THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Chúa Nhật XXVII Thường Niên C

Thứ bảy - 05/10/2019 18:00
Tin Mừng Lc 1: 26-38 Suốt dòng lịch sử Giáo Hội, đặc biệt nơi Fatima năm 1917, Đức Mẹ cho chúng ta thấy giá trị của kinh Mân Côi. Đức Mẹ đã nhắn nhủ “hãy siêng năng lần hạt Mân Côi”. Bởi kinh Mân Côi là vũ khí tốt để chống lại ma quỷ.
Chúa Nhật XXVII Thường Niên C

SUY NIỆM CHÚA NHẬT

CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN C

MỪNG TRỌNG THỂ LỄ MẸ MÂN CÔI

 

 



Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca (1: 26-38)

26 Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà”.29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.30 Sứ thần liền nói: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa.31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su.32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận”.34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!"35 Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng.37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”.38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

Suy niệm

Hôm nay, Giáo Hội mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi. Lễ này ban đầu có tên là “Đức Mẹ Toàn Thắng” để tưởng nhớ biến cố Đức Mẹ chuyển cầu cho quân Kitô giáo chiến thắng trước quân Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ trên vịnh Lepan ngày 07/10/1571. Tuy nhiên, mừng lễ Đức Mẹ hôm nay, Giáo Hội không chỉ nhắc nhớ biến cố lịch sử ấy mà còn mời gọi chúng ta khám phá vị trí của Mẹ Maria trong lịch sử cứu độ của Thiên Chúa và giá trị kinh Mân Côi mà Đức Mẹ gởi trao. 

Trước hết, Đức Mẹ có một vị trí quan trọng trong lịch sử cứu độ đến nỗi người ta đã từng gắn cho Mẹ “đồng công cứu chuộc” để cho thấy giá trị của Mẹ. Quả thực cuộc đời của Mẹ luôn gắn liền với cuộc đời Đức Giêsu: ngay khi sứ thần Gabriel truyền tin Mẹ và nhất là qua lời “xin vâng”, Mẹ đã phó thác cuộc đời mình cho ý định của Thiên Chúa. Qua tiếng xin vâng ấy, kể từ giây phút đó, từ Bêlem giá lạnh lúc mới sinh cho đến việc trốn chạy sang Ai Cập, Mẹ luôn kề bên; từ Ai Cập về Narareth cho đến mọi nẻo đường Đức Giêsu đi rao giảng, Mẹ đều có mặt; và từ sân thượng Caipha trong cuộc thương khó cho đến tận đồi Calve, Mẹ vẫn luôn hiện diện bên con mình. Và tất cả những điều ấy đã dệt nên kinh Mân Côi và làm cho lời kinh này có một giá trị to lớn bởi kinh được xem là bản tóm Tin Mừng. 

Suốt dòng lịch sử Giáo Hội, đặc biệt nơi Fatima năm 1917, Đức Mẹ cho chúng ta thấy giá trị của kinh Mân Côi. Đức Mẹ đã nhắn nhủ “hãy siêng năng lần hạt Mân Côi”. Bởi kinh Mân Côi là vũ khí tốt để chống lại ma quỷ. Nhiều vị Giáo hoàng khuyến khích gia đình siêng năng lần chuỗi để giữ gia đình được ấm êm hạnh phúc. Ngoài ra, kinh Mân Côi là công cụ đơn sơ mà hữu hiệu để cầu nguyện. Ai ai cũng đọc được: người tri thức hay thất học, khỏe mạnh hay đau bệnh, già trẻ, sang hèn đều có thể. Hơn nữa Đức Maria đã hứa cứu giúp cho những ai lần chuỗi Mân Côi. 

Trong bối cảnh nhiều gia đình đang gặp những khó khăn, khủng hoảng như hiện nay, tôi có siêng năng đọc kinh Mân Côi? Gia đình chúng ta có cùng nhau lần chuỗi Mân Côi để xin Đức Mẹ gìn giữ gia đình chúng ta? 

Lạy Chúa, ước gì mỗi người, mỗi gia đình chúng con, đặc biệt trong tháng 10 này, chúng con biết dành thời gian mỗi tối đọc kinh lần chuỗi với nhau để xin Mẹ che chở và cầu bầu cùng Chúa gìn giữ gia đình chúng con. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập37
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm32
  • Hôm nay7,919
  • Tháng hiện tại229,013
  • Tổng lượt truy cập13,513,387
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây