THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Suy Niệm Thứ Bảy Tuần XIII Thường Niên

Thứ sáu - 02/07/2021 20:47
Lạy Chúa, xin giúp chúng con luôn có được một tấm lòng chân thành như thánh nhân, luôn biết tìm hiểu giáo lý để mỗi ngày hiểu biết hơn về Chúa, ngõ hầu dám sống điều mình tin và làm chứng cho niềm tin của mình như thánh nhân. Amen.

SUY NIỆM TIN MỪNG

NGÀY 03/7/2021, THỨ BẢY SAU CN XIII THƯỜNG NIÊN
 

LỄ THÁNH TÔMA TÔNG ĐỒ

Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan (20, 4-29)

24 Ngày kia, một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Điđymô, không ở với các ông khi Đức Giêsu đến.25 Các môn đệ khác nói với ông: "Chúng tôi đã được thấy Chúa!" Ông Tôma đáp: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”.26 Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em”.27 Rồi Người bảo ông Tôma: "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”.28 Ông Tôma thưa Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”29 Đức Giêsu bảo: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”

SUY NIỆM

Thánh Tômalà một trong mười hai tông đồ của Chúa Giêsu. Có lẽ, thánh Tôma được biết đến nhiều nhất bởi sự kiện được ghi lại trong Tin mừng hôm nay. Đó là, khi các tông đồ khác kể lại cho ông biết, họ đã nhìn thấy Chúa Giêsu hiện ra, nhưng ông không tin. Vì vậy, mỗi khi nhắc đến thánh Tôma, chúng ta hay nghĩ rằng, đây là vị tông đồ cứng lòng. Nhưng thực ra, khi nhìn đến toàn bộ những trang Kinh thánh nói về ông, chúng ta sẽ thấy, ông lại thuộc mẫu người chân thành trong cách sống, trong suy nghĩ, hầu tìm ra được cách tốt nhất để đi theo Thầy Giêsu.

Đơn cử, trong chương 10 Tin mừng Gioan kể lại, sau khi Chúa Giêsu nghe tin Lazarô qua đời, và Người quyết định trở lại Giêrusalem để hồi sinh cho anh, thì bị các môn đệ ngăn cản: “Thưa Thầy, mới đây người Do Thái tìm cách ném đá Thầy, mà Thầy lại còn đến đó sao?”. Thế nhưng, Người vẫn cương quyết đi. Chính lúc này, thánh Tôma đã tỏ thái độ ủng hộ Chúa Giêsu: “cả chúng ta nữa, chúng ta cùng đi để cùng chết với Thầy”. Điều này cho thấy, thánh nhân là một mẫu người không chấp nhận một kiểu định kiến, không chấp nhận điều gì mà không thử sức mình.

Tiếp theo là sự kiện diễn ra ở chương 14 Tin mừng Gioan, sau khi Chúa Giêsu loan báo cuộc ra đi của Người, và Người khẳng định: “Thầy đi đâu, anh em biết đường rồi”. Tôma đã mạnh dạn hỏi Chúa Giêsu thay cho anh em: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao biết được đường?”. Nhờ câu hỏi này, các môn đệ và cả chúng ta hôm nay nữa đã được nghe một câu khẳng định thật mạnh mẽ của Chúa Giêsu: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy”.

Trong Tin mừng hôm nay cũng vậy, vì Tôma không tin lời chứng của các tông đồ, nên khi hiện ra lần nữa (tám ngày sau), sau lời chúc bình an, Đức Giêsu đã gọi chính tên Tôma và nói: “Hãy xỏ ngón tay vào đây và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”. Rõ ràng, Đức Giêsu phục sinh hiện ra lần này như thể cho chỉ một mình Tôma, và mời ông làm những điều mà ông đã đòi hỏi.

Chúng ta không rõ Tôma có dám làm những điều ông muốn xác minh hay không; nhưng chắc một điều, chính thái độ bao dung và yêu thương của Thầy dành cho ông đã chinh phục tâm hồn ông. Cả con người ông thổn thức, xúc động và môi ông mấp máy rồi bật lên: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!”, một lời tuyên xưng đức tin cao độ nhất, chân xác nhất và sống động nhất của Tin mừng.

Ở đây có sự tiến triển vượt bậc về cách nhận biết Đức Giêsu của Tôma. Từ chỗ không tin Đức Giêsu đã sống lại thật, ông đã đi đến chỗ tin nhận Đức Giêsu là “Chúa” và là “Thiên Chúa” - một cách hiểu hoàn toàn mới mẻ đối với ngay cả các tông đồ. Đến như Phêrô cũng chỉ tuyên xưng: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, trong khi Tôma lại tuyên xưng Đức Giêsu là “Chúa” và là “Thiên Chúa”.

Niềm tin vào Chúa Phục Sinh đã giúp ông biến đổi cuộc đời. Từ việc ông đòi hỏi phải được nhìn thấy bằng mắt, phải sờ được bằng đôi tay, thì giờ đây, bằng đôi mắt của đức tin và sự cảm nghiệm thiêng liêng, ông đã trở nên một tông đồ nhiệt thành cho Chúa.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con luôn có được một tấm lòng chân thành như thánh nhân, luôn biết tìm hiểu giáo lý để mỗi ngày hiểu biết hơn về Chúa, ngõ hầu dám sống điều mình tin và làm chứng cho niềm tin của mình như thánh nhân. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay11,767
  • Tháng hiện tại160,152
  • Tổng lượt truy cập13,444,526
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây