THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Suy Niệm Thứ Sáu Tuần Thánh B

Thứ năm - 29/03/2018 18:54
Tin mừng Ga 18: 1-19 Khi nhìn thấy Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá, những kẻ chống đối vỗ tay vui mừng....
Suy Niệm Thứ Sáu Tuần Thánh B

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an (Ga 18: 1-19)
 

1 Sau khi nói những lời đó, Đức Giê-su đi ra cùng với các môn đệ, sang bên kia suối Kít-rôn. Ở đó, có một thửa vườn, Người cùng với các môn đệ đi vào.2 Giu-đa, kẻ nộp Người, cũng biết nơi này, vì Người thường tụ họp ở đó với các môn đệ.3 Vậy, Giu-đa tới đó, dẫn một toán quân cùng đám thuộc hạ của các thượng tế và nhóm Pha-ri-sêu; họ mang theo đèn đuốc và khí giới.4 Đức Giê-su biết mọi việc sắp xảy đến cho mình, nên tiến ra và hỏi: "Các anh tìm ai? "5 Họ đáp: "Tìm Giê-su Na-da-rét." Người nói: "Chính tôi đây." Giu-đa, kẻ nộp Người, cũng đứng chung với họ.6Khi Người vừa nói: "Chính tôi đây", thì họ lùi lại và ngã xuống đất.7 Người lại hỏi một lần nữa: "Các anh tìm ai? " Họ đáp: "Tìm Giê-su Na-da-rét."8 Đức Giê-su nói: "Tôi đã bảo các anh là chính tôi đây. Vậy, nếu các anh tìm bắt tôi, thì hãy để cho những người này đi."9 Thế là ứng nghiệm lời Đức Giê-su đã nói: "Những người Cha đã ban cho con, con không để mất một ai."10 Ông Si-môn Phê-rô có sẵn một thanh gươm, bèn tuốt ra, nhằm người đầy tớ vị thượng tế, mà chém đứt tai phải của y. Người đầy tớ ấy tên là Man-khô.11 Đức Giê-su nói với ông Phê-rô: "Hãy xỏ gươm vào bao. Chén mà Chúa Cha đã trao cho Thầy, lẽ nào Thầy chẳng uống?  12 Bấy giờ toán quân và viên chỉ huy cùng đám thuộc hạ của người Do-thái bắt Đức Giê-su và trói Người lại.13 Trước tiên, họ điệu Đức Giê-su đến ông Kha-nan là nhạc phụ ông Cai-pha. Ông Cai-pha làm thượng tế năm đó.14 Chính ông này đã đề nghị với người Do-thái là nên để một người chết thay cho dân thì hơn.15 Ông Si-môn Phê-rô và một môn đệ khác đi theo Đức Giê-su. Người môn đệ này quen biết vị thượng tế, nên cùng với Đức Giê-su vào sân trong của tư dinh vị thượng tế.16 Còn ông Phê-rô đứng ở phía ngoài, gần cổng. Người môn đệ kia quen biết vị thượng tế ra nói với chị giữ cổng, rồi dẫn ông Phê-rô vào.17 Người tớ gái giữ cổng nói với ông Phê-rô: "Cả bác nữa, bác không thuộc nhóm môn đệ của người ấy sao? " Ông liền đáp: "Đâu phải."18 Vì trời lạnh, các đầy tớ và thuộc hạ đốt than và đứng sưởi ở đó; ông Phê-rô cũng đứng sưởi với họ.19 Vị thượng tế tra hỏi Đức Giê-su về các môn đệ và giáo huấn của Người.


SUY NIỆM

Hôm nay, cùng với toàn thể Hội Thánh chúng ta tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa Giêsu. Tại sao người Công giáo lại cử hành trọng thể sự kiện Chúa Giêsu chịu đau khổ và chịu chết như thế này? Tại sao chúng ta lại suy tôn cây thập giá là hình phạt mà người Do Thái coi là ô nhục, còn người Hy Lạp gọi là điên rồ?

Quả thật, cùng sống lại những giờ phút sau cùng của Chúa Giêsu chúng ta mới cảm nhận được phần nào sự đau khổ tột cùng mà Người phải chịu. Sự đau khổ đó không chỉ là những đau đớn về thể xác khi bị đánh đập, bị sỉ nhục, bị đóng đinh vào thập giá, v.v. Nỗi thống khổ của Chúa Giêsu còn là sự cô đơn khi bị các môn đệ phản bội, bỏ mặc, là cảm giác bị Chúa Cha bỏ rơi đến nỗi Người phải thốt lên: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27, 46)

Thế nhưng, cũng nơi cuộc Thương khó này, với cái nhìn đức tin chúng ta nhận ra rõ hơn tình yêu Thiên Chúa dành cho loài người qua hy tế thập giá của người Con duy nhất của Ngài. “Mọi sự đã hoàn tất” – đây là lời của Chúa Giêsu minh chứng rằng Người đã hoàn thành sứ vụ mà Chúa Cha giao phó. Nơi thập giá, Chúa Giêsu đã chiến thắng kẻ thù là satan, tội lỗi và sự chết, những thế lực giam hãm nhân loại. Nói cách khác, con đường dẫn chúng ta đến tự do, đến bình an và hạnh phúc đích thực chính là con đường thập giá của Đức Giêsu Kitô.

Tưởng niệm cuộc Thương khó hay suy tôn thập giá của Chúa Giêsu là cơ hội nhắc chúng ta quyết tâm từ bỏ con đường tội lỗi; đồng thời kiên trung bước đi trên con đường khổ giá – là những khó khăn, thử thách trong đời sống xã hội và gia đình – hầu được chia sẻ vinh quang phục sinh và thông phần sự sống vĩnh cửu với Người.

Lạy Chúa Giêsu, nhờ cuộc Thương khó và cái chết trên thập giá, Chúa đã cứu chuộc chúng con và giải thoát chúng con khỏi ách thống trị của tội lỗi và sự chết. Xin cho tất cả chúng con luôn được sống trong bình an và tự do đích thực mà Chúa mang lại. Amen.


 

 Tags: tin mừng, vỗ tay

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập76
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm75
  • Hôm nay20,352
  • Tháng hiện tại198,486
  • Tổng lượt truy cập13,482,860
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây