THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Suy Niệm Thứ Bảy Tuần IV Mùa Chay B

Thứ sáu - 16/03/2018 18:16
Tin Mừng Ga 7: 40-53: Ngày hôm nay, Chúa Giêsu không hiện diện thể lý trong tư cách là con người làm người ta kinh ngạc nữa. Tuy nhiên Giáo huấn của Người vẫn còn đó...
Suy Niệm Thứ Bảy Tuần IV Mùa Chay B
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an (Ga 7: 40-53)

Khi ấy, sau khi nghe Chúa Giêsu giảng, có nhiều người trong đám dân chúng nói rằng: “Ông nầy thật là tiên tri”. Kẻ khác nói: “Ông này thật là Đấng Kitô”. Người khác nữa lại nói: “Đấng Kitô xuất thân từ Galilêa sao? Nào Kinh Thánh chẳng nói: “Đấng Kitô xuất thân bởi dòng dõi Đavid, và từ làng Bêlem, quê hương của Đavid?” Vì thế,  dân chúng bất đồng ý kiến nhau về Người. Trong số đó, có một ít kẻ định bắt Người, nhưng không ai dám ra tay bắt Người. Vậy khi những người thừa hành đến với thượng-tế và biệt phái, các ông nầy hỏi họ rằng: “Tại sao các ngươi phong điệu nó tới?” Các người thừa hành thưa rằng: “chẳng hề có ai nói như người ấy”. Các người biệt phái trả lời rằng: “Chớ thì các ngươi cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong các vị thủ lãnh và các người biệt phái, có ai tin người ấy đâu? Chỉ có lũ khốn nạn đó nó không biết gì Lề Luật”. Nicôđêmô là người đã tới gặp Chúa Giêsu ban đêm, Cũng là người trong nhóm họ, nói với họ rằng: “Chớ thì luật của chúng ta có lên án cho ai mà không nghe họ, hoặc không biết rõ họ làm gì không?” Nhưng họ trả lời rằng: “Hay ông cũng là người Galilêa? Hãy đọc kỹ Kinh Thánh, ông sẽ thấy rằng không có tiên tri nào xuất phát từ Galilêa”. Sau đó ai về nhà nấy.

SUY NIỆM

      Hôm nay chúng ta lại được chứng kiến một cuộc tranh luận của những người Do Thái về nguồn gốc của Chúa Giêsu: có người cho rằng Chúa Giêsu là một vị ngôn sứ, tức là một người được Thiên Chúa tác tộng một cách đặc biệt để nói cho người khác biết ý định của Thiên Chúa; rồi có người cho rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, tức là Đấng mà họ đang mong đợi. Quả thật, đối với những người Do Thái, thì Chúa Giêsu vẫn là một mầu nhiệm, họ không thể nào hiểu được về Chúa Giêsu. Nhưng chính thái độ tự phụ, kêu căng mà họ đã không nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, Đấng đến với họ và giải thoát họ khỏi tội lỗi. 

     Đó là đối với người Do Thái, còn đối với mỗi người chúng ta thì sao? Giờ này thì Chúa Giêsu là ai đối với mình? Niềm tin của chúng ta vào Người như thế nào? Chúng ta có luôn tin vào Chúa Giêsu là Đấng cứu độ chúng ta hay không?

     Chúng ta cùng nhau xin cho mỗi người cho dù có gặp những thử thách, những khó khăn trong đời sống vẫn luôn vững tin vào Chúa, bởi vì chỉ có lời Chúa mới đem lại cho chúng ta sự bình an. 

     Ước gì mỗi người chúng ta luôn sống đúng hơn bản chất đích thực của người Kitô hữu, nghĩa là người Kitô hữu không chỉ mang danh hiệu Kitô, lời tuyên xưng của chúng ta không chỉ đọng lại trên môi miệng, mà phải là cuộc sống với những việc làm cụ thể trong cố gắng không ngừng của sự từ bỏ, của sự quảng đại, của lòng yêu thương và tinh thần phó thác. Để nhờ đó, mà chúng ta có được một cuộc sống kết hiệp với Chúa hơn. Amen.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập133
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm128
  • Hôm nay20,882
  • Tháng hiện tại264,185
  • Tổng lượt truy cập13,548,559
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây