THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thiên Chúa đang cứu độ con người

Thứ hai - 06/04/2020 21:42
Để giúp chiêm ngắm màu nhiệm nhập thể thánh I–nhã mời chúng ta hình dung Ba Ngôi Thiên Chúa nhìn xuống trái đất bao la với muôn vàn con người.
Thiên Chúa đang cứu độ con người

Để giúp chiêm ngắm màu nhiệm nhập thể thánh I–nhã mời chúng ta hình dung Ba Ngôi Thiên Chúa nhìn xuống trái đất bao la với muôn vàn con người[1]. Họ đang đau khổ lầm than. Nào là thiên tai chiến tranh, bệnh tật chết chóc, nào là cảnh nghèo đói lầm than. Trước tình cảnh bi thương đó, Ba Ngôi bàn thảo với nhau để tìm cách cứu độ con người, loài thụ tạo mà Thiên Chúa đã nắn nót làm nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Vì tội lỗi, nên con người đang phải chịu cảnh đọa đày như thế.

Ba Ngôi Thiên Chúa quyết định cử Ngôi Hai xuống thế làm người. Vậy là Đức Giêsu được sinh ra trong một gia đình. Sau ba năm rong ruổi trên mọi nẻo đường đễ rao giảng Nước Thiên Chúa, Đức Giêsu phải lên Giêrusalem để đối diện với cái chết. Ba Ngôi đã dùng phương cách ấy để cứu lấy con người đang lầm than, chết chóc.

3. Những con đường vắng vẻ

Nếu nhìn vào các con số nạn nhân và nhiễm bệnh Corona, thật khó tin vào mắt mình! Link tại đây! Con số ấy tăng lên từng giờ. Những con số ấy nói lên điều gì?

– Mỗi con số là một mạng người. Họ có gia đình, người thân và bạn bè. Khi một con số tử vong tăng lên trong bảng thống kê, là một con người đã chết. Số người nhiễm tăng lên, nghĩa là gánh nặng thêm cho bệnh viện.

– Con số ấy còn cho thấy các ý bác sĩ phải vất vả hơn. Bên cạnh đó là cả ngành y tế phải vào cuộc cực liệt hơn.

– Không chỉ ngành y tế, mọi ban ngành, tổ chức, thậm chí cả quân đội cũng đang vào cuộc để phòng chống dịch.

– Con số ấy báo động cho nhiều nước phải triển khai nhiều biện pháp cực mạnh. Khi đó dĩ nhiên nó ảnh hưởng đến toàn dân. Thật dễ để thấy nó đang ảnh hưởng đến bạn và đến tôi.

Danh sách trên đây còn kéo dài vô tận. Từ người làm ăn kinh tế đến những ai bán vé số; từ tầng lớp thượng lưu cho tới tầng lớp cùng đinh của xã hội; từ Giáo Hội Công Giáo cho tới các tôn giáo khác, v.v. tất cả đều bị ảnh hưởng. Nói thế để thấy điều gì đang diễn ra trong cuộc sống quanh ta. Đó không phải là cuộc chiến súng đạn, nhưng toàn thế giới phải vật lộn với con virus Covid–19. cuộc sống bị đảo lộn. Nhiều người đang rơi vào chỗ tuyệt vọng.

Chắc không cần trưng dẫn thêm quá nhiều thông tin u ám mà chúng ta đang phải chịu. Cứ nhìn ra đường, nơi các thành phố lớn: đường vắng thưa người, cửa hàng đóng cửa. Lệnh phong tỏa đã khiến chúng ta cảm thấy được mức độ nguy hiểm của con virus này.

2. Một người chết thay cho toàn dân

 Chắc Đức Giêsu không phải chết một lần nữa, về mặt thể lý, để cứu những người đang nhiễm bệnh. Thế nhưng vào tuần này năm xưa, Đức Giêsu đã chết một lần cho toàn dân. Đó là tuyên bố còn nằm trong văn bản của Thượng Hội Đồng Do Thái năm xưa: “Một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt.” (Ga 11,50). Bằng cách nào?

Bạn nghĩ sao khi thánh Bê–na–đô ở Clairvaux (1091–1153), chia sẻ rằng: “Khi bàn tay Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá, Người đã đóng đinh cả tội lỗi ta vào thập giá nữa.” Hoặc thánh Ky–rin–lô ở Giêrusalem nói cách khác: “Thiên Chúa đã giang tay trên thập giá để ôm lấy hết giới hạn của thế giới.” Đó không phải là những từ hoa mỹ, nhưng là sự thật mà Thiên Chúa chúng ta đã thực hiện trong Cuộc Thương khó!  

Trong Tuần Thánh, binh lính đền thờ đã thừa hành nhiệm vụ truy bắt Đức Giêsu. Họ đã trói được Đức Giêsu trong vườn cây Dầu. Vậy là Đức Giêsu vâng lời Thiên Chúa Cha để uống  “chén đắng”. Mục đích là để cứu độ nhân loại, vì điều này và “giờ này” mà Đức Giêsu đã xuống thế gian. Ngài sẽ chết thay cho nhân loại bằng con đường thập giá.   

Trong Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu chia sẻ đến tận cùng số phận của những kẻ bị hư mất (x 2Cr 5,2; Gl 3,13). Chỉ một mình Đức Giêsu mới có thể gánh tội cho toàn nhân loại bằng giá máu của Ngài. Đức Giêsu không dâng gì khác hơn là chình thân mình Ngài. Thập Giá cũng chính là Ngày Xá Tội mang chiều kích vũ trụ, là Lễ Đền Tội đích thực và chung cuộc. Không còn phụng tự nào khác và cũng không còn vị Tư Tế nào khác ngoài Đấng đã hoàn tất Lễ Tế đó: Đức Giêsu Kitô[2].

Điều ấy chúng ta vẫn đang tin và cảm ơn Đức Giêsu vì ngài đã chết để chuộc tội cho nhân loại. Đó là phần thưởng nhân loại nhận được từ Đức Giêsu chịu khổ đau. Hoặc nói như bài giảng của ĐGH Phanxicô tại Nhà nguyện Thánh Marta:

“Chúng ta hãy tập có thói quen ngước nhìn lên Thánh giá; đó là sự thật hơn cả, đó là ánh sáng của ơn cứu độ. Trong Chúa Giêsu, Đấng mang lấy tội lỗi, chúng ta thấy sự thất bại hoàn toàn của Ngài. Ngài không giả vờ chết, không giả vờ đau khổ, cô đơn, bị bỏ rơi … ‘Lạy Cha, sao Cha bỏ con?’”

Đức Thánh Cha kết luận: “Không dễ để hiểu điều này và, nếu chúng ta suy nghĩ, chúng ta sẽ không bao giờ đi đến một kết luận. Chỉ cần suy ngẫm, cầu nguyện và tạ ơn”. (Sáng thứ Ba 31–03–2020).

3. Con tin Chúa ơi!

Hai bức tranh trên đây cho chúng ta thêm tin tưởng và hy vọng trong thời khắc khó khăn này. Đau khổ, bệnh tật thực sự là một mầu nhiệm mà lý lẽ không thể giải thích hợp lý hợp tình. Đau là đau, bệnh có nguy cơ khiến người ta chết! Người đời sẽ ngạc nhiên khi Thiên Chúa của chúng ta không giải thích đau khổ. Ngược lại, Ngài đi vào đau khổ và cái chết để biến đổi từ bên trong, cho nó một ý nghĩa mới, làm bằng chứng tình yêu với nhân loại. Nhờ đó, người tín hữu có lý do để bám vào Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh.

Đây là lúc để chúng ta thốt lên cùng với Đức Giêsu: con tin Chúa ơi. Đức Giêsu tin vào Chúa Cha, chúng ta tin vào Thiên Chúa. Trong tình con thảo, chúng ta tin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót sẽ cứu nhân loại trong lúc tang thương này. Chính trong đêm tối cuộc đời, người ta cần chạy đến với Đức Giêsu, một Giêsu cũng đang đối diện với án tử hình.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con nhận biết sự khôn ngoan của thập giá. Bởi trong đại dịch lần này, tuy chịu nhiều đau thương mất mát, nhưng chúng con may mắn được thập giá Chúa chở che và cứu độ. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay7,054
  • Tháng hiện tại121,638
  • Tổng lượt truy cập13,136,891
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây