THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Suy Niệm Thứ Hai Tuần IV Mùa Chay B

Chủ nhật - 14/03/2021 20:30
Tin mừng Ga 4: 43-54: Tin Mừng cho biết người đến nài xin Chúa Giêsu chữa lành cho đứa con bị bệnh nặng kia là sĩ quan cận vệ của nhà vua.
Suy Niệm Thứ Hai Tuần IV Mùa Chay B
SUY NIỆM HẰNG NGÀY

THỨ HAI SAU CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY B


NGÀY 15-03-2021

 
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an (Ga 4:  43-54)

43 Sau hai ngày, Đức Giê-su bỏ nơi đó đi Ga-li-lê.44 Chính Người đã quả quyết: ngôn sứ không được tôn trọng tại quê hương mình.45 Khi Người đến Ga-li-lê, dân chúng trong miền đón tiếp Người, vì đã được chứng kiến tất cả những gì Người làm tại Giê-ru-sa-lem trong dịp lễ, bởi lẽ chính họ cũng đã đi dự lễ.46 Vậy Đức Giê-su trở lại Ca-na miền Ga-li-lê, là nơi Người đã làm cho nước hoá thành rượu. Bấy giờ có một sĩ quan cận vệ của nhà vua có đứa con trai đang bị bệnh tại Ca-phác-na-um.47 Khi nghe tin Đức Giê-su từ Giu-đê đến Ga-li-lê, ông tới gặp và xin Người xuống chữa con ông vì nó sắp chết.48 Đức Giê-su nói với ông: "Các ông mà không thấy dấu lạ điềm thiêng thì các ông sẽ chẳng tin đâu! "49 Viên sĩ quan nói: "Thưa Ngài, xin Ngài xuống cho, kẻo cháu nó chết mất! "50 Đức Giê-su bảo: "Ông cứ về đi, con ông sống." Ông tin vào lời Đức Giê-su nói với mình, và ra về.51 Ông còn đang đi xuống, thì gia nhân đã đón gặp và nói là con ông sống rồi.52 Ông hỏi họ con ông đã bắt đầu khá hơn vào giờ nào. Họ đáp: "Hôm qua, vào lúc một giờ trưa thì cậu hết sốt."53 Người cha nhận ra là vào đúng giờ đó, Đức Giê-su đã nói với mình: "Con ông sống", nên ông và cả nhà đều tin.54 Đó là dấu lạ thứ hai Đức Giê-su đã làm, khi Người từ miền Giu-đê đến miền Ga-li-lê.

 
SUY NIỆM

 
     Tin Mừng cho biết người đến nài xin Chúa Giêsu chữa lành cho đứa con bị bệnh nặng kia là sĩ quan cận vệ của nhà vua. 

Thông tin khá lý thú này khiến chúng ta suy nghĩ nhiều: 

Con của sĩ quan cấp cao chứ chẳng phải dân thường. Trong xã hội phong kiến và bị đô hộ thì giới nhà binh cũng rất quyền hành. Giới này không chỉ được bổng lộc của vua mà còn là lực lượng hùng hậu hỗ trợ cho đế chế Roma. Nói khác là trong nước thì có thầy giỏi, ngoài nước còn có người giỏi hơn có thể nhờ cậy. Thế mà ông không nhờ cậy trong điều kiện dư sức nhờ cậy một thầy thuốc giỏi. Điều này càng đặt thêm nghi vấn, hoặc là con ông bệnh quá nặng, Tin Mừng nói “nó sắp chết”, vậy thì khó chữa chạy với những thầy thuốc giỏi lúc bấy giờ; hoặc ông không tin tưởng các thầy thuốc đó, có nhờ cậy cũng không chữa được, ông đã nghĩ hết cách. Và cơ hội cuối cùng, ông chạy đến van xin Chúa Giêsu. Ở đây, chúng ta mạnh dạn nói rằng ông van xin. Tin Mừng nói ông xin người xuống chữa con ông vì nó sắp chết. Vì đứa con mà ông van xin Chúa Giêsu, hay vì uy danh của Chúa mà ông phải kêu xin Người? Rõ ràng là vì uy danh Chúa. Chúa nói: "Các ông mà không thấy dấu lạ điềm thiêng thì các ông sẽ chẳng tin đâu!" . Ở đây không phải là thấy, ông hẳn chưa thấy nhưng ông nghe, từ nghe sẽ làm cho ông thấy. Ông chứng kiến bằng chính kinh nghiệm của mình chứ không phải là nghe và thấy nữa qua việc đứa con ông lành hẳn, khoẻ hẳn. 

Điều này có ý nghĩa gì với chúng ta hôm nay? Trước hết, Chúa không phải là thầy thuốc, đứng trước một sĩ quan uy quyền, cũng không vì thế mà Người lo sợ. Nhưng Người có thể bất đắc dĩ trở thành thầy thuốc khả tín nhất, khi cần chứng tỏ uy quyền tuyệt đối trước một uy quyền của thế gian. 

Giáo Hội mang trong mình căn tính và cả bản tính Chúa Giêsu. Thế mà nhiều khi Giáo Hội tỏ ra sợ sệt hay quỵ luỵ trước các uy quyền của trần thế. Có khi đánh mất đi căn tính của mình khi dám ve vuốt hay mặc cả với những nhà độc tài và các chế độ phi nhân chỉ vì muốn được hiện diện. Kinh nghiệm lịch sử của Giáo Hội qua dòng thời gian là bài học đắt giá cho chọn lựa theo kiểu đánh đu này. Giáo Hội và Kitô hữu nói chung và cả mang tính riêng biệt khi đánh mất đi bản thể của mình gắn liền với căn tính Chúa Kitô, liệu chúng ta còn có thể làm cho thế giới hôm nay có đủ sức để nghe, thấy và tin chúng ta không? 

Lạy Chúa Giê-su, xin nhìn đến hội thánh Chúa. Xin nhìn đến đức tin của chúng con. Xin ban sức mạnh cho chúng con, để chúng con cản đảm làm chúng cho Chúa. Amen.  

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập69
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm63
  • Hôm nay20,352
  • Tháng hiện tại191,400
  • Tổng lượt truy cập13,475,774
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây