THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thứ Tư Tuần XXI Thường Niên C

Thứ tư - 28/08/2019 00:46
Tin Mừng Mt 23:27-32: Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế...

SUY NIỆM HẰNG NGÀY

THỨ TƯ TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN C

LỄ THÁNH AUGUSTINÔ, GIÁM MỤC, TIẾN SĨ HỘI THÁNH – LỄ NHỚ

 

 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu (23: 27-32)

27“Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. 28Các người cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác !29“Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người xây mồ cho các ngôn sứ và tô mả cho những người công chính. 30Các người nói: ‘Nếu như chúng ta sống vào thời của tổ tiên, hẳn chúng ta đã không thông đồng với các ngài mà đổ máu các ngôn sứ.’ 31Như vậy, các người tự làm chứng rằng các người đúng là con cháu của những kẻ đã giết các ngôn sứ. 32Thì các người đổ thêm cho đầy đấu tội của tổ tiên các người đi!

Suy niệm

Tin Mừng hôm nay là đoạn cuối trong bản án Chúa Giêsu dành cho các luật sĩ và biệt phái. Trong tác phẩm Đường hay pháo đài xuất bản tại Sài Gòn năm 1969, tác giả Nguyễn Ngọc Lan đã phân tích thái độ của các luật sĩ và biệt phái giả hình thời Chúa Giêsu như sau:

“Trước tiên, họ giản lược đạo thành lề luật, họ giản lược sự sống thành một bộ xương, họ thần hóa luật đi đường đến mức quên bẵng đi mất rằng còn có con đường và chỉ có con đường mới là quan trọng. Họ giống như viên cảnh sát đứng ở ngã ba đường sốt sắng thi hành nhiệm vụ, đến nỗi quên cả ý nghĩa của con đường. Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn bắt gặp những viên cảnh sát như thế: họ tham thổi còi phạt một vụ không đáng gì, rồi quên cả bật đèn xanh cho xe cộ lưu thông; hàng trăm xe lớn nhỏ cứ thế nằm yên đợi cho nhân viên luật pháp thi hành luật lệ; trong thời gian đó, con đường không còn là con đường nữa, chỉ có ông gác đường vẫn là ông gác đường, nhưng không còn đường mà đi thì có ông gác đường, có luật đi đường để mà làm gì. Tiếc thay con đường vẫn còn đó mà đâu còn nữa”.

Như tác giả Nguyễn Ngọc Lan đã nhận định: đối với các luật sĩ và biệt phái thời Chúa Giêsu, đạo không còn là con đường để gặp gỡ, chia sẻ và yêu thương, mà chỉ còn là một thứ pháo đài để canh giữ.

Một cách nào đó, khi cuộc sống của người Kitô hữu không phải là sống đạo, không phải là đi theo con đường của Chúa Giêsu, nhưng chỉ giản lược vào sự canh giữ một pháo đài, thì có lẽ chúng ta cũng đang rơi vào thói giả hình. Chúng ta cũng đang chuốc lấy những lời lên án gắt gao của Chúa Giêsu.

Lời Chúa luôn là tiếng chuông cảnh tỉnh từng ngày cho chúng ta. Đạo của chúng ta như Chúa Giêsu đã sống và đã truyền lại, thiết yếu là đạo: “anh làm gì được cho tôi và tôi làm được gì cho anh”. Đạo vẫn là con đường vô hạn mở ra cho hành động yêu thương của con người.

Lạy Chúa, xin gìn giữ chúng con luôn được tỉnh thức trên con đường yêu thương ấy. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập73
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm70
  • Hôm nay10,978
  • Tháng hiện tại239,014
  • Tổng lượt truy cập13,523,388
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây