng thánh trong phòng thánh. Liệu Bánh thánh tan ra có còn là Mình Thánh Chúa Kitô nữa không? Đây có phải là một hướng dẫn mới cần được tuân giữ không? - M. B., Upper Sackville , Nova Scotia, Canada.


Đáp: Vấn đề này được giải quyết trong Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 280 :

"Nếu Bánh thánh hay phần Bánh thánh bị rơi vải, phải kính cẩn nhặt lấy, nếu có chút Máu Thánh rớt xuống chỗ nào, thì phải rửa nơi đó bằng nước, và sau đó đổ nước ấy vào giếng thánh đặt trong phòng thánh” (Bản dịch của Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang)

Không có gì nói về việc cứ để Bánh thánh trên nền nhà, và trong thực tế Bánh thánh được nhặt lên ngay, và cả hai điều này đều là do sự tôn trọng đối với Chúa, và vì sợ rằng Bánh thánh có thể bị giẫm đạp bởi các người rước lễ không thận trọng .

Cũng không có điều gì nói về việc cho Bánh thánh tan ra. Tôi có thể nói rằng, nếu Bánh thánh vẫn còn sạch sẽ, thì thừa tác viên hoặc người rước lễ cần rước trực tiếp vào miệng mình Bánh thánh này ngay.

Tiến trình cho Bánh thánh tan ra trong nước có thể được sử dụng trong các điều kiện đặc biệ, nếu một Bánh thánh đã bị bẩn trầm trọng. Sau khi Bánh thánh tan ra trong nước, nước này có thể được đổ trực tiếp xuống đất hoặc vào giếng thánh (sacrarium) trong phòng thánh - giếng thánh này trút nước trực tiếp xuống đất, chứ không vào ống cống vệ sinh.

Nước này không được đổ vào bồn xả thông thường.

Liên quan đến sự hiện diện của Chúa Kitô với, hầu hết các nhà thần học cho rằng, mặc dù Bánh thánh xem vẫn còn nguyên vẹn trong nhiều ngày, sự hiện diện thực sự của Chúa sẽ chấm dứt ngay sau khi Bánh thánh được ngâm hoàn toàn trong nước, vì từ lúc ấy hình dạng của Bánh thánh không còn là hình dạng của bánh thật sự nữa.

Tuy nhiên cần phải chờ cho Bánh thánh tan hết đã, để tôn trọng bánh đã có sự hiện diện của Chúa Kitô, và để tránh bất cứ nguy hiểm nào hoặc hình dáng của Bánh thánh bị vứt bỏ hoặc bị làm ô uế. (Zenit.org 24-5-2005)
 

Tác giả bài viết: Giuse.BaoSon

 Tags: giải đáp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập79
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm69
  • Hôm nay16,577
  • Tháng hiện tại211,992
  • Tổng lượt truy cập13,227,245
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây