THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Suy Niệm Thứ Bảy Tuần Bát Nhật Phục Sinh C

Thứ sáu - 26/04/2019 19:00
Tin mừng Mc 16: 9-15 Niềm tin vào Ðấng Phục Sinh luôn đòi hỏi các môn đệ phải làm một bước nhảy vọt để từ một người xa lạ, nhận ra dung mạo của Thầy mình.
Suy Niệm Thứ Bảy Tuần Bát Nhật Phục Sinh C
SUY NIỆM HẰNG NGÀY

THỨ BẢY TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH


HÃY ĐI LOAN BÁO TIN MỪNG

Mc 16: 9 – 15



 
 Tin Mừng hôm nay tóm tắt các lần hiện ra chính của Chúa Giêsu sau khi ngài sống lại:

          - Hiện ra cho bà Maria Mađalêna.

          - Hiện ra cho hai môn đệ trên đường emmaus.

          - Hiện ra cho 11 tông đồ.Từ đoạn này cho đến hết tin mừng (cc 9-20) không phải là do chính mc viết như lời kết thúc phúc âm của ngài, nhưng là do một người khác viết (cũng được linh hướng) để thay thế cho kết luận vốn là của mc nhưng đã bị biến mất.

          Thánh Marcô nhấn mạnh đến sự cứng lòng tin của các môn đệ để làm nổi bật chứng từ của Chúa Giêsu hiện ra và mệnh lệnh phải ra đi làm chứng cho Ðấng Phục Sinh. Chúa Giêsu Phục Sinh vẫn mãi mãi là một, nhưng khi hiện ra, Ngài luôn đến với hình dạng của một người xa lạ. Với bà Maria Madalena, Ngài hiện ra như một người làm vườn; với hai môn đệ đi về làng Emmaus, Ngài đồng hành như một lữ khách xa lạ; với các môn đệ chài lưới, Ngài xuất hiện như một người mà họ cũng không nhận ra ngay tức khắc.

          Niềm tin vào Ðấng Phục Sinh luôn đòi hỏi các môn đệ phải làm một bước nhảy vọt để từ một người xa lạ, nhận ra dung mạo của Thầy mình. Từ hai ngàn năm qua, chứng từ về Ðấng Phục Sinh cũng luôn diễn ra như thế, từ cuộc sống của cộng đồng tín hữu tiên khởi, qua cái chết của các vị tông đồ đến cuộc tử đạo, của không biết bao nhiêu các tín hữu ở mọi thời đại, cuộc sống tin cậy mến ở mọi nơi là một chứng từ sống động và liên lỉ về Ðấng Phục Sinh.

           Điều này cho chúng ta thấy ánh sáng của Chúa Kitô Phục Sinh đến với chúng ta tùy theo mỗi thời điểm và mỗi khung cảnh của cuộc sống. Ánh sáng của Ngài buộc chúng ta phải biết cố gắng tìm kiếm để được nhận lãnh. Ánh sáng của Ngài vẫn dọi chiếu, nhưng theo một góc độ nào đó buộc chúng ta phải nỗ lực tìm kiếm nhiều hơn.

           Các tông đồ đã không tin rằng Chúa đã sống lại do lời kể của Maria Mađalêna, hay của hai môn đệ trên đường Emmaus. Chỉ mãi đến khi Chúa Giêsu trực tiếp hiện ra với các tông đồ, các ông mới tin. Chúng ta có thể trách các tông đồ cứng lòng tin. Nhưng chúng ta cũng ta cũng có thể khẳng định rằng các ông không phải là những người cả tin.Chính vì thế mà khi đã xác tín niềm tin của mình, các tông đồ đã mạnh dạn tuyên xưng và làm chứng rằng Chúa Giêsu đã phục sinh, đến độ sẵn sàng đón nhận cái chết để minh chứng niềm tin đó.

          Niềm tin vào Ðấng Phục Sinh và chứng từ về Ngài luôn được diễn tả bằng một cách sống mới trong cộng đồng. Sách Tông Ðồ Công Vụ ghi lại một bức tranh vô cùng sống động về cuộc sống mới trong Ðấng Phục Sinh ấy. Sự bình an được Ðấng ban tặng đã tạo ra một cộng đồng hòa giải, nghĩa là một nhóm tín hữu sống trong hài hòa hiệp nhất và chia sẻ của cải cho nhau. Nét nổi bật của cộng đồng này không hẳn là nghèo khó, bởi vì trong đó, không ai phải thiếu thốn điều gì, mà chính là tình yêu thương của mọi người. Của cải vật chất, thay vì là đối tượng của sự chiếm hữu ích kỷ và do đó là nguyên nhân của tranh chấp chia rẽ, đã trở thành bí tích của tình bạn và huynh đệ.

          Có thể nói rằng mối Phúc Thật mà Chúa Giêsu tuyên bố khi hiện ra với thánh Tomas "Phúc cho những ai không thấy mà tin" không loại trừ đòi hỏi phải được thấy một cách cụ thể chứng từ về Ðấng Phục Sinh trong Giáo Hội, và chứng từ ấy thiết yếu là chứng từ về tình yêu huynh đệ.

          Tình yêu huynh đệ là cuộc sống bác ái trong và từ Giáo Hội, là dấu chỉ rõ ràng và có tính thuyết phục nhất về dung mạo và sự hiện diện của Ðấng Phục Sinh. Trong những lần hiện ra của Ngài, cử chỉ của Ngài đã thể hiện với hai người môn đệ đi về làng Emmaus mang một ý nghĩa đặc biệt, Ngài chỉ được nhận diện khi cầm lấy bánh bẻ ra và trao cho hai ông. Phải chăng nét nổi bật nhất trong dung mạo của Chúa Giêsu không là cử chỉ cầm lấy bánh, bẻ ra và trao ban sao?

          Giáo Hội là thân thể mầu nhiệm của Ðấng Phục Sinh, Ngài chỉ thực sự được nhận diện trong thân thể ấy qua cử chỉ trao ban mà thôi. Chính vì thế mà trọng tâm và cao điểm của Giáo Hội chính là cử hành Thánh Thể. Giáo Hội lập lại cử chỉ trao ban của Chúa Giêsu, nhưng cử chỉ ấy sẽ không diễn tả trọn vẹn dung mạo của Ðấng Phục Sinh, nếu nó không được nối dài và diễn tả cùng cuộc sống trao ban cụ thể của Giáo Hội và của các tín hữu Kitô. Cuộc đời của người tín hữu Kitô phải là một thánh lễ nối dài để mãi mãi mô tả dung mạo của Ðấng Phục Sinh.

          Chúa đã chiến thắng tử thần, đã phá đổ vương quốc satan. Nhưng tử thần vẫn là mối lo sợ chung và riêng cho nhiều người, nhiều người sợ không dám công khai theo Chúa, đàng khác satan vẫn tìm cách phá hoại đức tin của những người còn non yếu.

          Sau khi phục sinh, mỗi khi hiện ra với các môn đệ, Chúa Giê-su đều sai họ đi loan báo Tin Mừng sống lại: trước hết, với chị Maria Mácđala, Chúa bảo chị “đi báo tin cho những kẻ từng sống với Người” (c.10); với hai môn đệ làng Emmau, Ngài sai họ “trở về báo tin cho các ông khác” (c.12); sau cùng, Ngài truyền lệnh cho Nhóm Mười Một “đi khắp tứ phương thiên hạ.” 

          
          Chúa truyền lệnh cho các môn đệ nói chung và nói riêng cho các tông đồ ra đi, để sự hiện diện của các Ngài giúp các tân tòng phát triển niềm tin Chúa đã vạch đường mở lối và trang bị cho các tông đồ khả năng quy tụ tín hữu lại thành từng đơn vị có trật tự gọi là các giáo đoàn, đồng thời các Ngài cũng ngăn chặn kịp thời các mưu mô Satan tung ra để chộp bắt từng người.

          Sứ điệp mà Chúa Giêsu muốn các môn đệ loan báo chính là Tin Mừng, là niềm vui được chứng kiến Ngài sống lại. Nếu cái chết của Ngài gây cho họ sự buồn phiền, thất vọng, thì sự sống lại của Ngài chẳng những có sức mạnh phá tan nỗi buồn, mà còn truyền vào lòng họ niềm xác tín mạnh mẽ vào quyền năng cứu độ của Đấng Phục Sinh – bởi với Ngài, không có gì là không làm được.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập100
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm88
  • Hôm nay7,783
  • Tháng hiện tại202,984
  • Tổng lượt truy cập13,218,237
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây