THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi C

Thứ bảy - 15/06/2019 18:00
Tin Mừng Ga 16: 12-15 Trong ngày lễ Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha-Con và Thánh Thần, chúng ta dừng lại để suy niệm những lời Chúa Giêsu nói
undefined
undefined
SUY NIỆM CHÚA NHẬT


LỄ CHÚA BA NGÔI - NĂM C

NGÀY 16/06/2019
 


 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 16: 12-15)

12 Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi.13 Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến.14 Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.15 Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.

SUY NIỆM

 
Mùa Phục Sinh đã kết thúc với Chúa Nhật lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Phụng vụ hôm nay quay về “Mùa Thường niên”.

Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi cực thánh hôm nay, một cách nào đó, tóm tắt sự mặc khải của Thiên Chúa trong mầu nhiệm phục sinh. Đức Kitô chết và sống lại, Người về trời ngự bên hữu Chúa Cha và đổ tràn Thánh Thần. Dù tâm trí và ngôn ngữ con người không thể cắt nghĩa mối tương giao hiện có giữa Cha, Con và Thánh Thần. Thế nhưng, các Giáo phụ đã tìm cách minh họa mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi bằng việc sống đức tin vào Thiên Chúa cách kiên vững với lương tâm ngay thẳng.

Thực thế, Chúa Ba Ngôi đến với chúng ta ngày chúng ta được rửa tội, linh mục nói: “Ta rửa con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Để rồi mỗi lần chúng ta làm dấu thánh giá trên mình, chúng ta nhắc lại danh Thiên Chúa Ba Ngôi, mà qua đó, chúng ta được rửa tội. “Chúng ta làm dấu thánh giá trước khi đọc kinh, để đặt trí tưởng tượng, tâm hồn và ý chí của chúng ta vào trọng tâm là Thiên Chúa. Còn dấu thánh giá sau khi đọc kinh là để những gì Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta có thể ở lại trong tâm hồn. Dấu thánh giá ôm trọn con người ta cả hồn và xác. Tất cả đều được thánh hiến cho danh Chúa Ba Ngôi”. (lo spirito della liturgia. I santi segni, Brescia 2000, 125-126).

Như vậy, chúng ta tìm thấy trong lời của nghi thức rửa tội và trong dấu thánh giá lời loan báo làm nảy sinh đức tin và cảm hứng để cầu nguyện. Như lời kinh nguyện của thánh Hilariô de Poitiers: “Xin hãy giữ đức tin con được ngay thẳng, và xin cũng hãy ban cho con, cho đến hơi thở cuối cùng, tiếng nói lương tâm, để con luôn sống trung thành với điều con đã tuyên hứa trong ngày được tái sinh, khi con được rửa tội trong Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần” (Về CHúa Ba Ngôi, XII, 57, CCL 62/A, 627).


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập129
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm125
  • Hôm nay15,267
  • Tháng hiện tại248,794
  • Tổng lượt truy cập13,533,168
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây