THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thứ Hai Tuần XXVII Thường Niên B

Chủ nhật - 07/10/2018 18:38
Tin Mừng Lc 10: 25-37: Hôm nay, qua dụ ngôn người Samari nhân hậu, với hình ảnh người tư tế, Lêvi, đã làm ngơ, đã thể hiện sự vô cảm đến độ độc ác trước thực trạng của người bị cướp đánh có nguy cơ mất mạng sống, trở thành một phản chứng lớn vô cùng đối với luật yêu thương mà Kitô giáo luôn đề cao.
Thứ Hai Tuần XXVII Thường Niên B

Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo thánh Luca (Lc 10: 25-37)

Khi ấy, có một người thông luật đứng dậy hỏi thử Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sống đời đời?". Người nói với ông: "Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?". Ông trả lời: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình". Chúa Giêsu nói: "Ông trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống". Nhưng người đó muốn bàu chữa mình, nên thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Nhưng ai là anh em của tôi?". Chúa Giêsu nói tiếp: "Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho chủ quán mà bảo rằng: "Ông hãy săn sóc người ấy và ngoài ra, còn tốn phí bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông". Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?". Người thông luật trả lời: "Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy". Và Chúa Giêsu bảo ông: "Ông cũng hãy đi và làm như vậy".

Suy niệm

Hôm nay, qua dụ ngôn người Samari nhân hậu, với hình ảnh người tư tế, Lêvi, đã làm ngơ, đã thể hiện sự vô cảm đến độ độc ác trước thực trạng của người bị cướp đánh có nguy cơ mất mạng sống, trở thành một phản chứng lớn vô cùng đối với luật yêu thương mà Kitô giáo luôn đề cao.

Chúng ta hãy dẹp bỏ thái độ vô tâm của tư tế, Lêvi để cúi xuống trên những anh chị em đau khổ của mình. Hãy nhớ rằng, chỉ khi trở thành người Samaritanô, ta mới thật sự là anh em của những người “bị cướp” ấy.

Lẽ ra chúng ta phải mang trong lòng mình, khắc sâu trong nội tâm mình tình yêu của Thiên Chúa, thái độ âu yếm, cảm thông của Thiên Chúa, lời Thiên Chúa dạy yêu thương để sống nhân ái hơn, quan tâm hơn, gần cận anh chị em của mình hơn, v.v.

Kitô hữu được dạy phải hiến thân; và chắc hẳn không ít lần họ nói đến hai từ "hiến thân" trên chính đôi môi của mình, sao chính họ lại không hiến thân? 

Họ có tấm gương hy sinh vô cùng cao cả của chính Chúa Kitô, Đấng mà họ tin tưởng và tôn thờ, sao họ không nên giống người, họ không bắt chước người? Sao họ lại sống ngược với Người? Sao họ lại vô cảm trước nỗi đau của đồng loại?

Trong khi đó, nhiều người không đứng trong hàng ngũ “đạo gốc” như chúng ta, thậm chí họ chỉ là người ngoại giáo như người Samari ngoại giáo, lại sống đức tin, sống lời của Chúa, sống phù hợp thánh ý Chúa, sống đúng theo lề luật Chúa.

Chúng ta chỉ hãy mang hình ảnh người ngoại giáo Samari hiên ngang sống cho đức tin, hiên ngang lao vào mọi mặt trận của đời sống con người để đánh phá mọi thứ “cướp”, trả lại cho con người cuộc sống yên bình, hạnh phúc.

Tất cả chúng ta, dù là giáo dân, tu sĩ, hay linh mục, đã là Kitô hữu, hãy đào tạo lương tâm mình thành người hữu dụng cho Thiên Chúa, cho Hội Thánh và cho cuộc đời. Hãy đào tạo mình thành người có tâm, biết chạnh lòng thương, biết nhìn đến nhu cầu của con người, không sống vô tâm, không sợ hãi bất cứ điều gì. Vì chính khi sống vì hạnh phúc của người khác, ta sẽ bắt gặp hạnh phúc của chính mình.

Chúng ta hãy đinh ninh luôn luôn lời Chúa kết luận cho dụ ngôn Người Samari nhân hậu: “Hãy đi và làm như vậy” (Lc 10, 37), để dấn thân, để can đảm, để ra khỏi chính mình, để sáng danh Chúa, để làm cho không còn tình trạng “cướp”. Hãy nhớ lại sứ điệp mùa Chay 2015, như tiếng kêu cứu thay những phận người xấu số, Đức Thánh cha đòi cả Hội Thánh, đòi từng giáo xứ, từng cộng đoàn dòng tu, từng Kitô hữu hãy dấn thân, hãy hy sinh, hãy làm một điều gì cụ thể cho mọi người đau khổ; cho các nạn nhân của bạo quyền, bạo lực; cho việc đẩy lùi thói vô cảm, đẩy lùi sự an thân một cách độc ác của một phần lớn nhân loại.

Đức Thánh cha thẳng thắn nói lên khao khát của mình: “Tôi mong muốn biết bao rằng nơi nào Giáo Hội hiện diện, đặc biệt là các giáo xứ và các cộng đoàn của chúng ta, nơi ấy sẽ trở thành những hải đảo giữa lòng đại dương vô cảm!” (Sứ điệp mùa Chay 2015).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập96
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm94
  • Hôm nay17,806
  • Tháng hiện tại206,123
  • Tổng lượt truy cập13,490,497
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây