THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Suy Niệm Thứ Năm Tuần Bát Nhật Phục Sinh A

Thứ tư - 15/04/2020 19:52
Tin Mừng Lc 24: 35-48: Tin Mừng hôm nay thuật lại sự việc Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với các tông đồ. Khi thấy Đức Giêsu Phục Sinh, “các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma”.
Suy Niệm Thứ Năm Tuần Bát Nhật Phục Sinh A
SUY NIỆM HẰNG NGÀY

THỨ NĂM TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH A


NGÀY 16-04-2020
 


Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca (Lc 24: 35-48)

Khi ấy, hai môn đệ thuật lại những việc đã xảy ra dọc  đường, và hai ông đã nhận ra Chúa lúc Người bẻ bánh như thế nào. Các ông còn đang nói, thì chính Chúa Giêsu hiện ra đứng giữa các ông và phán: "Bình an cho các con. Này Thầy đây đừng sợ!" Nhưng mọi người bối rối tưởng mình thấy ma. Chúa Giêsu lại nói: "Tại sao các con lại bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy nhìn xem chân tay Thầy, chính Thầy đây mà! Cứ chạm đến xem, ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây?" Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. Thấy họ còn chưa tin và vì vui mừng mà bỡ ngỡ Chúa hỏi: "Ở đây các con có gì ăn không?" Các ông dâng cho Người một mẩu cá nướng và một tảng mật ong, Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ. Rồi Người nói: "Đúng như lời Thầy đã nói với các con, khi Thầy với các con là: cần phải ứng nghiệm tất cả mọi lời đã ghi chép về Thầy trong sách Luật Môsê, trong các Sách Tiên tri và các Thánh Vịnh. Rồi Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh. Người lại nói: "Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, và ngày thứ ba, người sẽ từ cõi chết sống lại, Rồi phải nhân danh Người mà rao giảng sự thống hối và ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, Còn các con, các con sẽ làm chứng về những điều ấy.

SUY NIỆM

 
Tin Mừng hôm nay thuật lại sự việc Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với các tông đồ. Khi thấy Đức Giêsu Phục Sinh, “các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma”. Các tông đồ chỉ nhận ra Đức Giêsu Phục Sinh khi được xem tay chân Chúa Giêsu Phục Sinh, được nhìn Chúa Giêsu Phục Sinh ăn trước mặt họ và được Chúa Giêsu Phục Sinh mở trí cho hiểu Kinh Thánh.
 
Câu chuyện trên nhấn mạnh rằng thân xác Đức Giêsu trước và sau phục sinh vẫn là một. Nếu như trước phục sinh Đức Giêsu ăn uống với các môn đệ, thì sau khi phục sinh, Đức Giêsu cũng ăn uống với các ông. Nếu như trước phục sinh thân xác Đức Giêsu mang các thương tích, thì sau Phục Sinh, thân xác Đức Giêsu vẫn mang các thương tích. Tuy nhiên, thân xác sau khi phục sinh của Đức Giêsu là thân xác đã được biến đổi nhờ cuộc vinh thắng trước đau khổ và sự chết.
 
Sự sống lại của Đức Giêsu không phải là sự trở lại với cuộc sống trần thế giống như trước kia. Đức Giêsu đã sống lại với một cuộc sống mới ở bên ngoài cái chết, một cuộc sống với Thiên Chúa. Người vẫn chính là Người, mặc dù đã được biến đổi. Thân xác sau khi phục sinh của Đức Giêsu vẫn còn mang những dấu ấn từ cuộc sống trước kia của Người (những vết thương). Nhưng thân xác sau phục sinh khác hẳn với thân xác đã bị đóng đinh trên thập giá. Đây là một thân xác không còn lệ thuộc vào những quy luật thông thường của tự nhiên (x. Ga 20, 19). Điều này cho thấy giá trị cao cả của thân xác được thể hiện qua những vết sẹo của yêu thương, của những hy sinh, của lòng can đảm sống cho sự thật, cho lẽ phải. Đây là những vết sẹo được mô phỏng từ những vết sẹo trên thân thể Chúa Phục Sinh, chứ không phải là những vết sẹo của một cuộc sống tôn thờ thân xác, sống buông thả theo những đam mê dục vọng, của những ích kỷ, những ghen ghét, sống thờ ơ với nỗi khổ của người khác.
 
Sự sống lại về mặt thân xác của Đức Giêsu là nền tảng cho thái độ của chúng ta đối với thân xác con người. Chúng ta được mời gọi không phải để trở thành một con người nào khác, nhưng là để trở nên con người đã sẵn có của mình một cách giá trị và đích thực hơn.
 
Xin Đức Kitô Phục Sinh nâng đỡ để mỗi người chúng ta biết nhận ra giá trị lớn lao, giá trị đời đời của thân xác con người. Xin Đức Kitô Phục Sinh nâng đỡ đừng để thân xác của mỗi người chúng ta mang những vết sẹo của lối sống tôn thờ thân xác, sống buông thả theo những đam mê dục vọng, theo những ích kỷ, những ghen ghét, và thờ ơ với nỗi khổ của người khác. Nhưng biết để thân xác mình có những vết sẹo của lòng can đảm sống cho sự thật, cho lẽ phải, của những hy sinh chăm sóc cho sự đói khát và đau yếu. Xin cho chúng ta biết rằng thân xác của chúng ta sẽ được chia sẻ sự sống lại của Đức Giêsu.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập39
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm29
  • Hôm nay5,869
  • Tháng hiện tại163,165
  • Tổng lượt truy cập13,447,539
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây