THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Chúa Nhật XVI Thường Niên A

Thứ bảy - 18/07/2020 18:00
Mt 13: 24-43: Trong cuộc sống của chúng ta, cỏ lùng luôn mọc chung với lúa tốt, bóng tối luôn chen lẫn với ánh sáng, cái ác luôn sống chung với cái thiện. Thiên Chúa cũng không cho phép nhổ cỏ lùng ngay vì sợ hại đến lúa.
Chúa Nhật XVI Thường Niên A

SUY NIỆM TIN MỪNG 

CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN A

CỨ ĐỂ CẢ HAI CÙNG LỚN LÊN



Mt 13:24-33

Cánh đồng được gieo những hạt lúa tốt, nhưng ban đêm kẻ thù gieo cỏ lùng vào, thế là trong ruộng có cả lúa lẫn cỏ lùng. Điều đó nói lên rằng trong cuộc sống chúng ta, cả người tốt lẫn người xấu đều sống chung trên một mảnh đất.

Nhìn lại cuộc sống, chắc hẳn nhiều lần chúng ta đã thầm trách Thiên Chúa tại sao Chúa cứ để sự ác hòanh hành như vậy. Và thường khi chúng ta lại thấy kẻ ác xem ra lại được ưu đãi hơn người lành. Đó là một sự kiện chúng ta thường thấy xảy ra trong cuộc sống.

Thiên Chúa để cho cỏ lùng và lúa cùng lớn lên, không phải Thiên Chúa dung túng cho sự ác, nhưng để nói lên rằng Thiên Chúa có thời gian của Thiên Chúa và thế gian có thời gian của thế gian. Thiên Chúa có chương trình của Thiên Chúa và Thiên Chúa cho phép ma quỉ thực hiện công việc của ma quỉ, nên Thiên Chúa phải chờ đợi, chờ đợi cho tới mùa gặt. Chính vì thế trong cuộc sống của chúng ta, cỏ lùng luôn mọc chung với lúa tốt, bóng tối luôn chen lẫn với ánh sáng, cái ác luôn sống chung với cái thiện. Thiên Chúa cũng không cho phép nhổ cỏ lùng ngay vì sợ hại đến lúa. Khi nhổ cỏ làm tung cả gốc lúa. Hơn nữa sợ nhổ lộn. 

Phân biệt cỏ lùng và cây lúa đã khó, phân biệt kẻ xấu người tốt còn khó hơn nữa. Có những người bề ngòai xem ra đạo đức thánh thiện, nhưng cũng như cỏ lùng, nó đang âm thầm từng ngày hút hết phân bón của cây lúa. Nhưng cũng có những người bề ngòai xem ra bê bối tội lỗi, nhưng đó lại là những cây lúa chính hiệu. Biết đâu trong đó lại có chúng ta. Chúng ta là những cây lúa, nhưng phải sống chung với những cỏ lùng lâu ngày, bị ảnh hưởng nặng nề của ma quỉ nên có một giây phút nào đó đã giống như cỏ lùng. Thiên Chúa không phạt ngay vì để chúng ta có thời gian sám hối. Nên thực tế nhìn vào đồng ruộng, chúng ta thấy: 

Những cây xem ra là lúa tốt nhưng thực sự lại là cỏ lùng

Những cây xem ra là cỏ lùng nhưng lại là lúa tốt.

Cuộc đời cứ hư hư ảo ảo nên tốt hơn là đừng can thiệp quá sớm, kẻo làm chết đi những gì đang sống. Với cái nhìn như thế chúng ta sẽ bình tĩnh hơn để chấp nhận cuộc đời như Thiên Chúa đã chấp nhận, để giờ đây, chúng ta học nơi Thiên Chúa lòng trắc ẩn và thương xót đối với tội nhân. 

Rồi ta học nơi Chúa sự nhẫn nại, một sự nhẫn nại không biết mệt mỏi: "cứ để cả hai cùng lớn lên cho đến mùa gặt". Cứ để cả hai cùng lớn lên cho đến mùa gặt. Cứ để lúa và cỏ lùng cùng lớn lên cho đến mùa gặt. Cứ để người tốt và kẻ xấu cùng lớn lên cho đến mùa gặt. Vì :

- Có sự lành để ta biết và yêu mến sự tốt lành của Chúa, có sự dữ để thanh luyện người lành.

- Có sự lành để ta được hưởng niềm vui ngọt ngào của Chúa, có sự dữ để ta phấn đấu vượt qua, chứng minh lòng thành của ta với Thiên Chúa.

- Có thuận lợi để ta tiến bước trên con đường thánh thiện, có khó khăn để ta rèn luyện các nhân đức.

Hãy để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Còn giờ đây hãy kiên nhẫn và mong muốn những điều tốt lành cho tha nhân như câu chuyện sau đây: Thượng Đế ra lệnh cho một vị thần đến gặp một người đạo đức nọ muốn gì và bảo anh sẽ có bất kỳ thứ gì mà anh ta khao khát. Nhận được tin tốt lành, anh ta trả lời: “ồ, nhưng tôi đã rất hạnh phúc rồi. Tôi đã có tất cả những gì tôi muốn”. 

Vị thần giải thích rằng Thượng Đế muốn tặng anh một món quà, thì tốt hơn cả là hãy chấp nhận. 

Người đàn ông tốt bụng này liền trả lời: “nếu quả là vậy, xin Thượng Đế phù hộ cho tất cả những ai đến với tôi đều được hạnh phúc” 

Kể từ đó, mỗi khi người đạo đức này xuất hiện ở đâu, cây khô héo trở thành tươi tốt, những con vật đau ốm trở nên khoẻ mạnh, những con người bệnh tật được chữa lành, 

những người bất hạnh trút bỏ được mọi gánh nặng, những ai đang mải đấu tranh tìm thấy an bình, và những ai gặp khó khăn đều tìm được lối thoát. 

Người đạo đức tốt bụng phấn khởi ra đi khắp thế giới và mang hạnh phúc đến cho muôn người. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập112
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm102
  • Hôm nay16,577
  • Tháng hiện tại214,538
  • Tổng lượt truy cập13,229,791
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây